Biến đổi khí hậu khiến ngày càng có nhiều cơn bão tăng cấp thần tốc hơn
Theo các chuyên gia, những cơn bão tăng cấp thần tốc như Yagi và Francine sẽ phổ biến hơn do tình trạng nóng lên toàn cầu.
Mây đen bao phủ bầu trời khi bão Francine bắt đầu đổ bộ thành phố New Orleans, bang Louisiana, Mỹ ngày 11/9. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Kênh CNN (Mỹ) cho biết tính đến nay, Yagi là cơn bão nhiệt đới mạnh thứ hai thế giới trong năm 2024, chỉ đứng sau bão Đại Tây Dương Beryl, cơn bão cấp 5. Ngày 6/9, khi bão Yagi đổ bộ vào đảo Hải Nam (Trung Quốc), nó đã mạnh hơn gấp đôi kể từ khi rời miền Bắc Philippines hai ngày trước đó. Khi bão số 3 (Yagi) trên đường tiến vào đất liền Việt Nam, nó đã tăng cấp rất nhanh và không theo quy luật.
Trong khi đó, tuy bão Francine đã giảm cường độ sau khi “quần thảo” bang Louisiana (Mỹ) nhưng nó đã bất ngờ tăng cấp lên bão cấp 2. Bão Francine đổ bộ Louisiana ngày 11/9 với sức gió khoảng 160 km/h, gây lũ quét và mất điện ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn người. Thậm chí New Orleans phải hứng chịu lượng mưa lớn tương đương một tháng chỉ trong một ngày.
Ban đầu, các nhà dự báo khí tượng cho rằng Francine sẽ là bão cấp 1. Thay vào đó, cơn bão nhanh chóng tăng cấp lên bão số 2 ngay trước khi đổ bộ đất tiề.n. Nhà khí tượng học Heather Zons tại Weather Channel cho biết: “Francine đã tăng tốc độ thêm 56 km/h chỉ trong một ngày”.
Các nhà khoa học đán.h giá rằng việc các cơn bão tăng cấp thần tốc sẽ phổ biến hơn trong tương lai do khủng hoảng khí hậu. Tỷ lệ tăng cấp của các cơn bão ngày nay cao hơn 30% so với thập niên 90 của thế kỷ trước.
Video đang HOT
Bão Ian từng tăng cấp nhanh chóng và bất ngờ lên bão số 5 ngay trước khi đổ bộ Florida (Mỹ) năm 2022 khiến 149 người thiệ.t mạn.g.
Các nhà khoa học nhận thấy rằng kể từ những năm 1970, số cơn bão tăng cấp lên bão số 4 hoặc số 5 với sức gió trên 210 km/h đã tăng gấp đôi tại Bắc Đại Tây Dương.
Khí nhà kính “giam” nhiệt trong không khí, dẫn đến đại dương tăng nhiệt độ kỷ lục. Nhiệt độ đại dương ấm hơn cũng góp phần khiến các cơn bão nhiệt đới tăng cấp nhanh chóng. Các cơn bão hút năng lượng từ đại dương và chuyển thành gió mạnh. Để bão phát triển, nhiệt độ nước thường ở mức 26,5 độ C trở lên. Nhiệt độ nước càng cao thì càng có nhiều năng lượng để tăng cường cơn bão.
Ngay cả các mẫu dự đoán thời tiết tiên tiến như Trung tâm Bão quốc gia Mỹ sử dụng hiện nay cũng không thể luôn phát hiện được thay đổi vào phút cuối của bão.
Nhà nghiên cứu Jennifer Collins tại Đại học Nam Florida nhận định, các cơn bão tăng từ cấp số 1 lên bão to rất nhanh chóng. Điều đó có thể khiến nhiều người không kịp chuẩn bị.
Đảo Hải Nam của Trung Quốc chuẩn bị đối phó với siêu bão Yagi
Một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay dự kiến đổ bộ vào đảo Hải Nam - "Hawaii" của Trung Quốc từ chiều 6/9.
Với tốc độ gió duy trì tối đa là 240 km/giờ, siêu bão Yagi hiện tương đương với bão cấp 4.
Người dân gia cố cửa kính nhằm ứng phó với bão Yagi tại tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, ngày 5/9. Ảnh: THX/TTXVN
Kênh CNN (Mỹ) cho biết tính đến nay, Yagi là cơn bão nhiệt đới mạnh thứ hai thế giới trong năm 2024, chỉ đứng sau bão Đại Tây Dương Beryl, cơn bão cấp 5.
Các nhà khoa học nhận định rằng đại dương nóng hơn do khủng hoảng khí hậu đang khiến các cơn bão mạnh lên nhanh hơn. Chỉ hai ngày trước, Yagi là một cơn bão nhiệt đới với sức gió tối đa 90 km/giờ, nhưng nó nhanh chóng mạnh lên. Dự kiến cơn bão sẽ đổ bộ vào đất liền miền Nam Trung Quốc vào chiều 6/9, sau đó đi qua tỉnh Quảng Đông, mang theo những trận mưa lớn và lũ lụt ven biển. Các video do truyền thông địa phương công bố cho thấy những con sóng cao ập vào bờ. Dự kiến sẽ có những con sóng cao tới 7 mét gần bờ biển Hải Nam và Quảng Đông từ chiều 6/9.
Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc (NMC) đã gia hạn cảnh báo đỏ, cảnh báo mức cao nhất, vào sáng 6/9 đối với Hải Nam và Quảng Đông.
Khi siêu bão Yagi đến gần, khiến các thành phố trên khắp đảo Hải Nam đã dừng hoạt động của trường học, cơ sở sản xuất kinh doanh và đóng cửa bãi biển, ngừng phương tiện giao thông công cộng, tàu hỏa và hàng không. Một số thành phố ở các tỉnh lân cận là Quảng Đông và Quảng Tây cũng áp dụng các biện pháp tương tự.
Hải Nam thường được mệnh danh là "Hawaii của Trung Quốc", với những bãi biển cát trắng, các khu nghỉ dưỡng năm sao và mua sắm xa xỉ miễn thuế. Tuy nhiên, hiện không phải là mùa cao điểm du lịch tại Hải Nam. Theo truyền thông Trung Quốc, Yagi có thể là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Hải Nam trong một thập niên và có khả năng tác động đáng kể với các khu vực kém phát triển của hòn đảo này cũng như các khu vực khác ở miền Nam Trung Quốc.
Hơn 400.000 cư dân trên khắp Hải Nam đã được sơ tán đến nơi an toàn và hơn 34.000 tàu đán.h cá đã quay trở lại cảng để trú ẩn. Chính quyền đảo Hải Nam đã ra lệnh đóng cửa tất cả các điểm tham quan du lịch đồng thời cảnh báo về gió mạnh và tàn phá.
Chuẩn bị ứng phó với tác động của bão, người dân đã dán băng dính vào cửa sổ và cửa kính để gia cố trước những cơn gió giật. Một số người đặt bao cát xung quanh khe cửa để ngăn ngập. Người dân vội vã tích trữ thực phẩm và đồ dùng, dẫn đến những hàng dài người xếp hàng và các kệ hàng trống rỗng tại các siêu thị.
Tàu thuyền neo đậu tránh bão Yagi tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. THX/TTXVN
Yagi sẽ là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Hải Nam kể từ cơn bão Rammasun năm 2014. Siêu bão đó đã khiến 62 người t.ử von.g tại Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam, gây ra thiệt hại kinh tế trực tiếp hơn 38 tỷ nhân dân tệ (5,3 tỷ USD).
Bão Yagi, được gọi là Enteng tại Philippines, đã kéo theo mưa lớn trên khắp quốc gia Đông Nam Á kể từ đầu tuần này, khiến 13 người thiệ.t mạn.g. Một số nơi tại đảo Luzon đã ghi nhận lượng mưa lên tới 400 mm.
Phần lớn miền Nam Trung Quốc đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi nhiều tuần mưa lớn vào đầu năm nay. Lũ lụt và lở đất chế.t người đã gây tắc nghẽn đường cao tốc, phá hủy nhà cửa và dẫn đến thiệt hại tài chính nghiêm trọng.
Hà Linh/Báo Tin tức (Theo CNN)
Siêu bão Yagi đổ bộ miền Nam Trung Quốc, giới chức gia hạn cảnh báo cao nhất Ngày 6/9, miền Nam Trung Quốc đã hứng chịu những cơn gió mạnh và mưa lớn do siêu bão Yagi, cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào đất liền trong 10 năm qua. Vùng biển gần thị trấn Puqian thuộc thành phố Văn Xương, tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã Theo Tân Hoa xã, Trung tâm Khí tượng...