Bị chồng ghẻ lạnh, nữ hoàng Pháp làm đẹp thế nào để thiên tài soạn nhạc Mozart hỏi cưới?
Được tôn vinh là người đàn bà đẹp nhất châu Âu, nữ hoàng Marie Antoinette khi mất đi đã để lại cả một di sản bí quyết làm đẹp tuyệt vời nhưng không kém phần kì bí.
Marie Antoinette là vị hoàng hậu cuối cùng của nước Pháp khi chưa đầy 20 tuổi. Khi còn ở độ tuổi 15 xinh đẹp tựa tiên giáng trần, bà nhân danh là con gái của Nữ hoàng Vương quốc Maria Theresa, được gả cho con trai của vua Pháp Louis 15 khi chỉ mới 15 tuổi. Tuy là hoàng hậu của một vương quốc lớn, được nhiều người mến mộ, thế nhưng bà lại không được chồng sủng hạnh.
Không chỉ là người đặt nền móng cho ngành công nghiệp thời trang Pháp, Marie Antoinette – vị nữ hoàng nổi tiếng nhất lịch sử nước Pháp bên cạnh những câu chuyện đời tư phức tạp, scandal tình ái đầy tai tiếng thì bà là biểu tượng cho vẻ đẹp phù phiếm của hoàng quyền nước Pháp lúc bấy giờ.
Từ nhỏ, Marie Antoinette vốn đã là một cô gái xinh đẹp với nhan sắc tựa thiên thần. Bà thông thạo kiến thức từ nhảy múa, diễn kịch, hội họa, ngôn ngữ, lịch sử, cho đến toán học và kiến thức về chính trị. Tài sắc vẹn toàn, Marie Antoinette là niềm mơ ước của biết bao thanh niên trẻ thời đó. Tương truyền, trong một lần thiên tài soạn nhạc Mozart được mời đến cung điện Áo để chơi nhạc , cậu bé 6 tuổi lúc bấy giờ đã không ngần ngại đề nghị được cưới công chúa Marie Antoinette làm vợ.
Marie Antoinette trong phim do Kirsten Dunst thủ vai mô tả sát nhất vẻ đẹp của bà lúc bấy giờ. Làn da trắng sứ, mái tóc bạch kim, đôi mắt trong xanh cùng đôi môi đỏ chính là tiêu chuẩn nhan sắc lúc bấy giờ.
Marie Antoinette vô cùng tự hào về nhan sắc của mình. Khi được gả sang Pháp, cả đức vua, các hoàng tử và dân chúng đều tán thưởng vẻ đẹp của bà, chỉ duy nhất chồng bà – vua Louis 16 không hề nhận ra điều này và cố tình xa cách bà. Điều này vô tình khiến Marie Antoinette cảm thấy tuổi thanh xuân của mình bị chôn vùi và tìm cách nổi loạn bằng cách sống một cuộc đời phóng túng vượt khỏi mọi sự cho phép luật lệ và chuẩn mực xã hội thời bấy giờ.
Marie Antoinette xả stress do chồng không chịu giường chiếu bằng những bữa tiệc tùng thâu đêm đến sáng.
“Những tay chơi khét tiếng” trong bộ sậu của nữ hoàng lúc bấy giờ phải kể đến em trai của Louis XVI – bá tước Artois, công tước de Ligne, bá tước Dillon, Vaudreuil…
Mặc dù cuộc đời của Marie Antoinette để lại rất nhiều tranh cãi cả về sự bi đát lẫn tai tiếng, nhưng mọi dữ kiện lịch sử đều công nhận tuyệt đối vẻ đẹp vượt thời gian của bà. Những bí kíp làm đẹp của Marie Antoinette cũng là tài sản vô giá khiến hàng triệu phụ nữ châu Âu trân quý, thán phục và noi theo.
Công thức detox da , thanh lọc cơ thể
Bữa ăn nhẹ yêu thích của nữ hoàng là một công thức yêu thích của phụ nữ Đan Mạch bao gồm nước ép của hoa oải hương, dưa hấu, dưa chuột, chanh, hạt nghiền từ món bánh tráng miệng nổi tiếng nước Pháp hòa cùng rượu vang trắng ăn kèm với thịt bồ câu hầm. Thức uống trên có công thức gần giống với các loại detox mà phụ nữ hiện đại thường dùng để thanh lọc cơ thể và kích thích quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn.
Sau những màn ăn chơi, nhảy múa ngập trong champagne thì thức uống detox này giúp nữ hoàng cân bằng lại cơ thể và giúp làn da khỏe từ bên trong.
Se lỗ chân lông bằng tinh dầu hạt nho
Ngay từ những buổi bình minh của ngành công nghiệp làm đẹp , nữ hoàng Marie Antoinette đã nhuần nhuyễn nghệ thuật chăm sóc da với việc thực hiện đầy đủ những bước đi cơ bản khi ấy người ta còn chưa thể nhớ mặt gọi tên. Bà rửa mặt với một loại xà phòng thủ công, cân bằng da với toner được làm từ những giọt nho tinh chất hái vào tháng Năm chín mọng.
Thay cho nước hoa hồng thời nay, Marie Antoinette sử dụng tinh dầu hạt nho thượng hạng để thoa và massage lên da sau bước rửa mặt.
Chăm sóc tóc bằng mặt nạ thiên nhiên
Bên cạnh chăm sóc da, chăm sóc tóc cũng là mối quan tâm của nữ hoàng. Bên dưới lớp tóc giả màu xám thời thượng được búi cao quý phái, ít ai biết được nữ hoàng Marie Antoinette là cô gái với mái tóc vàng dâu ngọt ngào và quyến rũ. Bà chăm sóc mái tóc của mình và biến chúng trở nên bóng khỏe bằng một loại mặt nạ tóc hữu hiệu với thành phần tinh dầu cây cọ, tinh dầu gỗ đàn hương và đại hoàng.
Bên cạnh da thì mái tóc cũng là một đặc điểm thu hút cánh mày râu của phụ nữ trời Tây lúc xưa.
Trang điểm đậm để che đi khuyết điểm làn da
Tại thời điểm ấy, bệnh đậu mùa là cơn ác mộng mà chẳng ai muốn gặp phải. Với nền y học chưa phát triển, sau khi bệnh đậu màu quả đi sẽ để lại những vết thâm, rỗ trên làn da và gương mặt của người bệnh. Nữ hoàng Marie Antoinette che đi những khuyết điểm ấy bằng một “lớp mặt nạ” trang điểm bằng phấn trắng thật dày và đôi má hồng đỏ ửng “cộp mác” xu hướng làm đẹp của thế kỉ 18.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà phụ nữ xưa thường “trét” nhiều son phấn lên mặt. Lớp trang điểm dày sẽ giúp họ che đi khuyết điểm của sẹo rỗ của bệnh đậu mùa.
Biến tắm rửa trở thành nghệ thuật
Marie Antoinette thường dành hàng giờ đồng hồ dành cho việc tắm rửa. Bà thường xuyên thư giãn trong bồn tắm với loại nước đặc chế gồm hạt thông, hạt lanh và hạnh nhân ngọt ngào giúp dưỡng ẩm và phục hồi làn da tươi trẻ. Không những vậy, nữ hoàng cũng đã biết đến khái niệm tẩy tế bào chết bằng các miếng vải muslin chứa đầy cám gạo.
Việc tắm rửa tốn hàng giờ đồng hồ không chỉ đơn thuần cho thấy Marie Antoinette là người ưa sạch sẽ mà còn rất kĩ tính trong việc làm đẹp.
Những bí mật mới hé lộ của con tàu hoàng gia Anh "độc nhất vô nhị"
Bộ phim tài liệu mới công chiếu có tựa đề 'Secrets of Royal Travel' (Những bí mật của việc di chuyển hoàng gia) đã đem tới cho người xem những câu chuyện và lịch sử thường được giữ kín của đoàn tàu chỉ phục vụ riêng cho gia đình Hoàng gia Anh.
Nội thất tàu hỏa hoàng gia dưới thời Nữ hoàng Victoria khá xa xỉ (ảnh: getty)
Nữ hoàng Victoria là nhân vật hoàng gia Anh đầu tiên di chuyển bằng tàu hỏa hoàng gia vào năm 1842
Mặc dù Hoàng thân Albert rất thích tàu chạy bằng hơi nước nhưng Nữ hoàng Victoria lại tỏ ra e ngại khi phải di chuyển bằng tàu hỏa. Phải đến khi 23 tuổi, trước sự thuyết phục không ngừng của chồng, bà mới đồng ý thử và trở thành thành viên hoàng gia đầu tiên đi tàu hỏa với hành trình từ Slough tới Paddington.
"Đoàn tàu Hoàng gia đóng vai trò quan trọng trong quá trình trị vì của Nữ hoàng Victoria", sử gia Kate Williams giải thích. "Bà coi việc công du là nghĩa vụ trong khi các quân vương trước đó không nghĩ vậy".
Nữ hoàng sau đó đã tự bỏ ra £700 (tương đương 60.000 USD theo tỷ giá hiện tại) để cải tạo các toa tàu phục vụ cho riêng mình. Các toa tàu được dát vàng 23 carat với nội thất bọc lụa và satin. Cùng với thời gian, chúng cũng được lắp đặt thêm các công nghệ hiện đại như đèn điện vào những năm 1890 và toilet. Tuy nhiên, do Nữ hoàng không chịu dùng toilet trên tàu, đoàn tàu thường phải dừng sau mỗi vài giờ di chuyển để bà "giải quyết" nhu cầu cá nhân.
Phòng ngủ trên tàu của Vua George V (ảnh: getty)
Đoàn tàu hoàng gia là một bí mật quốc gia cho tới tận năm 1946. Và ngay cả hiện tại, chi tiết về mỗi chuyến đi của con tàu đặc biệt này vẫn được giữ kín - thậm chí nhân viên của chính con tàu cũng không nắm được thông tin về thành viên hoàng gia nào sẽ có mặt trên tàu.
Nữ hoàng Elizabeth nhận được Đoàn tàu Hoàng gia mới nhất vào năm 1977.
Theo bộ phim tài liệu, con tàu đã nhiều lần được cải tạo - bao gồm cả lần sửa chữa trị giá tới £320.000 vào những năm 80. Các thiết bị phòng vệ như súng, hỏa tiễn và bom cũng đã được lắp đặt trên tàu.
Khác với nội thất xa xỉ thời Nữ hoàng Victoria, 9 khoang trong đoàn tàu hiện tại có thiết kế hướng tới công năng nhiều hơn. Tuy vậy, do Nữ hoàng Elizabeth trang trí con tàu theo đúng phong cách và sở thích của mình, nó vẫn là một trong những phương tiện cá nhân được bà ưa thích nhất.
Ăn tối kiểu hoàng gia
Phòng ăn trên tàu hoàng gia chỉ sắp xếp chỗ cho 12 người (ảnh: getty)
Mặc dù Nữ hoàng Victoria không ăn trên tàu (vì lo ngại không tốt cho tiêu hóa), nhưng các bữa ăn trên tàu hoàng gia vẫn có một lịch sử rất đặc biệt. Vua Edward VIII yêu cầu, tất cả các thực phẩm chứa đạm được phục vụ trong các chuyến đi bằng tàu hỏa phải được săn hoặc đánh bắt từ những địa điểm thuộc quyền sở hữu của ông. Thái tử Charles không quá khó tính nhưng vẫn đặt ra quy tắc, các nguyên liệu chế biến phải có nguồn gốc địa phương và món ăn được phục vụ trong bộ đồ ăn bằng sứ của riêng ông.
Phòng tắm trên tàu
Sử dụng bồn tắm trên tàu hỏa không phải lúc nào cũng thuận tiện (ảnh: getty)
Dưới thời trị vị của Vua George V, lần đầu tiên một bồn tắm đã được lắp đặt trên tàu hỏa - và đó chính là con tàu hoàng gia. Cho đến nay bồn tắm vẫn tồn tại mặc dù không phải lúc nào việc sử dụng cũng thuận tiện. Bộ phim Secrets of Royal Travel tiết lộ, để tránh nước trong bồn tắm bị tràn do rung lắc khi tàu di chuyển, đoàn tàu sẽ tạm dừng khi Nữ hoàng Elizaberth dùng bồn tắm.
Tàu Hoàng gia không có tốc độ cao
Nữ hoàng Victoria đã đặt ra giới hạn tốc độ cho đoàn tàu hoàng gia: 40 dặm/h (khoảng 65km/h) vào ban ngày và 30 dặm/h vào ban đêm. Lý do bà đưa ra là việc chuyển động ở vận tốc quá cao có thể khiến con người phát điên.
Nữ hoàng Elizabeth II coi tàu hoàng gia là một trong những địa điểm thư giãn ưa thích nhất của mình (ảnh: getty)
Ngày nay mặc dù nguyên nhân trên đã được chứng minh là không có luận cứ khoa học, nhưng so sánh với các tàu chở khách thông thường (các con tàu chạy nhanh nhất tại Anh thường có vận tốc vào khoảng 200 dặm/h) thì tàu hoàng gia chỉ di chuyển với vận tốc trên dưới 70 dặm/h. Tốc độ chậm nhưng đoàn tàu này lại nổi tiếng về sự chính xác khi thời gian cập bến luôn nằm trong giới hạn 15 giây so với dự kiến.
Hoàng tử Harry chưa bao giờ đi tàu hoàng gia
Đoàn tàu hoàng gia còn mang tính riêng tư cực cao. "Đoàn tàu hoàng gia thực chất chỉ dành cho các thành viên cấp cao nhất trong gia đình hoàng gia. Hiện tại, đó là Nữ hoàng, Công tước xứ Edinburgh, Thái tử Charles và Nữ Công tước xứ Cornwall Camilla", biên tập viên chuyên về hoàng gia của tờ The Sun giải thích.
Tất nhiên, nếu nhận được lời mời, các thành viên hoàng gia khác và khách cũng có thể lên tàu, tuy nhiên không nhiều người có vinh dự đó. Có thể Hoàng tử William đã từng có mặt trên tàu nhưng Hoàng tử Harry và Công nương Kate Middleton (vợ của William) thì chưa từng. Tuy nhiên, năm 2018, vợ của Harry là Meghan Markle lại được Nữ hoàng mời đi tàu tới tham dự một sự kiện tại Cheshire.
Meghan Markel tháp tùng Nữ Hoàng Elizabeth trong chuyến công du bằng tàu hỏa hoàng gia tới Cheshire năm 2018 (ảnh: getty)
Rất đắt đỏ
Di chuyển bằng tàu hỏa có thể trông "lạc hậu" hơn bằng máy bay, nhưng nó không có nghĩa là chi phí rẻ hơn. Theo bộ phim Secrets of Royal Travel, một chuyến đi trên tàu hoàng gia có chi phí cao gấp 4 lần di chuyển bằng máy bay - khoảng £52 cho mỗi một dặm so với £12 cho một dặm của máy bay.
Sau quyết định của chính phủ Anh dừng tài trợ cho du thuyền hoàng gia, khiến du thuyền Britannia phải ngừng hoạt động, một số người tỏ ra lo ngại cho tương lai của tàu hỏa hoàng gia. Tuy nhiên, gia đình hoàng gia đã kịp thời trấn an khi khẳng định, con tàu đặc biệt này là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hoàng gia và cũng như những nghĩa vụ mà các thành viên hoàng gia phải thực hiện.
Cô gái lập kỷ lục khi uốn người, chui qua gầm cao gần 30 cm Shemika Campbell (27 tuổi, Trinidad) được mệnh danh là "Nữ hoàng Limbo". Một trong số kỷ lục Guinness ấn tượng của cô là uốn người và di chuyển 3,1 m dưới gầm cao 30,48 cm.