- Việt Giải Trí - https://vietgiaitri.com -
Bất bình câu chuyện phân biệt đối xử giữa các con trong gia đình
On 20/04/2023 @ 10:57 AM In Netizen
Câu chuyện bố mẹ thiên vị con cái chưa bao giờ là cũ. Nhiều phụ huynh thường dõng dạc tuyên bố rằng mình không thiên vị con cái, luôn công bằng với các con. Tuy nhiên, sự thật thường không phải như vậy.
Gia đình là môi trường tốt để nuôi dưỡng tâm hồn con trẻ. (Ảnh minh họa: Pinterest)
VnExpress đăng tải, M.P (28 tuổi, quê Can Lộc, Hà Tĩnh) từ nhỏ cho đến khi trưởng thành, cô luôn phải chịu cảm giác cô đơn trong chính ngôi nhà của mình. "Bố mẹ tôi yêu chị gái vì học giỏi, thương em trai do bé nhất nhà, còn tôi dường như không có lý do gì để được yêu thương", M.P tâm sự.
Nhiều đứa trẻ từ nhỏ đã chịu tổn thương vì không cảm nhận được tình yêu của bố mẹ. (Ảnh minh họa: Monstera)
Được biết, chị P. học trường chuyên nên gần như mọi việc trong nhà P. đều phải chăm lo để chị có thời gian học. Không những vậy, nếu P. bị điểm thấp, cô lập tức sẽ bị bố mẹ mắng, chê trách. Nhưng nếu người đó là chị gái P., bố mẹ sẽ không ngần ngại mà đến dỗ dành, cưng nựng.
Một hành động nhỏ của phụ huynh có thể dễ dàng để lại vết thương lòng cho con. (Ảnh minh họa: Táo Vàng)
Năm M.P. 18 tuổi, cô rời quê vào TP HCM học Đại học. Tưởng chừng như đã có thể tự sống cuộc đời mình, P. lại tiếp tục phải gánh khoản lãi hàng tháng cho số tiền 200 triệu đồng đi Nhật của chị gái.
Thời điểm đó, Việt Nam đang chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, công việc của P. gặp khó khăn trăm bề, cô phải ở nhà làm online, còn đóng đủ loại chi phí nên không có tiền gửi về. Bố mẹ lại làm nông thu nhập bấp bênh, riêng chị gái lấy chồng cũng chỉ đủ để vun vén cho tổ ấm nhỏ.
Nhiều bạn trẻ không chịu nổi áp lực kinh tế từ chính gia đình mình tạo ra. (Ảnh minh họa: Báo Phụ Nữ)
M.P. nhớ, có lần cô sốt cao, nằm bẹp trong nhà nhưng tuyệt nhiên không ai gọi điện hỏi thăm. Họ chỉ liên lạc khi đến hạn cần trả tiền lãi. Thậm chí, số tiền nợ của chị gái còn chưa đủ, bố mẹ còn yêu cầu P. gánh thêm chi phí học Đại học cho em trai. Cô cảm thấy cực kỳ buồn và bất lực, lúc nào cũng cảm giác như bị bóc lột ngay trong gia đình mình.
M.P cảm thấy tủi nhục, vừa phải tự lo cho bản thân, vừa phải cáng đáng cho chi phí của cả gia đình. (Ảnh: VnExpress)
Do đó, từ khi lên thành phố lớn sinh sống và làm việc, vài năm M.P mới về nhà một lần. P. cho biết, cô sợ phải nghe những lời cằn nhằn của bố mẹ về trách nhiệm mà cô phải làm với gia đình. Nên đến hiện tại, dù đã gần 30 tuổi nhưng M.P vẫn độc thân. Cô không tin vào tình yêu, bởi với P., người sinh ra mình còn đối xử như vậy huống gì người ngoài.
Những đứa con không được yêu thương có xu hướng càng lớn càng rời xa bố mẹ, không muốn gặp mặt. (Ảnh minh họa: Gia Đình Mới)
Có lẽ, câu chuyện "con yêu, con ghét" không còn là chuyện hiếm trong mỗi gia đình. Khảo sát trên 300 độc giả của VnExpress cho thấy, 61% từng bị bố mẹ phân biệt đối xử, trong đó 29% là thường xuyên và 32% là tùy trường hợp.
Trao đổi với VnExpress, chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hương nhận định, sự thiên vị của cha mẹ chủ yếu dựa vào cảm xúc chủ quan của bố mẹ, không có lý do chính đáng. "Về mặt nhận thức, mọi cha mẹ đều biết thiên vị giữa những đứa con là không tốt nhưng họ khó đối xử bình đẳng, thường dành sự quan tâm, tình yêu thương cho một đứa con nhiều hơn những đứa khác", bà Thu Hương nói.
Tình yêu của bố mẹ nên chia đều, không xem trọng đứa này hơn đứa kia. (Ảnh minh họa: HelloBacsi)
Tuy nhiên, sự thiên vị này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến ý thức và giá trị bản thân con trẻ. Những đứa trẻ lớn lên trong sự bất công sẽ luôn có cảm giác tự ti sâu sắc, thậm chí có cái nhìn tiêu cực và giận dữ về mối quan hệ gia đình sau khi trưởng thành. Vì vậy, tình yêu của cha mẹ không được phép chênh lệch. Các con cần cần được đối xử như nhau để không nảy sinh tâm lý mình là nạn nhân, bên kia là kẻ bắt nạt.
Con cái chỉ "khỏe" về cả thể xác lẫn tinh thần khi bố mẹ biết cách yêu thương. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Article printed from Việt Giải Trí: https://vietgiaitri.com
URL to article: https://vietgiaitri.com/bat-binh-cau-chuyen-phan-biet-doi-xu-giua-cac-con-trong-gia-dinh-20230420i6890230/
Click here to print.
Copyright © vietgiaitri.com - All rights reserved.