Bệnh viện Nhi Đồng 1 cứu sống bệnh nhân bị sốt xuất huyết Dengue nặng, suy đa cơ quan
Sau những nỗ lực cứu chữa của ê kíp bác sĩ, bệnh nhân bị sốt xuất huyết Dengue nặng, suy đa cơ quan đã thoát khỏi cửa tử và chuẩn bị được ra viện.
Bệnh viện Nhi Đồng 1 cứu sống bệnh nhân bị sốt xuất huyết Dengue nặng, suy đa cơ quan
Sau nhiều ngày điều trị tích cực tại Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1, bệnh nhân Bùi Thịnh Phát (14 tuổi, ở Phước Hữu, Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu) đã dần hồi phục sức khỏe. Hiện tại, bệnh nhân đã tự thở và ăn uống được. Dự kiến, trong vòng 1-2 tuần tới, bé sẽ được xuất viện sau hơn 3 tháng chiến đấu chống lại bệnh sốt xuất huyết Dengue nặng đẫn đến biến chứng suy đa cơ quan.
Bác sĩ 2 Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Bà Rịa thăm bệnh nhân
Trước đó, bệnh nhân Bùi Thịnh Phát bị sốt cao liên tục, uống thuốc nhưng không giảm. Sau đó, gia đình đưa em vào BV Xuyên Mộc (Bà Rịa – Vũng Tàu). Bác sĩ chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue, truyền dịch chống sốc và chuyển đến Bệnh viện Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tại BV Bà Rịa – Vũng Tàu, tình trạng sức khỏe của bé diễn tiến xấu, sốc nặng kèm suy hô hấp, tổn thương gan thận. Bác sĩ Phan Văn Thành – Phó Giám đốc BV đã trực tiếp hội chuẩn trực tuyến với PGS. TS Phạm Văn Quang – Trưởng khoa Hồi sức tích cực của BV Nhi Đồng 1, để ra quyết định hồi sức bệnh nhân ngay tại BV Bà Rịa – Vũng Tàu.
Ngay sau đó, bệnh nhân nhanh chóng được thở máy và chống sốc tích cực. Tuy nhiên, diễn tiến bé tổn thương đa cơ quan, suy gan, suy thận nặng đe dọa tính mạng. Qua hội chẩn trực tuyến, các bác sĩ BV Nhi Đồng 1 đã hỗ trợ các bác sĩ Khoa Hồi sức BV Bà Rịa – Vũng Tàu thực hiện lọc máu liên tục để cải thiện chức năng thận và thay huyết tương để hỗ trợ chức năng gan trong 10 ngày.
Video đang HOT
Bệnh nhân đã được phục hồi sức khỏe, có thể xuất viện trong 1-2 tuần tới
Sau đó, bệnh nhân được đưa đến BV Nhi Đồng 1 trong tình trạng suy đa cơ quan: Suy gan, suy thận, suy ruột nặng, xuất huyết tiêu hóa, thiếu máu tán huyết,… phải thở máy.
Ê kíp bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực chống độc của BV Nhi Đồng 1 đã tích cực hồi sức cho bé. Bệnh nhân tiếp tục thở máy, thay huyết tương, lọc máu liên tục, truyền máu, dùng kháng sinh, kháng viêm, thuốc hỗ trợ gan.
Sau 2.5 tháng điều trị tại BV Nhi Đồng 1, chức năng thận của bệnh nhân đã trở về bình thường. Đồng thời, chức năng gan và ruột đã cải thiện tốt, dự kiến bệnh nhân sẽ được xuất viện trong vòng 1 – tuần tới.
Bác sĩ Phan Văn Thành – Phó Giám đốc BV Bà Rịa – Vũng Tàu cảm ơn tấm lòng nhiệt thành của các y bác sĩ BV Nhi Đồng 1 TP.HCM đã cùng BV Bà Rịa – Vũng Tàu giúp đỡ, cứu sống bệnh nhân.
Theo viettimes
Từ vụ bé gái 15 tuổi tử vong vì sốt xuất huyết: Cảnh giác trước những dấu hiệu chết người
Bé gái 15 tuổi ở Đắk Lắk có dấu hiệu sốt cao liên tục, đau đầu, mệt mỏi. Dù đã được điều trị tích cực nhưng bệnh nhân tử vong với chẩn đoán sốt xuất huyết nặng.
Bé gái 15 tuổi tử vong do sốt xuất huyết
Sau nhiều ngày điều trị tại bệnh viện, một thiếu nữ 15 tuổi đã tử vong do bệnh sốt xuất huyết Dengue (Ảnh minh họa)
Sáng 27/7, một lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên xác nhận trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vừa xảy ra một trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Bệnh nhân là Nguyễn Thị Khánh Linh (15 tuổi, ngụ phường Tân Tiến, TP Buôn Ma Thuột).
Trước đó, ngày 19/7, Linh sốt cao liên tục, đau đầu, mệt mỏi nên được người nhà đưa đến Bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên khám. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốt xuất huyết Dengue ngày 1 và chỉ định nhập viện điều trị.
Đến chiều 24/7, bệnh nhân có biểu hiện khó thở, thở nhanh và được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue ngày 6 và được chuyển sang điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu nhi và nhi sơ sinh. Mặc dù đã được điều trị tích cực, chiều 25/7, bệnh nhân tử vong với chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue nặng tổn thương đa cơ quan ngày 7.
Cảnh giác với những dấu hiệu của sốt xuất huyết bùng phát
Trước tình hình dịch sốt xuất huyết đang bùng phát tại nhiều địa phương với số người mắc tăng rất cao, người dân cần cảnh giác trước những dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Như trường hợp bé gái 15 tuổi tử vong với những dấu hiệu có thể nhiều bậc cha mẹ sẽ không để ý hoặc coi là bình thường. Tuy vậy, đó hoàn toàn có thể là những dấu hiệu cảnh báo chết người về dịch sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh mẽ. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý những dấu hiệu nguy hiểm của chứng sốt xuất huyết để đưa trẻ tới cơ sở y tế kịp thời.
Nữ bệnh nhân 43 tuổi bị biến chứng viêm cơ tim sau mắc sốt xuất huyết, điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới TƯ (Ảnh: T. Hạnh)
Thông thường, khi sốt cao 39-40 độ sang ngày thứ 2-3 không rõ nguyên nhân, người dân cần đến BV làm xét nghiệm để loại trừ sốt xuất huyết.
Đặc biệt, nếu kèm trạng thái mệt mỏi, li bì, đau nhức mình mẩy, đau cơ khớp, nhức mắt thì càng cần phải đi khám, bởi đây là dấu hiệu điển hình của sốt xuất huyết.
Hiện nay, test sốt xuất huyết đã được phổ cập đến tận tuyến huyện. Chỉ khi kiểm tra không phải sốt xuất huyết mới có thể yên tâm theo dõi các sốt khác như sốt virus, sốt viêm họng...
TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, BV Bệnh Nhiệt đới TƯ lưu ý, khi có 5 dấu hiệu cảnh báo bệnh sốt xuất huyết trở nặng dưới đây thì người dân cần đến ngay bệnh viện:
- Tự nhiên bồn chồn, kích thích vật vã hoặc li bì
- Nôn tăng
- Tự dưng kêu đau bụng hoặc tăng cảm giác đau
- Tiểu ít, số lần đi ít hơn, số lượng giảm hơn
- Ra máu bất kỳ chỗ nào: chân răng, máu cam...
Khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ đánh giá thêm 3 dấu hiệu nữa gồm phù nề, tràn dịch; gan to; tiểu cầu giảm.
Tiến sĩ Huy cũng lưu ý, người dân tuyệt đối không nên tự ý truyền dịch khi bị sốt. Nếu cần thiết phải truyền, bác sĩ sẽ có chỉ định với sự theo dõi sát sao của điều dưỡng về tốc độ truyền để tránh nguy cơ gây sốc.
Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng. Khi sốt cao, chỉ dùng paracetamol, tổng liều không quá 60mg/kg cân nặng/ngày với người lớn. Tuyệt đối không dùng aspirin, analgin, ibuprofen vì thể gây xuất huyết, toan máu.
Trong giai đoạn 7-10 ngày mắc sốt xuất huyết, người bệnh tốt nhất nên uống oresol; uống nhiều nước hoa quả, nước dừa, nước rau và nước lọc.
Theo giadinhvietnam
Hà Nội: Tăng cường phòng chống sốt xuất huyết Theo báo cáo về tình hình dịch bệnh của Sở Y tế Hà Nội, trong những tuần gần đây, số ca mắc mới sốt xuất huyết được ghi nhận trên toàn thành phố vào khoảng 800 ca/tuần. Từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận gần 8.000 ca mắc sốt xuất huyết nhưng chưa có trường hợp tử vong. Một số quận,...