Bí ẩn trụ đá cao hàng chục mét xếp thành Tà Kơn ở Bình Định
Thành đá cao 30 – 40m, dài 500m sừng sững giữa đại Vĩnh Sơn thăm thẳm, mang tên Tà Kơn, đến nay còn ẩn giấu bao điều kinh ngạc.
Rừng Vĩnh Sơn, Bình Định. Ảnh: Xuân Nhàn
Xã Vĩnh Sơn thuộc huyện miền núi Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng Ba Na Kriêm. Tiếng Ba Na, Tà Kơn có nghĩa xếp chồng lên nhau.
Huyền tích
Nhìn qua mắt thường, Thành cổ Tà Kơn không khác gì tác phẩm đắc ý được sắp đặt kỳ khu bởi một thế lực siêu nhiên. Nó là sự ráp nối, xếp đặt kỳ vĩ, san sát, trật tự, lớp lang, vừa khít, bất tận của những khối đá chữ nhật, những trụ đá lục lăng kéo dài thành vệt, thành mảng ốp sát, dán chặt vách núi hun hút.
Đường bậc thang xi măng phục vụ tuần tra rừng và tham quan di tích. Ảnh: Xuân Nhàn
Cách đây hơn chục năm, khám phá Tà Kơn còn là trải nghiệm dành cho khách đi tự túc, thích phiêu lưu. Việc tiếp cận thành cổ đòi hỏi nhiều công sức và sự kiên trì. Giờ, Tà Kơn gần gũi, thân thiện hơn nhờ tuyến đường bê tông dài 3,3km, rộng 2m do Ban Quản lý dự án nông nghiệp – phát triển nông thôn Bình Định thi công hồi 2022.
Con đường luồn lách xuyên đại ngàn, được Ban Quản lý bảo vệ rừng phòng hộ Vĩnh Thạnh quản lý, khai thác. Từ trục chính nối huyện lỵ Vĩnh Thạnh với Vĩnh Sơn, muốn rẽ Tà Kơn, du khách phải qua “gác chắn” cơ quan lâm nghiệp.
Video đang HOT
Di tích lịch sử Thành Tà Kơn được UBND tỉnh Bình Định xếp hạng ngày 25.12.2013. Trước đó và ngay cả bây giờ, Tà Kơn được bao phủ bởi vô vàn huyền thoại. Có những truyền thuyết đề cao tinh thần dũng mãnh, ý chí đấu tranh bất khuất, sức sáng tạo, tình yêu và vẻ đẹp của những đứa con núi rừng Vĩnh Thạnh.
Dãy tường đá cổ dài 500m với cách “sắp đặt vừa vặn, khéo léo đến lạ lùng”. Ảnh: Xuân Nhàn
Người Ba Na ở xã vùng cao Vĩnh Sơn đêm đêm vẫn thắp lửa kể cháu con nghe chuyện dân làng Kon Blo năm xưa mưu trí đán.h đuổi giặc Pong Kang hung bạo. Còn đó câu chuyện về hai anh em Đrum và Đrăm khỏe đẹp có hòn đá mài do Bok Kei Dei trao tặng, có thể mài rựa, gọt đá sắc ngọt như gọt thân cây chuối. Bà con truyền tai nhau chuyện gian nan xếp đá xây thành; chuyện “nàng hoa cau” Prai Pnang tóc dài miên man, đến nỗi làn tên hai cánh ná cứng bắ.n ra vẫn chưa đi hết từ đầu đến cuối…
Lịch sử khắc ghi
Theo tài liệu nghiên cứu được Bảo tàng Quang Trung sử dụng khi lập hồ sơ di tích, Tà Kơn là dãy núi đá hình thành do quá trình phun trào núi lửa kỷ Đệ tứ cách nay hàng triệu năm. Quá trình nâng lên của bề mặt trái đất tạo ra những cột đá có dáng hình học xếp liền kề như được gia công nhân tạo.
Trong sách “Làng Cây Dừa”, PGS. TS. Diệp Đình Hoa, chuyên gia khảo cổ học, dân tộc học, địa lý môi trường cảnh quan nổi tiếng, người con của quê hương Vĩnh Bình – Vĩnh Thạnh cho rằng vùng Vĩnh Sơn thuộc thời kỳ Holocen (đệ tứ kỷ) cách nay khoảng 1,8 – 2 triệu năm. Thềm bậc II sông Kôn có thể thuộc thời pleistocen muộn.
Đi điền dã Vĩnh Sơn, nhà nghiên cứu này phát hiện cuội sỏi, sạn cát bị tectit và laterit hóa. Chính ông nhặt được thiên thạch Tectit. Theo ông, có thể tìm thấy dấu vết văn hóa thời đại đồ đá cũ, công cụ cư dân tiề.n sử ở đây.
Không nhiều du khách biết đến Tà Kơn. Ảnh: Xuân Nhàn
Ông Hoa kiến giải rằng hàng triệu năm trước, Vĩnh Thạnh từng là các bậc thềm biển. Không phải ngẫu nhiên, huyền thoại Ba Na Kriêm hay nhắc con vích, con sam. Thần thoại xây thành Tà Kơn có chi tiết Đrum, Đrăm té ngã, làm sạt lở, xô đẩy cả mảng tường đá khổng lồ xuống biển.
Cạnh Tà Kơn, thác Lơ Pin hùng vĩ khai sinh bởi dòng chảy nham thạch, dệt bức màn nước sương mờ, đổ xuống từ độ cao trăm mét. Đứng bên thác, khách du lịch sẽ thấy như lạc chốn đào nguyên.
Tà Kơn gắn liền Tây Sơn thượng đạo giai đoạn khởi nghiệp của anh em Nguyễn Huệ. Có ý kiến cho rằng, lúc chưa khởi binh, Nguyễn Nhạc buôn bán trầu nguồn, từng theo sông Kôn đặt chân đến đây. Ngày nay có cả chuỗi di tích của khởi nghĩa Tây Sơn trong vùng được xác nhận.
Ngay xã Vĩnh Sơn, cách Tà Kơn không xa là di tích cấp quốc gia Vườn cam Nguyễn Huệ (xếp hạng ngày 16.1.1995). Xuôi xuống quốc lộ 19, là núi Phát Lương, núi Ông Nhạc, Ông Bình. Lên Kbang (Gia Lai), du khách sẽ gặp cánh đồng cô Hầu, điểm khuất phục đàn ngựa hoang Hòn Cong…
Tà Kơn trong chuỗi di dích về phong trào Tây Sơn. Trong ảnh là di tích quốc gia Vườn cam Nguyễn Huệ. Ảnh: Xuân Nhàn.
Trải qua cuộc đấu tranh chống ngoại xâm thời hiện đại, Tà Kơn trở thành căn cứ địa cách mạng trung kiên. Nhiều thời kỳ, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thạnh là nơi nuôi dưỡng đầu não chỉ huy kháng chiến.
Để đến thành Tà Kơn, từ thị trấn Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh), du khách đi theo tuyến ĐT 637 sẽ lên đến làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh). Đến đây, rẽ ngang đường rừng, đi khoảng 4 km nữa sẽ đến thành Tà Kơn.
Thâm trầm thành cổ Tà Kơn
Ở vùng đất xa xôi của tỉnh Bình Định, có một nơi sẽ gây tò mò với những người lần đầu đến xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh.
Đó là thành đá cổ Tà Kơn. Chỉ vỏn vẹn có mấy từ thôi nhưng để khám phá di tích này thật sự cũng không dễ.
Từ lâu, vùng đất Vĩnh Sơn đã được xem như xứ "Đà Lạt của Bình Định" bởi khí hậu ôn đới, nhiều thắng cảnh đẹp hội tụ. Nằm trên núi cao, gần 800 m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn mang nét đẹp nguyên sơ, đặc trưng riêng. Đặc biệt, nơi đây có thành cổ Tà Kơn khá lạ.
Thành đá nằm trong rừng, cách đường chính gần 4 km, lối rẽ vào băng qua một ba-ri-e do trạm kiểm lâm kiểm soát. Đường vào khá nhỏ, nhiều biển báo chỉ dẫn ở những chỗ nguy hiểm bởi con đường nhỏ lắt léo như rắn trườn, qua khúc này lại quẹo khúc kia, chưa kể đường dốc lên, dốc xuống thất thường.
Những ai chưa từng đặt chân tới, hẳn sẽ nghĩ đây là di tích một tòa thành cổ bằng đá, nhưng có lẽ chữ "thành" ở đây mang ý nghĩa khác. Theo ngôn ngữ của người Ba Na, "Tà Kơn" có nghĩa là "chồng lên nhau", ý nói những tảng đá chồng lên nhau một cách bí ẩn khó có thể giải thích được. Quả thật, nơi đây có những khối đá hình lăng trụ chồng khít lên nhau, kéo dài khoảng hơn trăm mét, dốc theo triền núi. Những tảng đá to riêng lẻ xếp chồng lên nhau như những cây cột khổng lồ. Nhìn bức tường thành bằng đá hùng vĩ giữa rừng già, hình dung lại những trận chiến bảo vệ lãnh địa của người Ba Na xưa có thể từng xảy ra nơi đây, bây giờ tất cả lại chìm trong trầm mặc và rêu phong giữa núi rừng. Tưởng tượng là vậy, nhưng thực chất đây là những phiến đá được hình thành do biến đổi kiến tạo địa chất cách đây hàng triệu năm. Những khối đá hình lục lăng, hình trụ xếp liền kề lên nhau, tạo nên bức tường sừng sững, đứng hùng vĩ giữa đại ngàn Vĩnh Sơn.
Thành Tà Kơn đã đi vào sử thi và trở thành huyền thoại của cư dân Ba Na Kriêm. Tương truyền, khu vực thành Tà Kơn khi xưa là căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn từ những ngày đầu khởi nghĩa. Ngày nay, thành Tà Kơn được UBND tỉnh Bình Định xếp hạng di tích vào ngày 25/12/2013.
Bức tường bí ẩn dưới đáy biển Quy Nhơn Anh Sỹ, chủ thuyền ở Nhơn Hải (Quy Nhơn, Bình Định) nói rằng từ lâu lắm, người ta đã dựng lên bức tường này để chắn sóng biển vào tàn phá làng chài. Tháng 3 âm lịch là mùa rêu xanh trên những bãi đá bán đảo Phương Mai. Mỗi tháng, chỉ có một vài ngày nước cạn, bức tường mới lộ rõ,...