Bí ẩn về nguồn gốc của những xác ướp Ai Cập, tại sao chúng có thể tồn tại hàng nghìn năm?
Người Ai Cập cổ đại tin vào thế giới bên kia sau khi chết, và họ sử dụng một phương pháp đặc biệt để giữ cho cơ thể không bị phân hủy với mong muốn linh hồn của người chết có thể hồi sinh. Phương pháp này chính là tạo ra những xác ướp.
Truyền thuyết về sự ra đời của xác ướp
Truyền thuyết về xác ướp chủ yếu bắt nguồn từ thần thoại và tín ngưỡng tôn giáo của người Ai Cập cổ đại. Một trong những huyền thoại nổi tiếng nhất là truyền thuyết về Osiris và Seth.
Osiris là vị vua của Ai Cập, ông đã dạy người dân các kỹ thuật canh tác và ban cho họ sự thịnh vượng và hạnh phúc, vì vậy ông được người dân tôn thờ và coi là vị thần của sông Nile. Tuy nhiên, em trai của ông là Seth, người luôn muốn chiếm lấy ngai vàng, đã phát động một âm mưu hãm hại anh trai của mình.
Thần Seth cho đúc một chiếc hòm đẹp và lộng lẫy trước khi đem đến dự bữa tiệc do thần Osiris tổ chức. Tại bữa tiệc, Seth nói rằng sẽ tặng chiếc hòm cho người nào nằm vào vừa vặn nhất.
Thần Seth và thần Osiris là hai vị thần đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Ai Cập thời cổ đại. Hai vị thần Ai Cập này là con của thần Trái đất Geb và nữ thần bầu trời Nut.
Tất cả các vị thần đều không biết rằng chiếc hòm chỉ phù hợp với thần Osiris. Và khi nhận được sự cổ vũ của đám đông, Osiris cố gắng nằm vào chiếc hòm. Tuy nhiên, Seth đã nhanh chóng đóng và khóa chiếc hòm lại, rồi dùng chì nóng chảy phủ khắp chiếc hòm. Sau cùng, vị thần này vứt chiếc hòm có người anh Osiris xuống sông Nile.
Sau khi Osiris chết, Seth lên nắm quyền thống trị Ai Cập cùng với người vợ là em gái Nephthys. Vợ của Osiris, Isis, vô cùng đau buồn vì cái chết của chồng và khóc suốt nhiều ngày.
Về sau, bà cùng em gái Nephthys đã tìm thấy xác Osiris, và đưa về Ai Cập để giúp vị thần này hồi sinh. Nhưng Seth lại đánh cắp nó và chia thành 14 mảnh rồi cất giấu chúng ở nhiều nơi. Về sau, Isis đã tìm thấy những mảnh thi thể của Osiris từ khắp nơi trên thế giới và chôn cất chúng tử tế.
Osiris là con trai cả của vợ chồng thần Geb. Vị thần này cai trị Ai Cập và có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc với người em gái – nữ thần Isis.
Video đang HOT
Thời gian cứ thế qua đi, mãi cho tới khi Horus, hậu duệ của Osiris trưởng thành, Horus đã đánh bại Seth, báo thù cho cha mình và thừa kế ngai vàng. Vị thần này đã đào những mảnh thi thể của cha mình từ nhiều nơi khác nhau, ghép chúng lại và ướp xác.
Với sự giúp đỡ của của các vị thần khác, Horus đã hồi sinh cha mình, nhưng sự phục sinh của Osiris diễn ra ở thế giới ngầm. Ở một thế giới khác, Osiris trở thành chủ nhân của thế giới ngầm và chịu trách nhiệm phán xét người chết, câu chuyện thần thoại này được lưu truyền trong dân gian, sau đó được các pharaoh Ai Cập tin tưởng, và các pharaoh này cho rằng bản thân họ được các vị thần giúp đỡ khi còn sống nên vẫn có thể cai trị vùng đất của mình sau khi chết. Kể từ đó, mọi pharaoh Ai Cập đều được ướp xác sau khi qua đời.
Về sau, Osiris trở thành người cai trị cõi âm.
Vậy xác ướp được tạo ra như thế nào?
Sở dĩ xác ướp có thể được bảo quản trong thời gian dài chủ yếu là do cơ thể của chúng được ngăn chặn hiệu quả khỏi bị thối rữa và phân hủy. Sự thối rữa và phân hủy là do tác động của vi sinh vật, enzym, côn trùng và động vật trên xác chết. Vì vậy, để chế tạo xác ướp, cần phải loại bỏ càng nhiều càng tốt các yếu tố này, hoặc tạo ra môi trường không thuận lợi cho hoạt động của các yếu tố này.
Thuật ướp xác bắt đầu vào khoảng thời gian 2600 năm Trước Công nguyên, và ban đầu, chỉ các pharaoh – người trị vì vương quốc mới được phép ướp xác. Khoảng 600 năm sau, suy nghĩ này thay đổi, người thường cũng đã được phép ướp xác và đặt đồ quý giá vào lăng mộ của riêng mình.
Ướp xác nhân tạo là việc thực hiện một loạt các biện pháp xử lý trên xác chết một cách nhân tạo để giảm độ ẩm, diệt khuẩn, loại bỏ nội tạng, tẩm hương liệu, bôi nhựa cây, bọc vải bố,… nhằm đạt được mục đích ướp xác và bảo quản.
Người Ai Cập cổ đại đã áp dụng phương pháp này và quy trình tạo xác ướp của họ đại khái như sau:
Bước 1: Lấy nội tạng và não ra ngoài. Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình tạo xác ướp. Vì các cơ quan nội tạng và não là những bộ phận dễ hư hỏng nhất của xác chết, nếu không được đưa ra ngoài kịp thời sẽ khiến xác chết bị hư hỏng toàn bộ. Những nội tạng này, bao gồm gan, phổi, dạ dày, ruột,… được làm sạch, khử nước, phủ nhựa, bọc trong vải và đặt trong những chiếc lọ đặc biệt. Thường có bốn chiếc lọ tượng trưng cho bốn vị thần.
4 chiếc lọ tượng trưng cho các vị thần bảo vệ. Vị thần đầu người Imset chịu trách nhiệm bảo vệ gan. Vị thần đầu sói Duamutef chịu trách nhiệm bảo vệ dạ dày. Vị thần đầu khỉ đầu chó Hapi chịu trách nhiệm bảo vệ phổi. Vị thần đầu chim Qebehsenuef chịu trách nhiệm bảo vệ ruột.
Bước 2: Ngâm trong natron. Đây là bước tốn nhiều thời gian nhất trong quá trình ướp xác. Natron là dung dịch muối ăn và natri bicacbonat có tác dụng hút nước và chất béo ra khỏi cơ thể, khiến cơ thể khô và cứng.
Vì vậy, sau khi loại bỏ nội tạng và não, thi thể được đưa vào một thùng chứa lớn và phủ natron. Quá trình này thường kéo dài khoảng 40 ngày, trong thời gian đó cơ thể liên tục sụt cân và trở nên cứng như gỗ. Trong quá trình này, những người thực hiện công việc ướp xác cũng sẽ thường xuyên kiểm tra tình trạng của xác chết, và nếu phát hiện dấu hiệu phân hủy, chúng sẽ được xử lý bằng thêm natron hoặc các hóa chất khác. Công đoạn này có tác dụng hút ẩm và chất béo trong xác chết, làm cho xác khô cứng nên ngăn chặn được sự xâm nhập và hoạt động của vi sinh vật và enzym.
Bước 3: Đây là bước tốn kém nhất trong quá trình ướp xác. Sau khi ngâm trong natron, xác chết được lấy ra khỏi thùng, rửa lại bằng nước sạch, sau đó xức bằng nhiều loại hương liệu và nhựa cây. Những loại hương liệu và nhựa cây này không chỉ có thể làm tăng mùi thơm và vẻ đẹp của xác chết mà còn ngăn ngừa côn trùng và vi khuẩn xâm nhập. Những loại hương liệu, nhựa cây này thường được nhập từ xa và rất đắt đỏ, chỉ những người giàu có mới có thể mua được.
Bước này tạo ra một lớp bảo vệ trên bề mặt cơ thể ngăn chặn sự xâm nhập của độ ẩm và oxy, đồng thời ức chế hoặc tiêu diệt vi sinh vật và enzyme. Ngoài ra, một số loại hương liệu và nhựa cây có đặc tính kháng khuẩn và khử trùng.
Thông thường, quá trình ướp xác sẽ diễn ra trong khoảng 70 ngày. Người Ai Cập cổ đại tin rằng mỗi cá nhân sở hữu một một linh hồn. Kể cả khi chết đi, một phần linh hồn của con người sẽ mãi mãi gắn liền với thể xác. Do đó, việc bảo quản thi thể với mục đích giữ lại phần hồn là vô cùng quan trọng với người Ai Cập.
Bước 4: Quấn Băng. Đây là bước thứ tư trong việc làm xác ướp, và cũng là bước nghệ thuật nhất. Sau khi thoa hương liệu và nhựa cây, thi thể được quấn chặt trong vải lanh để tạo thành băng nhiều lớp. Những dải băng này thường dài hàng trăm mét và cần sự hợp tác của nhiều người để hoàn thành. Trong quá trình quấn, bùa hộ mệnh và đồ trang sức cũng được chèn vào băng để giữ cho người quá cố an toàn và hạnh phúc ở thế giới bên kia. Những bùa hộ mệnh và đồ trang sức này thường được làm bằng kim loại hoặc đá quý, và một số có chữ tượng hình hoặc hoa văn đặc biệt, đại diện cho những ý nghĩa khác nhau.
Bước 5: Đây là bước cuối cùng trong quá trình làm xác ướp. Sau khi quấn băng, xác ướp đã hoàn thành. Tuy nhiên, trước khi được đưa xuống mộ, cần phải thực hiện một loạt các nghi lễ tôn giáo để đánh thức linh hồn và các giác quan của người đã khuất.
Sau đó, xác ướp được đặt trong một chiếc quan tài tinh xảo, thường được làm bằng gỗ hoặc kim loại, và được trang trí bằng nhiều hình ảnh và từ ngữ đầy màu sắc. Một số cá nhân giàu có thậm chí còn lồng nhiều quan tài vào nhau để tăng thêm tính bảo vệ và tính thẩm mỹ. Bước này có thể thêm một lớp bảo vệ cho phần ngoài cùng của thi thể, lớp này không chỉ có thể mang lại sự an toàn và tôn nghiêm cho thi thể mà còn ngăn thi thể khỏi bị đánh cắp hoặc hư hỏng.
Ngày nay, các nhà khảo cổ và các chuyên gia sử dụng tia X để nghiên cứu các xác ướp Ai Cập cổ đại. Dưới kỹ thuật hiện đại, các nhà khoa học phát hiện ra dây thần kinh, mạch máu ở lớp móng tay, lớp da khác nhau, và thậm chí cả tế bào mỡ vẫn còn nguyên vẹn.
Mặc dù xác ướp thường được đi kèm với nhiều điều bí ẩn, nhưng mục đích của người xưa làm ra nó cũng không ngoài mong muốn đơn giản là đi về thế giới bên kia, và thậm chí là để phục vụ người cai trị. Nhưng không thể phủ nhận xác ướp đúng là phản ánh trí tuệ của người xưa, ở một góc độ nào đó, nó còn thúc đẩy sự tiến bộ của y học nhân loại.
Phát hiện 'xưởng' bảo tồn xác ướp Ai Cập cách đây khoảng 2.300 năm
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một 'công xưởng' người Ai Cập cổ đại dùng để ướp và bảo tồn các xác ướp có niên đại cách đây khoảng 2.300 năm.
Công xưởng này được phát hiện tại Saqqara - khu nghĩa trang của người Ai Cập cổ đại, cách thủ đô Cairo của Ai Cập khoảng 30km.
Theo đại diện Bộ Du lịch và Di sản Ai Cập, công xưởng bảo quản xác được làm bằng gạch đất và chứa hai cái giường được sử dụng để ướp xác người. Các nhà khoa học đã khai quật và tìm thấy một số dụng cụ được dùng trong quá trình ướp xác.
Một cỗ quan tài được tìm thấy trong một trong những ngôi mộ. Ảnh: Bộ Du lịch & Cổ vật Ai Cập.
Các công xưởng này có niên đại khoảng 2.300 năm và đã hoạt động từ thời kỳ triều đại thứ 30 cho đến thời kỳ Ptolemaic sớm. Trong thời gian này, Ai Cập bị người Ba Tư xâm chiếm, sau đó là đội quân Macedonia của Alexander Đại đế xâm lược. Sau cái chết của Alexander vào năm 323 TCN, Ptolemy I, một trong những tướng lĩnh của ông, đã cai quản Ai Cập và các thế hệ sau của ông đã cai trị đất nước trong gần 300 năm.
Đáng chú ý, các nhà khảo cổ còn phát hiện một cái xưởng khác dành cho động vật có một số lượng lớn các bình gốm và dụng cụ được sử dụng để bảo quản xác. Ở Ai Cập, các loài động vật như mèo, chó và chim được liên kết với các vị thần thường bị hiến tế và bảo tồn cho các nghi lễ chôn cất và tôn giáo của người Ai Cập cổ đại.
Hiện vật được tìm thấy trong các xưởng ướp xác và lăng mộ.
Xương một số loài động vật được tìm thấy tại đây có thể nơi này đã là vị trí để bảo tồn các loài động vật liên quan đến Bastet, một nữ thần Ai Cập cổ đại được miêu tả giống như một con mèo. Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ cũng đã tìm ra hai ngôi mộ có vẻ đã được xây dựng trước đó rất lâu ở vị trí gần với các xưởng bảo quản xác ướp.
Có một ngôi mộ được xây dựng cho một người đàn ông mà theo các chữ viết tượng hình thì người đó sống cách đây khoảng 4.400 năm và có nhiều danh hiệu, bao gồm "quản lý ghi chép". Ngôi mộ thứ hai có niên đại khoảng 3.400 năm, được xây dựng cho một linh mục.
Cũng gần các xưởng, tại một hốc bên trong bức tường, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một tượng người bằng đá alabastrit cao khoảng 1m. Giáo sư Salima Ikram - chuyên gia Ai cập học tại Đại học Mỹ ở Cairo, chia sẻ rằng khám phá này là "một phát hiện rất thú vị" và lưu ý rằng "nó sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các bước khác nhau trong quá trình bảo quản xác ướp, các vật liệu và dụng cụ được sử dụng, và có thể so sánh giữa những gì đã được thực hiện cho người và động vật".
Bức tượng cao 1m được tìm thấy trong một hốc tường ở bức tường gần đó. Ảnh: Bộ Du lịch & Cổ vật Ai Cập.
Zahi Hawass, cựu bộ trưởng cổ vật Ai Cập cho biết "đây là một phát hiện rất quan trọng." Ông lưu ý rằng vào năm 2016, một xưởng ướp xác người khác đã được tìm thấy tại Saqqara. Nơi đó được tìm thấy bởi một nhóm các nhà khảo cổ do Ramadan Badri Hussein dẫn đầu, có niên đại thuộc triều đại thứ 26 (khoảng 688 TCN đến 525 TCN). Hawass lưu ý rằng xưởng ướp xác người mới được tìm thấy lần này lớn hơn so với xưởng được khám phá vào năm 2016.
Saccara, là một khu nghĩa trang của người Ai Cập cổ đại, thuộc tỉnh Giza, Ai Cập ngày nay. Saqqara bao gồm nhiều kim tự tháp, nổi tiếng nhất trong số đó là kim tự tháp bậc thang của pharaon Djoser. Nằm cách khoảng 30km về phía Nam thủ đô Cairo, Saqqara chiếm một diện tích khoảng hơn 16ha.
Mèo thời Ai Cập cổ đại Những tác phẩm nghệ thuật về mèo thời Ai Cập cổ đại và việc 'thần thánh hóa' chúng bằng xác ướp mang đến sự ngạc nhiên, thích thú khi khám phá... Bức tranh tường lăng mộ 'Ipuy, vợ của Ipuy và những con mèo của họ'. Ảnh: Zhangying Hiện thân cho các vị thần Mèo được tôn sùng vì khả năng đối phó...