Bất ngờ về thông tin quy hoạch ga Hà Nội 10 năm tới
Theo dự thảo quy hoạch, các tuyến đường sắt quốc gia không xuyên tâm qua ga Hà Nội như hiện nay, mà đường sắt khu đầu mối Hà Nội được quy hoạch kết nối tại ga tổ hợp Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Dự thảo quy hoạch này đã nghiên cứu một số nội dung để định hướng kết nối, bảo đảm đồng bộ, thống nhất tại một số khu vực trọng điểm và với các phương thức, trong đó có đường sắt khu đầu mối Hà Nội.
Theo quy hoạch, trong 10 năm tới, các tuyến đường sắt quốc gia không xuyên tâm qua ga Hà Nội như hiện nay.
Cụ thể, theo quy hoạch phát triển GTVT Thủ đô Hà Nội, ga Hà Nội có diện tích dự kiến khoảng 15 ha chỉ lập tàu khách và là ga trung tâm trung chuyển của đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và hệ thống giao thông công cộng khác.
Quy hoạch chung xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội cho thấy quy hoạch đường sắt khu đầu mối thành phố Hà Nội dự kiến xây dựng tuyến đường sắt vành đai phía Đông để khép kín vành đai, tạo điều kiện nối thông đường sắt quốc gia qua địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo đó sẽ hình thành các trung tâm tiếp vận nhằm phân phối và trung chuyển hành khách, hàng hóa giữa các loại hình vận tải đường sắt với đường bộ gắn với hệ thống ga đầu mối như: Ga Ngọc Hồi, ga Bắc Hồng, ga Cổ Bi, ga Tây Hà Nội.
Trên cơ sở đó, dự thảo quy hoạch Bộ GTVT vừa trình Thủ tướng đề xuất đường sắt quốc gia không đi xuyên tâm qua ga Hà Nội như hiện nay mà đi theo tuyến Bắc Hồng – Văn Điển, hoặc tuyến vành đai phía Đông qua Ngọc Hồi – Lạc Đạo – Bắc Hồng.
Các ga chính kết nối đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị khu vực Hà Nội gồm: Ngọc Hồi, Lạc Đạo, Yên Viên, Bắc Hồng.
Sau khi hoàn thành đoạn tuyến đường sắt vành đai phía Đông (Ngọc Hồi – Lạc Đạo – Yên Viên – Bắc Hồng) sẽ chuyển đổi 2 đoạn Ngọc Hồi – Yên Viên và Gia Lâm – Lạc Đạo thành đường sắt đô thị và bàn giao cho UBND thành phố Hà Nội.
Video đang HOT
Dự thảo quy hoạch vừa trình Thủ tướng cũng đề xuất xây dựng tổ hợp ga Ngọc Hồi là điểm đầu cho tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội – TPHCM, có chức năng ga lập tàu của đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, depot tàu đô thị – cơ sở toa xe, là nơi quản lý, dừng đỗ và bảo dưỡng sửa chữa toa tàu của hệ thống giao thông đường sắt đô thị. Ga Bắc Hồng có chức năng ga lập tàu hàng (thay thế cho ga Việt Hùng theo quy hoạch hiện nay).
Khi năng lực tuyến vành đai phía Đông không còn khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải, sẽ hình thành đoạn tuyến đường sắt phía Tây (Ngọc Hồi – Thạch Lỗi) để kết nối đường sắt liên vùng, dự kiến bố trí ga Tây Hà Nội.
Dự thảo quy hoạch cũng nêu rõ đề xuất ưu tiên nguồn lực với nhu cầu vốn toàn tuyến khoảng 8.100 tỷ đồng để đầu tư tuyến vành đai phía Đông, nhằm triển khai trong giai đoạn 2026-2030, kết nối tuyến Hà Nội – TPHCM hiện có với các tuyến phía Bắc như Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Đồng Đăng…
Bộ GTVT nêu rõ, mạng lưới đường sắt quốc gia thời kỳ 2021-2030 được quy hoạch theo 16 tuyến với chiều dài 4.871 km, trong đó có 7 tuyến chính hiện hữu với chiều dài 2.440 km và quy hoạch để chuẩn bị thực hiện đầu tư 9 tuyến đường sắt với chiều dài 2.431 km.
Giai đoạn 2021-2030 ưu tiên vốn đầu tư hoàn thiện đối với tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ triển khai đầu tư 2 đoạn ưu tiên Hà Nội – Vinh và Nha Trang – TPHCM. Tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – cảng Cái Lân đang được đầu tư, xây dựng dở dang.
Đêm Hà Nội lặng thinh giữa những ngày giãn cách xã hội
Buổi tối vắng vẻ, tĩnh lặng, nhiều tuyến phố tại trung tâm không một bóng người là những hình ảnh quen thuộc ở Hà Nội những ngày giãn cách xã hội gần đây.
Khoảng 19h30 tại nút giao cầu Chương Dương - Nguyễn Văn Cừ, điểm nối khu vực Quận Long Biên sang trung tâm thành phố không một bóng người qua lại. Lực lượng chức năng luôn túc trực 24/24h kiểm soát nhằm đảm bảo hạn chế nhất có thể việc người dân đi ra ngoài.
Vòng xoay cầu Chương Dương (Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải - Nguyễn Hữu Huân - Hàng Muối)
Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên nhiều tỉnh thành cả nước, Thủ đô cũng không nằm ngoài cuộc chiến dịch bệnh, đặc biệt là thời gian qua nhiều ca F0 không rõ nguồn gốc lây lan ra ngoài cộng đồng, chính vì vậy nhiều biện pháp mạnh đã được TP Hà Nội ban hành.
Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục lúc 20h tối chỉ còn lác đác phương tiện qua lại, chủ yếu là xe cứu thương và xe của công an phường đi tuần. Việc hạn chế người dân ra đường ở Hà Nội phần nào đã được chấp hành tốt.
Phố Đinh Tiên Hoàng quanh Hồ Hoàn Kiếm thời điểm 20h30 tối, nơi được coi là một trong những tụ điểm tấp nập người qua lại giờ đây thay vào đó là cảnh tượng lặng thinh, có những thời điểm không một bóng người.
Khuôn viên trước đài Cảm Tử thường được người dân ghé qua tập thể dục và tổ chức nhiều trò chơi dân gian, nay để lại một không gian vắng vẻ. Dịch bệnh bùng phát cùng những quy định phòng chống dịch mạnh mẽ đã phần nào thay đổi thói quen sinh hoạt của nhiều người.
Ngã tư Hàng Bài - Tràng Tiền rơi vào tình trạng ảm đạm, nhiều quán xá đồng loạt tắt đèn đóng cửa.
Các con phố xung quanh cũng trở nên heo hút.
Khung cảnh chợ Bắc Qua nằm cạnh chợ Đồng Xuân lúc 21h30 đã không còn những hình ảnh đông đúc dòng xe và người qua lại, thay vào đó đã tạm dừng hoạt động để đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19.
Không gian yên tĩnh được bao trùm ở nhiều dãy phố cổ vào thời điểm 22h.
Tại ga Hà Nội, được biết ngành đường sắt đã tạm dừng bán vé phục vụ hành khách đi và đến ga từ ngày 25/7 - 1/8. Đường Lê Duẩn trước cửa ga không bóng phương tiện, thậm chí bãi trông xe đêm cũng dừng hoạt động.
Thời điểm 21h tối, con phố Phạm Ngọc Thạch sầm uất ngày nào với hàng loạt cửa hàng thời trang và trung tâm thương mại lớn cũng rơi vào tình trạng ảm đạm. Các cơ sở kinh doanh đã đóng cửa theo đúng tinh thần phòng chống dịch bệnh mà Chỉ thị 16 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành ngày 24/7.
Đường Trường Chinh sau 20h, con đường thường được nhắc đến với nỗi "ám ảnh" của việc tắc đường đã thay đổi hoàn toàn khi lượng xe lưu thông qua đây là rất ít, cảnh tượng đông đúc người qua lại đã biến mất khi người dân chấp hành tốt quy định mà Chỉ thị 16 đề ra.
Tàu dừng đón, trả khách tại ga Hà Nội, chuyến bay từ Tân Sơn Nhất ra Nội Bài gián đoạn Từ ngày 25-7, tàu hỏa không đón, trả khách tại ga Hà Nội, trong khi các chuyến bay từ Tân Sơn Nhất ra Nội Bài vẫn chưa thực hiện vì chờ bố trí chỗ cách ly hành khách. Tối 24-7, đoàn tàu chuyên biệt đầu tiên do UBND tỉnh Hà Tĩnh thuê xuất phát tại ga Sài Gòn đưa 700 công dân Hà...