Biến đổi khí hậu khiến bọ ve thích máu người
Các nhà nghiên cứu thuộc Hiệp hội Vệ sinh và Y học Nhiệt đới Mỹ đã phát hiện ra rằng khí hậu ấm hơn có thể dẫn đến sự lây lan dịch bệnh sốt phát ban từ ve sang người.
Các thí nghiệm chỉ ra ở nhiệt độ khoảng 38 độ C, một số loài ve bị thu hút bởi máu người người hơn là máu chó. Bọ ve có thể mang mầm bệnh gây ra bệnh sốt phát ban Rocky Mountain gây chết người.
“Khi thời tiết nóng hơn cũng là lúc dịch sốt phát ban do bọ ve gây ra trở nên phổ biến” Laura Backus, nhà nghiên cứu tại Đại học California (Mỹ) cho biết.
Bệnh nhân bị sốt phát ban Rocky Mountain có thể tử vong nếu họ không được điều trị kháng sinh trong vòng 5 ngày. Khoảng 5 đến 10% những người bị nhiễm bệnh không chống chọi được với căn bệnh này.
Nghiên cứu trước đây ở châu Âu đã cho rằng bọ ve hung hăng hơn đối với người khi thời tiết nóng. Để tìm hiểu xem sở thích của ve chó đối với vật chủ có phụ thuộc vào nhiệt độ hay không, Backus và các đồng nghiệp của cô đã bắt những con non và con trưởng thành thuộc hai nhóm khác biệt về mặt di truyền của loài Rhipicephalus sanguineus. Một nhóm đến từ vùng nóng ở bang Arizona, và được coi là một loài ve nhiệt đới. Nhóm khác đến từ Oklahoma, vốn chịu được thời tiết lạnh hơn và được coi là ve ôn đới.
Video đang HOT
Các nhà khoa học đã so sánh hành vi của bọ ve ở nhiệt độ phòng 23 C và ở nhiệt độ nóng lên tới 38 C. Trong 10 thử nghiệm riêng biệt ở mỗi nhiệt độ, các nhà khoa học đã đặt khoảng 20 con ve thuộc hai nhóm vào chính giữa của một ống nhựa và cho họ tùy chọn di chuyển về phía người hoặc chó.
Thông thường, ve thích chó hơn người. Nhưng ở nhiệt độ cao hơn, bọ ve nhiệt đới tỏ ra ưa thích con người. Số lượng bọ ve di chuyển về phía người ở nhiệt độ 38 độ C nhiều gấp đôi so với ở nhiệt độ phòng. Sự thay đổi nhiệt độ không có ảnh hưởng đáng kể đến bọ ve ôn đới.
Không rõ tại sao bọ ve nhiệt đới trưởng thành lại có xu hướng chọn con người ở nhiệt độ cao. Nó có thể liên quan đến cách chúng cảm nhận vật chủ của mình. “Có thể các thụ thể hóa học trên cơ thể chúng được kích hoạt khác nhau ở nhiệt độ cao, nhưng nguyên nhân vẫn chưa rõ ràng”, Backus cho biết thêm.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, vào năm 2000 nước này có 495 trường hợp mắc bệnh sốt phát ban do bọ ve. Hiện nay, khoảng 4.000 đến 6.000 ca sốt do bọ ve được ghi nhận mỗi năm.
Backus nói rằng nhóm của cô muốn nghiên cứu ve chó từ nhiều vùng hơn trong tương lai nhằm thiết lập bộ dữ liệu lớn hơn. “Nếu loài bọ ve thích con người ở nhiệt độ cao, như nghiên cứu này phát hiện, thì điều đó sẽ giúp hiểu được lý do tại sao chúng ta đang chứng kiến nhiều đợt bùng phát sốt phát ban Rocky Mountain hơn”, cô nói.
Bí ẩn về "lũ lụt hồ băng" đã có lời giải
Một bí ẩn lâu đời trong việc nghiên cứu các sông băng tình cờ được giải quyết bởi một nhóm do nhà sinh vật học vũ trụ. Phát hiện đã được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters.
Nhấn để phóng to ảnh
Bí ẩn liên quan đến lũ lụt đặc biệt hay còn gọi là "jokulhlaups" xuất hiện đột ngột và không thể đoán trước từ các sông băng hoặc chỏm băng như ở Iceland, nơi sức nóng của núi lửa làm tan chảy băng và nước tích tụ trong các hồ bên dưới sông băng.
Các nhà khoa học từ lâu đã nghiên cứu sự phát triển của những trận lũ này là một số trong những trận lũ lớn nhất trên Trái đất.
"Những trận lũ lụt này có thể ảnh hưởng đến chuyển động của một số sông băng và là mối nguy hiểm đáng kể ở Iceland. Nhưng cơ chế và thời gian bắt đầu của những trận lũ này vẫn chưa được hiểu rõ", Gaidos, giáo sư tại Trường Khoa học và Công nghệ Trái đất, Đại dương UH Mnoa (SOEST) cho biết.
Vào tháng 6/2015, một loạt các sự kiện bất ngờ đã tiết lộ những trận lũ lụt này bắt đầu như thế nào. Gaidos và các đồng nghiệp đã khoan một lỗ ở một trong những hồ ở Iceland để nghiên cứu đời sống vi sinh vật của nó. Trong khi thu thập mẫu qua lỗ khoan, nhóm nghiên cứu đã bất ngờ nhận thấy có vấn đề giống như ống thoát nước trong một bồn tắm.
"Dòng chảy quá mạnh khiến chúng tôi suýt mất cảm biến và thiết bị lấy mẫu vào trong hố. Chúng tôi phỏng đoán rằng đã vô tình kết nối một khối nước bên trong sông băng với hồ bên dưới. Khối nước đó đang nhanh chóng rút vào hồ", giáo sư Gaidos cho biết.
Vài ngày sau, sau khi nhóm nghiên cứu rời khỏi sông băng, hồ rút cạn trong một trận lũ. May mắn thay, lũ nhỏ và người Iceland có một hệ thống cảnh báo sớm phức tạp trên các con sông của họ nên không có người bị thương, cũng như cơ sở hạ tầng bị hư hại trong sự kiện này.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một mô hình máy tính đặc biệt nghiên cứu về sự thoát nước của dòng chảy qua lỗ và tác động của nó lên hồ, để chỉ ra rằng điều này có thể gây ra lũ lụt.
Giáo sư Gaidos thông tin: "Chúng tôi phát hiện ra rằng sông băng có thể chứa các khối nước nhỏ hơn bên trên các hồ được cung cấp bởi sự tan chảy vào mùa hè. Nếu khối nước này được kết nối thủy lực với hồ thì áp suất trong hồ sẽ tăng lên và điều đó cho phép nước bắt đầu thoát ra bên dưới sông băng'.
Trong khi nhóm nghiên cứu đã tạo ra một kết nối nhân tạo với hồ vào năm 2015, các kết nối tự nhiên có thể hình thành khi nước từ mưa hoặc tuyết tan tích tụ trong các khe rãnh và áp lực cuối cùng tạo ra một vết nứt xuyên qua sông băng đến hồ. Khám phá này cung cấp hiểu biết mới về cách những trận lũ này có thể bắt đầu và điều này phụ thuộc vào thời tiết và mùa như thế nào.
Hiện tại, các cộng tác viên ở Iceland đang tiếp tục nghiên cứu hiện tượng này bằng cách sử dụng phương pháp đo tiếng vang vô tuyến để tìm kiếm các vùng nước bên trong băng, cũng như nghiên cứu hồ lớn hơn bên dưới nó.
Bạn có biết: Bom thời tiết là gì và sức công phá của nó như thế nào? Bạn đã từng nghe đến khái niệm "bom thời tiết" và biết được sức công phá của nó lớn đến mức nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Khi một cơn bão đổ bộ, các nhà khí tượng học có thể gọi nó là một "quả bom thời tiết". Đây không chỉ là một cái tên dành cho tất cả các...