Bị ghẻ nhưng bác sĩ chẩn đoán nhầm thành sùi mào gà
Đi khám tại một phòng khám tư ở Bắc Giang, người đàn ông 42 tuổi được chẩn đoán bị sùi mào gà. Điều trị 10 ngày không thấy đỡ, anh quyết định lên tuyến trên khám thì bất ngờ biết mình chỉ bị ghẻ.
Theo lời bệnh nhân kể, bệnh diễn biến một tháng nay. Ban đầu anh thấy xuất hiện sẩn đỏ ở vùng da bao quy đầu kèm theo ngứa nhiều về đêm. Đi khám ở phòng khám tư tại Bắc Giang, anh được chẩn đoán bị sùi mào gà, chỉ định điều trị đốt tổn thương, phẫu thuật cắt bao quy đầu và sử dụng thuốc kháng sinh tiêm, bôi tại chỗ.
Sau 10 ngày điều trị, tổn thương không đỡ, anh còn thấy xuất hiện thêm các sẩn mới ở thân dương vật kèm sẩn đỏ rải rác ở tay, chân, thân mình, ngứa nhiều tại tổn thương. Vì thế, anh quyết định đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám (Hà Nội).
Hình ảnh ký sinh trùng ghẻ trên Dermoscopy (Ảnh: B.V).
BSCKI Dương Thị Thúy Quỳnh, Khoa Điều trị bệnh da Nam giới, cho biết, qua thăm khám, các bác sĩ đã phát hiện tổn thương điển hình của bệnh ghẻ. Xét nghiệm chụp da bằng máy Dermoscopy cũng phát hiện ký sinh trùng ghẻ ở vùng sinh dục, xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục âm tính.
Ngoài ra, trong gia đình bệnh nhân có vợ và con cũng có triệu chứng tương tự. Bệnh nhân đã được điều trị theo phác đồ ghẻ, tổn thương cải thiện và được tư vấn khám và điều trị cho cả gia đình.
BSCKII Đào Hữu Ghi, Trưởng khoa Điều trị bệnh da nam giới, cho biết thêm, bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis gây ra. Đường lây truyền thường qua tiếp xúc với da bị bệnh hoặc qua tiếp xúc với vật mang ký sinh trùng như quần áo, đồ dùng và đồ nội thất.
Video đang HOT
Bệnh ghẻ tuy không gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe nhưng nếu không được điều trị bệnh sẽ gây ra các biến chứng như nhiễm trùng, chàm hóa, viêm cầu thận cấp…
Triệu chứng chính ban đầu của ghẻ là ngứa dữ dội, điển hình ngứa nhiều vào ban đêm, mặc dù thời gian không đặc hiệu với ghẻ.
Tổn thương cơ bản của bệnh là các mụn nước trên nền da lành, sắp xếp rải rác, riêng rẽ từng cái, thường ở vùng da mỏng như vùng kẽ giữa các ngón tay, mặt trước cổ tay, cẳng tay, vú, quanh thắt lưng, rốn, kẽ mông, mặt trong đùi và bộ phận sinh dục.
Ở vùng sinh dục thương tổn thường tròn, đường kính 5-7mm, ở giữa trợt da khá đặc biệt được gọi là săng ghẻ, dễ nhầm với săng giang mai.
Thường các tổn thương mụn nước, đường hầm ghẻ sẽ hết sau 1 tuần. Một số trường hợp sẩn ngứa dai dẳng có thể thêm 1-2 tuần nữa. Tuy nhiên nếu ghẻ vẫn ngứa dai dẳng trên 4 tuần, bệnh nhân cần phải khám lại để loại trừ trường hợp tái nhiễm hoặc có bệnh lý khác.
Bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân khi nghi bị tổn thương ở vùng sinh dục cần đi khám các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị đúng, kịp thời, tránh các hậu quả, tai biến do điều trị không đúng cách.
Nam sinh 15 tuổi bất ngờ mắc loại bệnh khó nói sau 'cuộc vui' do anh họ đưa đi
Sau "cuộc vui" do anh họ đưa đi, thiếu niên 15 tuổi phát hiện bất thường ở "vùng kín", đau, ngứa, tấy đỏ. Đi khám, nam sinh bất ngờ khi bác sĩ thông báo mắc bệnh lậu.
Trường hợp nam bệnh nhân này được bác sĩ Phạm Thị Minh Phương, Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Da liễu Trung ương, khám và tư vấn.
"Bệnh nhân đến khám trong tình trạng tiểu buốt, có mủ màu vàng, phù nề ở đầu dương vật", bác sĩ Phương nói sáng 25/10. Nam thiếu niên kể, vài tuần trước, người anh họ 25 tuổi dẫn đi để biết "mùi đời" nhưng không dùng biện pháp bảo hộ.
Sau hơn 2 tuần, thấy "vùng kín" xuất hiện triệu chứng bất thường, nam sinh liền báo với người anh đưa đi khám, phát hiện có vi khuẩn lậu.
"Chúng tôi tư vấn người anh họ cũng nên làm xét nghiệm, kết quả 2 anh em đều cùng mắc một bệnh, do quan hệ tình dục không an toàn", bác sĩ Phương cho biết.
Phòng khám chuyên đề các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục của Bệnh viện Da liễu Trung ương thường xuyên tiếp nhận các trường hợp vị thành niên, thanh niên, một số là học sinh chỉ mới 14, 15 tuổi đến khám.
Mới đây, một nữ sinh học lớp 10 được người thân đưa đến khám sau khi có các đốm nhỏ màu trắng và một số cụm thịt lồi, gây ngứa ngáy ở vùng hậu môn. Bệnh nhân cho biết đã có bạn trai, cả hai quan hệ tình dục từ lâu. Tình trạng lạ "vùng kín" này xuất hiện 1 tháng nay nhưng cô bé cố chịu đựng. Người bạn trai cũng có biểu hiện tương tự nhưng chưa đi khám.
Bệnh nhân được chẩn đoán sùi mào gà. "Những bệnh lây truyền qua đường tình dục cần được khám và điều trị, chúng tôi tư vấn cho cô bé thuyết phục bạn trai tới viện. Sau dùng thuốc và xử lý các nốt sùi bằng kỹ thuật đốt điện, các triệu chứng của bệnh nhân đã hết", bác sĩ Phương cho biết.
Bác sĩ Phương kê phiếu chỉ định xét nghiệm phát hiện bệnh lây truyền qua đường tình dục cho bệnh nhân. Ảnh: D.Thu
Trước đó, các bác sĩ tại bệnh viện cũng từng tiếp nhận nam bệnh nhân là sinh viên năm 2 một trường đại học ở Hà Nội, đến viện khám vì khó chịu vùng kín, tiểu buốt và ra mủ. Anh từng tự mua thuốc uống không đỡ.
Bác sĩ chẩn đoán anh mắc bệnh lậu. Khi bác sĩ đề nghị anh đưa bạn tình đến kiểm tra, bệnh nhân thú nhận không đếm nổi số "đối tác" mình từng gần gũi. Ngoài bạn gái chính thức, anh còn có nhiều "đối tác" khác mới quen 1-2 tháng, hoặc do bạn bè rủ.
Theo bác sĩ Phương, không ít thanh thiếu niên khi có dấu hiệu bất thường vùng sinh dục đã chủ động tìm hiểu các thông tin trên mạng rồi đến cơ sở y tế khám. Có trường hợp ngay sau "đêm vui" đã giật mình đi khám.
Lại có ca không xuất hiện dấu hiệu bất thường nào nhưng tự cho rằng sẽ có bệnh, hoặc tự chẩn đoán bằng cách đối chiếu dấu hiệu với thông tin trên mạng, nên vẫn đi khám.
Tuy nhiên, không ít bệnh nhân khi có những dấu hiệu đau rát, mưng mủ... mới đi khám dẫn tới tình trạng viêm nhiễm, thậm chí bệnh chuyển giai đoạn nặng hơn, khiến việc điều trị khó khăn, dai dẳng.
Theo bác sĩ Phương, các bệnh lây truyền tình dục giới trẻ thường gặp hiện nay rất đa dạng như giang mai, lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, nấm Chlamydia, HPV,...
Đa số các bệnh này có thể khỏi nếu được điều trị đúng, kịp thời. Nếu không, bệnh có thể gây viêm nhiễm, vô sinh, lây truyền từ mẹ sang con...
Vị bác sĩ khuyến cáo mọi người nên thăm khám chuyên khoa ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ các bệnh lây qua đường tình dục như: vùng kín bị lở loét, chảy mủ, chảy máu, chảy dịch lạ, mọc mụn... Tuyệt đối không quan hệ tình dục khi chưa điều trị khỏi những triệu chứng này. Đồng thời, động viên bạn tình cùng điều trị để tránh lây nhiễm chéo, "nhân rộng" bệnh hoặc tái phát.
Những điều cả nam và nữ giới đều cần phải biết khi sử dụng đồ chơi tình dục Đồ chơi tình dục nữ và nam là những vật dụng không hề dễ sử dụng. Việc lạm dụng đồ chơi tình dục còn dễ dẫn đến những lệch lạc về tâm lý, sức khỏe, thậm chí là 'nghiện' đồ chơi tình dục. Theo thông tin tìm hiểu của PV báo Sức khỏe và Đời sống, chị H.A (Hà Nội) đang điểu trị...