Bật mí về 6 loại hormone kiểm soát cân nặng của bạn
Vì sao bạn dễ tích mỡ bụng hơn người khác? Câu trả lời có thể nằm ở nồng độ các hormone kiểm soát lượng mỡ thừa và cân nặng của bạn.
1. Cortisol
Khi cơ thể bạn nhận thấy nguy hiểm, hoặc đơn giản là khi bạn kiệt sức sau một ngày làm việc, não sẽ giải phóng hormone cortisol. Hormone này đi vào máu và làm tăng nhịp tim, đưa oxy lên não nhiều hơn, giúp bạn hồi phục thể lực.
Đồng thời, hormone này cũng sử dụng năng lượng từ đường và mỡ tích trong cơ thể. Cơ chế trên hoàn toàn có lợi cho chúng ta. Nhưng theo các nhà khoa học, khi bạn thường xuyên bị stress, cơ thể sẽ bị rối loạn trong việc điều tiết cortisol, và đây cũng chính là nguyên nhân khiến bạn tăng cân và tích nhiều mỡ ở “vòng 2″.
2. Melatonin
Đây là một hormone cực kỳ quan trọng được sản sinh trong khi chúng ta say ngủ. Đặc biệt, theo các nghiên cứu ghi nhận được thì melatonin chỉ được cơ thể sản xuất khi bạn ngủ trong phòng tối. bất kỳ loại ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo nào cũng ảnh hưởng tới lượng melatonin cơ thể sản sinh.
Vấn đề là, sự thiếu hụt melatonin được cho là liên quan chặt chẽ với bệnh béo phìvà các bệnh ung thư. Vì thiếu hụt melatonin sẽ khiến bạn mất ngủ mà mất ngủ là một trong những nguyên nhân làm rối loạn cơ chế sinh học và giảm khả năng đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
3. Oxytocin
Còn được ví von là hormone tình yêu bởi oxytocin được giải phóng khi bạn có những cử chỉ gần gũi những đối tượng đặc biệt như người yêu, vợ hoặc chồng. Khoa học đã chứng minh được những công dụng đáng quan tâm của oxytocin bao gồm khả năng làm giảm đau nhanh chóng, giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ trí nhớ và chống lại các bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, oxytocin giúp bạn vượt qua căng thẳng dễ dàng hơn, tránh được tình trạng tăng cân do stress.
4. Thyroxine
Thyroxine là một hormone do tuyến giáp điều tiết, nó chịu trách nhiệm kiểm soát quá trình trao đổi chất cũng như mức độ năng lượng của cơ thể. Khi bạn bị thiếu hụt thyroxine, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi uể oải, tốc độ trao đổi chất cũng như đốt năng lượng diễn ra chậm chạp hơn.
Thiếu thyroxine là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho kế hoạch giảm cân hoặc duy trì cân nặng của bạn thất bại.
5. Leptin
Một loại hormone được ứng dụng trong nhiều sản phẩm giảm cân, nhiệm vụ chính của leptin là phát tín hiệu no đến não, làm giảm cảm giác thèm ăn và khiến bạn ăn ít đi. Thế nhưng khi bạn có chế độ ăn nhiều đường bột, nồng độ leptin sẽ bị sụt giảm, gây ra cảm giác đói ảo, bạn sẽ thèm ăn ngay cả khi vừa ăn xong các bữa chính.
6. Serotonin
Một người họ hàng xa của oxytocin, serotonin được cơ thể tiết ra nhằm đảm bảo cân bằng trạng thái tinh thần, chống lại stress và giúp bạn suy nghĩ tích cực hơn. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của serotonin trong việc chống tăng cân do stress và sự thiếu hụt serotonin cũng được xem là một trong những nguyên nhân chính gây tăng cân đột ngột.
Theo VNE
Stress: Nguy cơ dẫn đến bệnh tim
Stress đòi hỏi lượng hormone và năng lượng từ chất béo ít hơn nhưng lại liên tục, do đó gây nên tình trạng tăng huyết áp, nhịp tim đập quá mức cần thiết.
Điều này dẫn tới sự rối loạn về huyết động, làm cho áp lực tại thành mạch tăng lên, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Theo các nhà khoa học, stress là trạng thái mà mỗi người phải tự nỗ lực bản thân mình một cách cao nhất, mặc dù họ không mong muốn, nhằm để đáp ứng với những tình huống và sự kiện trong cuộc sống của họ. Điều này có nghĩa, stress không chỉ là phản ứng của cơ thể trước những thách thức mang tính thể chất, tâm lý mà còn là những phản ứng thuộc về hành vi, tinh thần và tình cảm.
Căng thẳng thần kinh: Khởi phát của bệnh tim
Những căng thẳng thần kinh thường gặp trong cuộc sống hiện đại khác với những căng thẳng mang tính thể chất. Những căng thẳng này thường không giảm đi mà thường xuyên tăng lên và kéo dài liên tục.
Ảnh minh họa
Phản ứng với những căng thẳng này đòi hỏi lượng hormone và năng lượng từ chất béo ít hơn nhưng lại liên tục. Tuy nhiên, cơ thể phản ứng trước sự căng thẳng về tinh thần hay thể chất là như nhau. Do đó, lượng hormone và chất béo được huy động trong những căng thẳng thần kinh không được tiêu thụ hết, dẫn tới tình trạng tăng huyết áp, nhịp tim đập quá mức cần thiết. Điều này dẫn tới sự rối loạn về huyết động, làm cho áp lực tại thành mạch tăng lên, đặc biệt có thể xảy ra ở mạch vành mạch máu nuôi tim.
Khi rối loạn huyết động tăng và các hormone do căng thẳng gây ra lưu hành liên tục trong máu sẽ làm tổn thương niêm mạc thành mạch. Được huy động bởi các hormone này, các tiểu cầu trong máu vận chuyển đến và bám dính tại thành mạch với mục đích làm giảm quá trình tổn thương. Nhưng chính quá trình này lại làm cho thành mạch dày lên và dẫn đến nguy cơ tắc mạch. Bên cạnh đó, cholesterol tỷ trọng thấp cũng được sản xuất ra từ các tế bào mỡ trong quá trình phản ứng với căng thẳng. Theo thời gian, những thay đổi này sẽ dẫn đến quá trình xơ vữa ở động mạch vành, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Những hậu quả khác
Khi động mạch vành hẹp đến mức giảm lưu lượng máu một cách nghiêm trọng, sẽ dẫn đến việc máu cung cấp cho cơ tim không đủ để duy trì hoạt động co bóp, trong khi tim cần co bóp nhiều hơn để đáp ứng với sự căng thẳng. Kết quả là, cơ tim thiếu máu cục bộ. Hơn nữa, chính những hormone tiết ra do căng thẳng cũng có thể gây co nhỏ thành mạch nên càng làm giảm lượng máu lưu thông qua mạch vành và cơn đau tim xảy ra. Sự thiếu máu cục bộ cơ tim đi kèm với những hoạt động thể lực gắng sức sẽ gây ra cơn đau tim thắt ngực.
Ở một số người, đôi khi sự căng thẳng về tinh thần, tình cảm và quá trình thiếu máu cục bộ cơ tim diễn ra một cách lặng lẽ. Điều này càng nguy hiểm hơn vì ở những người đó không nhận thấy dấu hiệu đau ngực hay khó chịu nên họ sẽ không coi trọng, lo lắng bệnh tình để có hướng điều trị kịp thời đúng đắn, dẫn tới hậu quả khôn lường.
Theo TNO
Những dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị rối loạn hormone Một số phụ nữ trẻ ngày nay, thậm chí trẻ hơn 30 tuổi đã gặp những triệu chứng rối loạn hormone trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe tâm sinh lý của chị em. Trong cơ thể con người có một hệ thống các hormone. Các hormone giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt, thực...