- Việt Giải Trí - https://vietgiaitri.com -

Biển Đông: Trung Quốc đang tự ‘lấy đá ghè chân’

On 28/08/2015 @ 11:25 PM In Thế giới

Lại một lần nữa, các yêu sách lãnh thổ và việc xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông đã chi phối các cuộc thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Kuala Lumpur. Và một lần nữa, Trung Quốc từ chối tất cả những nỗ lực đi đến một hiệp ước đa phương nhằm chấm dứt sự bế tắc kéo dài lâu nay. Trớ trêu thay, lập trường này của Trung Quốc lại đe dọa đến hầu hết các lợi ích của chính họ.

Biển Đông: Trung Quốc đang tự &'lấy đá ghè chân' - Hình 1

Trung Quốc không muốn đàm phán về một hiệp ước như vậy. Đây là lý do giải thích cho việc Trung Quốc nỗ lực gấp đôi để duy trì hài hòa chiến lược ở Biển Đông. Với mục tiêu "tạo ra sự đã rồi", gần đây, Trung Quốc đã tiến hành nạo vét và cải tạo một số rạn san hô và bãi cát ngầm thuộc quần đảo Trường Sa. Ngoài ra, nước này còn triển khai các tàu cùng máy bay quân sự và bán quân sự đến khu vực, khiến tự do hàng hải ở khu vực bị đe dọa.

Sự phản đối của Mỹ trước các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông không chỉ đơn thuần thể hiện qua các phát biểu. Mỹ nêu rõ, nước này dự định sẽ tiếp tục tuần tra quân sự cả ở trên biển và trên không, ở các vùng biển và không phận Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Mỹ cũng thảo luận về kế hoạch hợp tác quân sự đa phương với Nhật Bản, Australia nhằm kiềm chế Trung Quốc. Mặc dù Mỹ không hỗ trợ một cách rõ ràng Philippines trong vụ kiện nhưng Mỹ kêu gọi Liên Hợp Quốc tuyên bố, những yêu sách của Trung Quốc là bất hợp pháp theo Công ước Luật Biển của LHQ. Như vậy, Philippines đã nhận được sự ủng hộ ngầm của các đồng minh.

Tất nhiên, chính lợi ích của Mỹ, Nhật Bản và các nước Đông Á và Tây Thái Bình Dương khác đã khiến tuyến đường biển trở thành khu vực mở và hòa bình. Một khi Biển Đông xảy ra bất ổn, điều này sẽ khiến tuyến đường vận chuyển với chi phí thấp các hàng hóa, nguyên vật liệu có ý nghĩa sống còn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu gặp trở ngại lớn. Không những vậy, việc vận chuyển dầu mỏ và khí đốt tự nhiên từ Vịnh Ba Tư đến các thị trường châu Á chắc chắn sẽ bị gián đoạn nghiêm trọng.

Tuy vậy, Trung Quốc - quốc gia đang đi những nước cờ thiếu thận trọng - lại là nước phụ thuộc vào tuyến đường biển này nhiều hơn bất cứ nước nào. Thực vậy, các nước khác có thể sử dụng các tuyến đường biển thay thế nằm ở xung quanh sườn phía nam của Indonesia - đặc biệt là Lombok, Sape hoặc eo biển Ombai, tiếp đến là eo biển Makassar và Biển Philippines.

Những tuyến đường thay thế đó sẽ dài hơn và không đặt ra nhiều khó khăn. Và chúng sẽ không bắt buộc các tàu phải đi qua một trong những nút giao thông nhộn nhịp nhất thế giới, eo biển Malacca, nơi ẩn chứa nhiều rủi ro như mắc cạn và cướp biển. Trong bối cảnh đó, ngoài các lợi ích an ninh hiển nhiên của một Biển Đông hòa bình, việc mở cửa những tuyến đường biển sẽ đem lại lợi ích chiến lược quan trọng đối với Mỹ, Nhật Bản hay bất cứ cường quốc nào ngoài khu vực nào.

Mỹ, Nhật Bản nên nắm bắt sự khác biệt này và xem đây là cơ hội này để xử lý một Trung Quốc "ngang ngược" ở Biển Đông. Để giảm nhẹ hậu quả các thảm họa thiên nhiên, chống khủng bố và thực hiện nhiều hoạt động hợp tác an ninh phi truyền thống, Mỹ và Nhật Bản có thể thường xuyên điều động đội tàu nhỏ và thỉnh thoảng triển khai các tàu lớn như tàu sân bay, tàu tấn công đổ bộ đến Biển Đông. Hoạt động trên sẽ được phối hợp cùng với việc triển khai các tàu ngầm, máy bay tuần tra chống tàu ngầm đến khu vực, nơi Mỹ và Nhật Bản đang đi trước Trung Quốc hàng thập kỷ.Trung Quốc phụ thuộc hoàn toàn vào những tuyến đường biển trên Biển Đông bởi vì mô hình phát triển kinh tế của họ dựa chủ yếu vào các ngành công nghiệp sản xuất hướng đến xuất khẩu cũng như các cảng biển Hồng Kông, Thâm Quyến và Quảng Châu. Trong bối cảnh, hơn 40% GDP của Trung Quốc thu được là từ xuất khẩu, sự gián đoạn của các tuyến đường biển có thể bóp nghẹt nền kinh tế của nước này.

Biển Đông: Trung Quốc đang tự &'lấy đá ghè chân' - Hình 2

Tất nhiên, cả Mỹ và Nhật Bản đều không muốn đối đầu với Trung Quốc. Nhưng các nước cần thu hút sự chú ý của Trung Quốc vì một thực tế đơn giản là, thông qua những hoạt động gây mất ổn định ở Biển Đông, Trung Quốc đang tự gây tổn thương cho chính mình. Cả Mỹ và Nhật Bản đều không tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên - như dầu, khí đốt và thủy sản tại vùng biển này. Vì vậy, họ là những ứng viên lý tưởng để thuyết phục Trung Quốc đàm phán về một hiệp định an ninh đa phương.

Trước những căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á đang leo thang và đe dọa đến an ninh các tuyến đường biển, các nước không nên lãng phí thời gian. Vì lợi ích của chính mình, Trung Quốc nên hợp tác với các nước láng giềng để giải quyết những mâu thuẫn về các yêu sách lãnh thổ.

Theo Project Syndicate

Theo giaoduc


Article printed from Việt Giải Trí: https://vietgiaitri.com

URL to article: https://vietgiaitri.com/bien-dong-trung-quoc-dang-tu-lay-da-ghe-chan-20150828i2090990/

Copyright © vietgiaitri.com - All rights reserved.