“Bé gái béo nhất thế giới” 8 tháng tuổi đã nặng gần 20kg, từng khiến truyền thông thế giới phải ngỡ ngàng 3 năm trước giờ ra sao?
Từng được báo chí khắp nơi đưa tin vì thân hình “quá khổ” khi mới 8 tháng tuổi, cô bé Chahat ngày ấy liệu đã ổn định được cân nặng của mình?
Khoảng năm 2017, hình ảnh 1 bé gái người Ấn Độ được lan truyền rộng rãi khắp các trang báo thế giới thu hút sự chú ý của nhiều người. Chahat Kumar hồi đó mới 8 tháng tuổi nhưng đã to lớn và béo úc ích đến mức người em chỉ toàn những ngấn mỡ, da thịt chảy xệ trông như một “sumo nhí”.
Được biết, khi sinh ra, Chahat vẫn là đứa trẻ hoàn toàn bình thường. Nhưng thời điểm được 4 tháng tuổi, cân nặng của bé bất ngờ tăng không phanh khiến gia đình vô cùng lo lắng. 8 tháng tuổi, cân nặng của Chahat đã đạt ngưỡng 17kg – tương đương với trẻ ở độ tuổi 4-5.
Chahat từng được truyền thông thế giới quan tâm bởi cân nặng quá khủng của mình
Chahat quá nặng nên không thể đi đâu quá xa mà chỉ chơi loanh quanh nhà
8 tháng tuổi, bé nặng 17kg – bằng với 1 đứa trẻ 4 đến 5 tuổi
Điều bất thường này đến từ việc bé bị đói và đòi ăn liên tục trong ngày. Mẹ của Chahat, chị Reena (21 tuổi) cho biết lượng thức ăn bé hấp thụ mỗi ngày nhiều gấp 4 lần một đứa trẻ bình thường khác. Gia đình không thể hạn chế cho bé ăn để giảm cân bởi mỗi lần đói, bé sẽ gào khóc rất lớn và chỉ dừng khóc khi đã no bụng.
Việc con gái bị tăng cân bất thường dẫn đến béo phì ảnh hưởng rất nhiều cuộc sống sinh hoạt của gia đình họ. Mới chưa đầy 1 tuổi nhưng Chahat đã quá nặng khiến mẹ em không bế em được mà chỉ có bố em đôi khi đảm nhiệm việc đó. Chahat chỉ được chơi xung quanh nhà vì quá nặng nên không thể mang bé đi đâu xa được.
Chahat nặng đến nỗi mẹ bé không bế nổi bé
Chahat nổi tiếng khắp nơi bởi thân hình ú nu quá khổ của mình dù mới chưa đầy 1 tuổi
Em đòi ăn liên tục, nếu không cho ăn em sẽ gào khóc lên
Bên cạnh đó, Chahat còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc hô hấp và ngủ. Gia đình họ cũng tìm đến nhiều bệnh viện mong khám chữa cho con tuy nhiên gặp khá nhiều khó khăn bởi tình trạng của Chahat được xem là hiếm gặp.
Rất nhiều bác sĩ tuyến dưới phải chấp nhận bó tay bởi không tìm ra nổi nguyên nhân cho việc tăng cân chóng mặt như vậy. Hơn thế, trong quá trình điều trị, họ còn phát hiện lớp da trên cơ thể của em cứng bất thường, làm cản trở quá trình xét nghiệm máu .
“Từ ngày làm bác sĩ tới nay, tôi chưa từng gặp ca bệnh nào giống như của bé Chahat. Do lớp mỡ bên trong quá dày và làn da cứng bất thường khiến việc xét nghiệm máu trở nên rất gian nan, chúng tôi đã thử rất nhiều lần nhưng kết quả không được khả quan lắm” , bác sĩ của Chahat, Vasudev Sharma chia sẻ.
Việc thăm khám để chẩn đoán bệnh cho Chahat gặp nhiều trở ngại bởi lớp mỡ trên cơ thể em quá dày
Các bác sĩ từng “bó tay” trước trường hợp bệnh hiếm gặp của Chahat
Một thời gian sau khi nổi tiếng khắp nơi, nhiều phóng viên nhà báo đã đến tận nhà họ ở bang Punjab, Ấn Độ để cập nhật tình trạng của Chahat. Sau vài năm, cô bé béo ú ngày trước đã lớn hơn rất nhiều tuy nhiên vấn đề cân nặng của em có vẻ vẫn chưa được cải thiện.
Theo cập nhật của trang Rare Shot NEWS , khi được 2 tuổi bé nặng 25kg và chưa có dấu hiệu ngưng tăng cân . Bởi cân nặng quá khổ như vậy, Chahat không thể bò hoặc đi lại như những đứa trẻ khác. Phần lớn thời gian em đều ngồi lê lết trên sàn nhà hoặc nằm trên giường chơi với mẹ.
3 tuổi, Chahat vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển bởi vì quá béo
Em thường chỉ ngồi chơi trên sàn thay vì chạy nhảy hay bò trườn như bạn bè cùng tuổi
Cân nặng của bé vẫn chưa có dấu hiệu ngưng tăng
Trước đó, được biết, sau thời gian cố gắng vận động xin nhờ giúp đỡ và gây quỹ từ cộng đồng, họ đã có chi phí để thăm khám cho con tại các bệnh viện lớn hơn. Các bác sĩ cho hay, nguyên nhân gây ra chứng béo phì của cô bé là bị thiếu hụt hóc môn Leptin (còn gọi là hóc môn tiêu hao năng lượng) làm năng lượng trong cơ thể bé không được giải phóng gây thừa cân. Đặc biệt, trên thế giới chỉ có khoảng 50 trường hợp và Chahat là một trong số những người không may mắn mắc phải căn bệnh này.
Trẻ béo phì nhưng vẫn thiếu chất
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe người dân.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em đã giảm đáng kể và bền vững, tình hình an ninh lương thực - thực phẩm và bữa ăn của người dân đã được cải thiện rõ rệt.
Trẻ béo phì đang có xu hướng tăng.
Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân như tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm nhanh và bền vững. Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân giảm từ 30,1% năm 2000 xuống còn 14,1% năm 2015 và năm 2019 tỷ lệ này là 12,2%.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về dinh dưỡng như tỷ lệ SDD thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm giảm 1%, nhưng vẫn còn ở mức cao (22,4% năm 2019) và có sự chênh lệch giữa các vùng nhất là vùng núi, vùng khó khăn so thành phố, đồng bằng. Tỷ lệ này ở miền núi phía Bắc là 27,1% và Tây Nguyên là 29,8%.
Bên cạnh đó, tỷ lệ thừa cân, béo phì đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, nhất là ở khu vực đô thị. Tình trạng gánh nặng kép về dinh dưỡng ngày càng rõ rệt, và trở nên khó khăn trong phòng chống suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi, thừa cân và phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng. Tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi (năm 2019) là 9,7%.
Tình trạng thừa cân béo phì lứa tuổi học đường cũng đang báo động: Theo kết quả điều tra nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng tiến hành trong giai đoạn 2017-2018, với cỡ mẫu 5.000 học sinh từ 75 trường từ Tiểu học đến THCS; THPT (thuộc 25 xã/phường) trên một số tỉnh thành phố cho thấy: Tỷ lệ thừa cân/béo phì chung ở học sinh là 29,0% (tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 17,8%; khu vực thành thị là 41,9%).
Đồng thời, nhiều trẻ em Việt Nam thừa cân, béo phì nhưng lại thiếu nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, đây là một thực trạng cũng rất đáng quan ngại, bởi khi trẻ thiếu những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể nhưng lại được "che đậy" dưới thân hình mũm mĩm, các vị phụ huynh sẽ rất khó nhận ra vấn đề của con mình để có giải pháp kịp thời.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, vấn đề thừa cân nhưng thiếu chất ở trẻ cũng xuất phát từ chính chế độ ăn giàu đạm, đường, mỡ, bởi trong khẩu phần ăn này các thành phần dưỡng chất thiết yếu khác lại không được cung cấp đủ, điển hình là thiếu các nguyên tố vi lượng, vốn không sinh năng lượng nhưng lại rất cần cho các chuyển hóa của cơ thể như: Vitamin và khoáng chất.
Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Trương Tuyết Mai- Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia lý giải, chúng ta không nên nghĩ béo phì nghĩa là cái gì cũng thừa. Có những bé béo phì nhưng vẫn bị thiếu máu, thiếu sắt, thiếu canxi do chế độ ăn nhiều nhưng không đầy đủ các nhóm chất.
Thậm chí, ngày nay trẻ có xu hướng tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn ít có lợi cho sức khỏe; ăn nhiều chất đạm (chủ yếu là thịt) so với nhu cầu, khả năng hấp thụ của cơ thể, trong khi đó lại ăn ít rau, trái cây và ăn chưa đủ nhu cầu về sữa và sản phẩm từ sữa.
Để giúp trẻ có đầy đủ dinh dưỡng, các chuyên gia y tế khuyến cáo, cha mẹ nên lưu ý giảm bớt các thực phẩm giàu chất béo, đường trong chế độ dinh dưỡng của bé.
PGS.TS Trương Tuyết Mai tư vấn, ngoài việc cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm, trong bữa ăn nên bổ sung rau xanh, hoa quả tươi, uống nước hoa quả. Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm kém lành mạnh như đồ ăn nhanh, nước ngọt...
Đồng thời, để trẻ phát triển toàn diện, ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý còn cần tăng hoạt động thể lực, thời gian hoạt động ở mức trung bình ít nhất 60 phút/ngày. Trẻ dưới 2 tuổi không nên xem ti vi, trẻ lớn hơn chỉ được xem ti vi dưới 2 giờ/ngày hoặc dưới 14 giờ/tuần.
Mặt khác, trẻ cần ngủ đủ giấc để hỗ trợ hệ thống miễn dịch cũng như phát triển cơ thể toàn diện; với trẻ từ 0 đến 5 tuổi ngủ đủ 11 giờ/ngày, từ 5 đến 10 tuổi ngủ đủ 10 giờ/ngày, trên 10 tuổi ngủ đủ 9 giờ/ngày...
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng: Trẻ thừa cân rất hay thiếu vitamin D, đây là một chất rất cần thiết cho quá trình tổng hợp xương, làm xương vững chắc hơn, giúp trẻ phát triển cao lớn hơn. Bên cạnh vai trò đối với hệ xương khớp, vitamin D còn tham gia vào nhiều chức năng khác trong cơ thể. Đặc biệt, những người thiếu vitamin D rất dễ mắc các bệnh về hô hấp như hen phế quản, bệnh về miễn dịch, bệnh nhiễm trùng...
Cảnh báo 5 món ăn vặt rẻ bèo, có mặt ở khắp nơi mà trẻ nhỏ rất "nghiện" nhưng có thể là tác nhân gây ung thư cực mạnh cha mẹ cần hạn chế cho con ăn Theo bác sĩ Xiao Mei, phó trưởng khoa tiêu hóa, bệnh viện tỉnh An Huy (Trung Quốc): Ăn vặt là một trong những nguyên nhân khiến trẻ béo phì, tăng gánh nặng cho dạ dày, sinh bệnh và cuối cùng dẫn đến ung thư. Ai cũng nghĩ ung thư là căn bệnh có tỉ lệ mắc phần lớn ở người lớn nhưng trong...