Bí mật “dàn tướng” thượng thặng của Apple
Những gương mặt lãnh đạo lừng danh của Apple như Steve Jobs, Tim Cook, Phil Schiller đã quá quen thuộc với giới công nghệ toàn cầu. Nhưng ít ai biết rằng, đằng sau họ còn có nguyên một “ binh đoàn tinh hoa”, tập hợp những quan chức kỳ cựu, kinh nghiệm và tài năng đầy mình khác nữa.
Với sự giúp sức của họ, Apple đã có cú vượt dòng ngoạn mục, qua mặt Google để trở thành thương hiệu công nghệ giá trị nhất thế giới, một vị trí mà gã khổng lồ tìm kiếm đã nắm giữ trong suốt 3 năm liên tục.
Craig Federighi – Phó chủ tịch cấp cao phụ trách Thiết kế phần mềm.
Mối quan hệ giữa Federighi và Apple nảy nở từ năm 1996, khi ông còn đang là nhân viên của NeXT. Tại thời điểm đó, sau khi Apple “đoàn tụ” với Steve Jobs, Quả táo đã tiến hành mua lại NeXT và Federighi nghiễm nhiên trở thành một thành viên của đại gia đình Apple.
Tuy nhiên, chỉ được 3 năm thì Federighi rời bỏ Apple và phải chờ đến một thập kỷ sau, ông mới trở lại để đảm trách chuyên về hệ điều hành Mac OS X. Phiên bản mới nhất của OS X – Lion đánh dấu một sự chuyển mình quan trọng, hứa hẹn nhiều tính năng mang desktop và laptop xích lại gần nhau hơn bao giờ hết, đồng thời tương thích và hỗ trợ tuyệt đối cho hệ điều hành di động iOS.
2. Ron Johnson
Ron Johnson – Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách bán lẻ.
Với hơn 300 cửa hàng trên toàn thế giới, người dùng hoàn toàn có thể tin tưởng ở kinh nghiệm bán lẻ của Apple. Nhưng ít ai biết rằng hồi năm 2000, thiết kế của các cửa hàng đã phải trải qua một cuộc đại phẫu: từ chỗ chỉ bày biện các sản phẩm một cách đơn thuần trên kệ hàng, Apple đã khuấy tung mọi không gian và đẩy sự tương tác với người dùng đến tận cùng. Kết quả là những showroom toàn kính, sáng choang, sành điệu và đầy sức sống đã ra đời, mà phần lớn là nhờ công của Johnson, một cựu quan chức của chuỗi siêu thị Target khổng lồ.
Bob Mansfield – Phó Chủ tịch Cấp cao phụ trách Thiết kế phần cứng Mac.
Mansfield gia nhập hãng khi Apple thâu tóm công ty của ông lúc bấy giờ là Raycer Graphics vào năm 1999. Giờ đây, trên cương vị Phó Chủ tịch phụ trách Thiết kế phần cứng Mac, Mansfield giám sát và chỉ đạo quy trình phát triển của nhiều sản phẩm “đinh” như MacBook Air hay iMac. Gần đây nhất, ông cũng phụ trách việc phát triển iPhone và iPod mới sau khi phụ trách khối này – Mark Papermaster ra đi vì scandal ăngten lỗi của iPhone 4 mùa thu năm ngoái.
Video đang HOT
Scott Forstall – Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách Hệ điều hành iOS.
Cũng giống như Federighi, Forstall là một trong những nhân viên NeXT gia nhập Apple từ giữa thập niên 90. Gần như ngay lập tức, ông đã trở thành đầu tàu trong việc phát triển OS X. Tuy nhiên, chính nhờ thành công rực rỡ khi điều hành nhóm thiết kế OS X Leopard mà Forstall được tín nhiệm giao cho phụ trách phát triển iOS, hệ điều hành đang điều khiển hơn 160 triệu máy iPhone, iPad và iPod trên toàn thế giới.
Jeff Williams – Phó chủ tịch điều hành cấp cao.
Là cựu nhân viên của IBM, Williams báo cáo công việc trực tiếp với Giám đốc quản lý Tim Cook và chịu trách nhiệm điều phối, quản lý hệ thống cung cấp linh kiện cho các sản phẩm. Ông cũng có trách nhiệm đảm bảo toàn bộ các sản phẩm của hãng, từ MacBook Air cho đến iPad 2, phải vượt qua được những quy chuẩn chất lượng nghiêm ngặt của hãng.
Peter Oppenheimer – Phó Chủ tịch cấp cao, Giám đốc Tài chính.
Là Giám đốc Tài chính của Apple, tầm ảnh hưởng của Oppenheimer thực sự sâu rộng, trong cả công ty lẫn tại thung lũng Silicon. Ông là thành viên của ủy ban điều hành hãng, nắm toàn quyền kiểm soát ngân sách, chiến lược phát triển tập đoàn, nguồn lực cùng nhiều lĩnh vực trọng yếu khác. Ông cũng là người công bố kết quả tài chính mới nhất cho giới phân tích và báo chí, đưa ra những dự đoán về doanh thu và lợi nhuận trong thời gian sắp tới, đánh giá hiệu suất hoạt động của Quả táo.
7. Bruce Sewell
Bruce Sewell – Phó chủ tịch cấp cao, Tổng Chưởng lý.
Sewell mới Gia nhập Apple từ năm 2009 sau hơn 1 thập kỷ phục vụ Intel. Với việc Apple ngày càng bành trướng ra nhiều mặt trận, vai trò của Bruce trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Ông là người chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Apple, dù cho đó là 1 chiếc điện thoại iPhone bị thất lạc hay theo đuổi 1 vụ kiện bản quyền sáng chế.
8. Eddy Cue
Eddy Cue – Phó chủ tịch bộ phận dịch vụ Internet.
Cue hiếm khi xuất hiện trước công chúng, vì thế khi cùng bước lên sân khấu với ông trùm truyền thông Rupert Mudoch để công bố ấn phẩm The Daily dành riêng cho iPad, dư luận lập tức chú ý và tò mò về người đàn ông bí ẩn này. Là Phó chủ tịch bộ phận dịch vụ Internet, Cue là người trực tiếp quản lý iTunes và quầy ứng dụng App Store, hai trong số những sản phẩm quan trọng nhất hiện nay của Apple. Vị trí hiện tại của Cue đã vượt xa so với thời điểm năm 1989 khi ông mới gia nhập Quả táo ở cương vị nhân viên hỗ trợ kỹ thuật “quèn”.
9. Katie Cotton
Katie Cotton – Phó Chủ tịch phụ trách truyền thông toàn cầu của tập đoàn.
Dù Jobs có ở đâu đi chăng nữa thì người ta cũng có thể dễ dàng tìm thấy Katie quanh quẩn cạnh ông. Đảm nhiệm vai trò như một “người gác cổng”, Katie là đầu mối truyền thông xung quanh mọi thứ có liên quan đến Jobs: phỏng vấn, hỏi đáp về tình hình sức khỏe của Jobs…, và đương nhiên, mỗi khi Apple tung ra một sản phẩm hay dịch vụ mới, cánh nhà báo lại phải gõ cửa Cotton đầu tiên. Có thể nói, bà chính là một trong những phụ nữ quyền lực nhất thung lũng Silicon hiện nay.
10. Tiến sĩ Guy (Bud) Tribble
Tiến sĩ Guy (Bud) Tribble – Phó Chủ tịch phụ trách Công nghệ phần mềm
Có thể nói, Tribble và Apple gắn bó keo sơn ngay từ những ngày đầu. Ngay từ thời sinh viên, Tribble đã phụ trách việc phát triển hệ điều hành cho thế hệ máy tính Macintosh đầu tiên những năm đầu 80. Sau khi Jobs bị “lật đổ” tại Apple, Tribble cũng theo chân Jobs sang NeXT, nơi ông đảm nhiệm cương vị Giám đốc phần mềm trước khi trở thành Giám đốc công nghệ của Sun Microsystems và đạt được bằng tiến sĩ về y khoa. Trong mắt người ngoài, Tribble là người vạch đường chỉ lối cho các kỹ sư phần mềm tại Apple, nhưng bản thân các nhân viên của Apple còn coi ông là vị Giám đốc Công nghệ không chính thức của Quả táo.
11. Greg Joswiak
Greg Joswiak – Phó Chủ tịch Marketing.
Không chỉ trực tiếp phụ trách các chiến dịch quảng bá, tiếp thị cho iPhone, ipad và các sản phẩm chủ lực khác, Joswiak còn tham gia tích cực vào quá trình phát triển, thiết kế và hoàn thiện sản phẩm. Ông phối hợp chặt chẽ với các kỹ sư để thiết kế nên làn sóng thiết bị mới, những tính năng mà thị trường mong muốn cũng như tầm giá mà người dùng có thể “chịu đựng” được. Trên thực tế, chính Joswiak là người đã thúc đẩy dự án iBook đến cùng, bất chấp sự do dự và ngần ngừ ban đầu của Steve Jobs.
Theo VietNamNet
Những cảm nhận đầu tiên về Retribution
Retribution cuối cùng cũng đến tay những người yêu thích Dawn of War 2 vào ngày 1/3 vừa qua. Liệu đây có thực sự là một bản mở rộng xứng đáng với giá 29.99$?
Ấn tượng đầu tiên về Retribution là game vẫn đem lại cảm giác chiến tranh khốc liệt và hào hung, đặc trưng không thể không nói đến của dòng game Dawn of War. Từ menu vào game cho đến nhạc nền, hình ảnh giới thiệu cũng đủ để bạn cảm thấy hấp dẫn mặc dù chưa thực sự bước vào những trận đánh.
Đối với Retribution, điều mà người chơi mong đợi nhất trong phần chiến dịch chính là việc được điều khiển các phe khác bên cạnh Blood Raven - chapter quen thuộc của Space Marine ngay từ phần đầu của game. Cốt truyện của Retribution tiếp nối kết thúc của Chaos Rising (bản mở rộng đầu tiên của Dawn of War II), với bối cảnh là 10 năm sau sự kiện Blood Raven đánh đuổi Black Legion, binh đoàn Chaos Space Marine hùng mạnh ra khỏi hệ hành tinh Aurelia.
Lần này, bạn sẽ được lựa chọn giữa bảy phe trong phần chơi chiến dịch bao gồm: Blood Raven, Imperial Guard, Chaos Space Marine, Ork, Eldar và Tyrannids. Tuy nhiên cốt truyện giữa các phe không khác nhau, tức là cách bạn hoàn thành chiến dịch chỉ thay đổi ở mặt gameplay khác biệt giữa các phe chứ không phải ở những tình tiết trong mạch game. Điều này khiến cho Retribution có vẻ "đuối" hơn so với Chaos Rising hay Dawn of War II trong mặt thể hiện nội dung.
Tuy nhiên, nếu như có thể chấp nhận được điều đó thì bản mở rộng này đem lại tương đối nhiều điều mới mẻ. Cảm nhận ban đầu mà Relic đem lại cho bạn khi cầm một đạo quân mới toanh thực sự khác biệt. Cách mà nhà sản xuất thiết kế các đơn vị quân riêng biệt cũng như các hero đặc trưng đủ để có thể khiến bạn khó lòng cưỡng lại việc thử qua tất cả các đơn vị ít nhất một lần.
Những màn chơi đầu tiên không thực sự thử thách, ngay cả ở cấp độ khó nhất. Nhiệm vụ chính vẫn chỉ xoay quanh các công việc như chiếm đóng, tiêu diệt mục tiêu bên cạnh các nhiệm vụ phụ như giải cứu các công trình quan trọng. Nhưng với mỗi một đạo quân thì cách mà bạn hoàn thành màn chơi lại khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của đạo quân đó.
Ví dụ như Blood Raven thì luôn toàn diện trong cả bắn xa lẫn đánh gần, trong khi đó Eldar lại "xuất quỷ nhập thần" với các kĩ năng tàng hình hay di chuyển tức thời còn Imperial Guard áp đảo quân địch bằng số lượng cùng vũ khí đa dạng.
Một điểm đáng chú ý nữa đó là việc tùy chỉnh quân đội của bạn. Do có đến bảy đạo quân so với chỉ một trước đây nên các món đồ cũng đa dạng hơn rất nhiều, từ hình dáng cho đến tính năng. Giờ đây người chơi cũng có thể thay đổi các đơn vị quân ngay trong khi chơi, một điểm đáng giá trong Retribution.
Với những giây phút đầu tiên, Retribution thực sự phần nào khiến những người hâm mộ Dawn of War II cảm thấy hài lòng. Và Genk sẽ sớm đưa ra bản đánh giá hoàn chỉnh cho tựa game này trong thời gian sắp tới.
Theo PLXH
Lady Gaga sáng tạo nhất thế giới năm 2010 Trong cuộc bầu chọn mới đây của Fast company, Lady Gaga đã đánh bại nhiều tên tuổi lừng danh trong mọi lính vực để trở thành ngôi sao sáng tạo nhất năm 2010. Châu Kiệt Luân cũng "bon chen" với No.70. Mới đây, tạp chí Fast Company đã công bố danh sách Top 100 người sáng tạo nhất năm 2010. Khá bất ngờ...