Bé gái 6 tuổi bị bắt cóc ra khỏi bệnh viện Nhi Đồng 1 như thế nào?
Camera an ninh tại khu đăng ký khám bệnh dịch vụ của bệnh viện Nhi Đồng 1 đã ghi lại hình ảnh một người phụ nữ mặc áo hoa, quần trắng phục sẵn tại khu vực này để dẫn bé gái 6 tuổi ra ngoài trấn lột bông tai vàng.
Khoảng 10h4 sáng 5/4, chị Đặng Thị Thu Nga (31 tuổi, quê Lâm Đồng) đưa con gái là bé Lý Thị Thanh Thanh (6 tuổi) xuống bệnh viện Nhi Đồng 1 (quận 10) chữa bệnh nhiễm trùng. Lúc này khu khám bệnh dịch vụ có khá nhiều người lui tới, trong đó có một phụ nữ dáng người đậm, mặc quần màu trắng, áo hoa sát nách tiến lại ngồi ngay hàng ghế chờ.
Nghi can vụ bắt cóc bé gái 6 tuổi (trong vòng tròn đen) xuất hiện tại khu khám bệnh dịch vụ bệnh viện Nhi Đồng 1
Vài giây sau, chị Nga cầm hồ sơ đi vào quầy tư vấn, bé Thanh theo sau mẹ khoảng 2m. Sau khi làm xong thủ tục, chị Nga tiến về phía quầy đóng tiền mà không để ý đến con. Do mải chơi với một em nhỏ nên khi quay lại không thấy mẹ đâu, bé Thanh ngơ ngác nhìn xung quanh tìm kiếm, cùng thời điểm, chị Nga tiếp tục tiến vào một quầy thủ tục khác, khuất với vị trí của bé Thanh đang đứng.
Mẹ con chị Nga (trong vòng tròn trắng) tiến vào khu vực khám bệnh dịch vụ, “nữ quái” kia (trong vòng tròn đen) ngồi tại khu ghế chờ
Khi thấy bé Thanh đang nháo nhác tìm mẹ, người phụ nữ mặc quần trắng áo hoa, liền đứng dậy từ hàng ghế ngồi chờ tiến thẳng đến nắm tay và dẫn bé Thanh đi.
Làm xong thủ tục, chị Nga không thấy con gái mình đâu nên hốt hoảng đi tìm và trình báo cơ quan công an. Sau khi nhận được tin trình báo về việc con gái mất tích, lực lượng công an phường 10 đã báo cáo lên công an quận, công an thành phố cùng vào cuộc.
Mẹ đi vào quầy hỏi thủ tục, bé Thanh không biết nên ngơ ngác đi tìm
Video đang HOT
Ngay sau đó, đối tượng bắt cóc tiếp cận, dẫn dụ bé Thanh đi (trong vòng tròn đen)
Khoảng 17h chiều, bé Thanh được công an phường 4, quận 4 phát hiện tại khu vực hồ bơi trên đường Khánh Hội. Sau đó, bé Thanh kể, khi bị lạc mất mẹ, có một người phụ nữ đến kéo ra ngoài cổng bệnh viện, đưa lên xe máy nói chở đi tìm mẹ. Trên đường đi, người phụ nữ này đã lột một bên bông tai vàng của bé Thanh, khi lột bên còn lại thì cô bé la lên, sau đó thì bị bỏ lại ở khu vực hồ bơi bên quận 4.
Trung Kiên – Xuân Hinh
Theo Dantri
Kiệu xoay rước nước sông Hồng
Trên đường mang nước về đình, hàng chục nam nữ chạy rầm rập trên mặt đê rước kiệu quay tít và tin rằng, Thánh đang ngự trong kiệu chia vui cùng dân làng...
Nghi thức lấy nước từ giữa dòng sông cái để dành cúng lễ quanh năm được coi là quan trọng nhất trong lễ hội cổ xưa của làng Thổ Khối (nay là phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội). Trên đường mang nước về đình, hàng chục nam nữ chạy rầm rập trên mặt đê rước kiệu quay tít và tin rằng, Thánh đang ngự trong kiệu chia vui cùng dân làng.
Hội mở từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 2 âm lịch hàng năm, chính hội là mùng 9 với nhiều hoạt động đặc biệt.
Đám rước của làng đi trên 2 thuyền lớn ra giữa sông Hồng để lấy nước về cúng lễ.
Ông chủ tế Đặng Đình Tờ múc đủ 37 gáo nước sông cái cho vào chóe trong thời điểm thuyền đang ngược dòng.
Chóe nước sau đó được rước về đình Thổ Khối bởi 4 người cùng đoàn tùy tùng hàng trăm người.
Đình làng Thổi Khối thờ 6 vị thần Thành hoàng: Đào Thành hoàng Đại vương (Đào Duy Trinh); Bố Cái đại vương (Phùng Hưng); Linh Lang đại vương; Cao Sơn đại vương; Bạch Đa đại vương và Dị Mệ đại vương. Người làng trịnh trọng đặt nước sông cái vào đình Thổ Khối để làm nước cúng lễ quanh năm.
Đoàn rước gồm 6 kiệu Bát Cống, một kiệu Long Đình và một kiệu Song Loan.
Kiệu Long Đình được rước bởi các thanh niên chưa vợ.
Đặc biệt, kiệu luôn ngả nghiêng, quay tít trên vai đám thanh niên như không biết mệt.
Hai kiệu Song Loan và Long Đình cùng xoay ở đình Thổ Khối.
Kiệu Song Loan được rước bởi những cô gái chưa chồng.
Kĩ thuật nước kiệu khá đặc biệt, kiệu nhiều lúc nằm ngang nhưng không được chạm đất.
Người dân tin rằng nghi thức xoay kiệu là lúc Thánh về vui hội với dân làng.
Và người làng cho rằng khi kiệu xoay, không ai cản nổi và không ai dám làm điều đó.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Cảm động chuyện ở làng biển "góa phụ" mùng 8.3 Theo chị Thương, đàn ông vùng biển không lãng mạn. Biết ngày 8.3 là ngày của phụ nữ, các anh cũng chỉ nói được vài lời dịu dàng, làm cho vợ vài món ăn ngon "chứ chẳng có quà cáp chi". Anh mất, cuộc đời của chị cũng mất đi những lời dịu dàng đó. Nỗi đau làng biển Đó là tâm trạng...