Báo Tây bảo vũ khí NATO vượt trội ở Ukraine, chuyên gia Nga nói: Chiêu trò truyền thông
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov, đến nay, Kiev đã chứng minh vũ khí phương Tây viện trợ tốt hơn so với vũ khí của Nga.
Financial Times (FT) cho hay, các loại vũ khí phương Tây do Mỹ và đồng minh NATO cũng như đối tác chuyển giao cho Kiev đã hoạt động xuất sắc trên chiến trường Ukraine. Để minh họa, tờ này so sánh vũ khí NATO cung cấp cho Kiev như chiếc Mercedez-Benz, trong khi vũ khí của Nga như chiếc ô tô lỗi thời thời Liên Xô.
Theo FT, Kiev đã bắn hạ hơn chục chiếc tên lửa siêu thanh Kinzhal. FT nhấn mạnh, Ukraine đã sử dụng MIM-104 Patriot – hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) do Mỹ sản xuất, để đánh chặn tên lửa siêu thanh Kinzhal của Nga.
Tuy nhiên, theo chuyên gia quân sự Nga Viktor Litovkin, những tuyên bố trong bài báo của FT chỉ là chiêu trò truyền thông, trong khi cuộc phản công được quảng cáo rầm rộ của Kiev đang “dậm chân tại chỗ”.
“Trên thực tế, chúng tôi thấy rằng nhiều hệ thống Patriot đã bị phá hủy. Hệ thống phòng không này bị phá hủy chỉ bằng một đòn duy nhất của Kinzhal. Năm khẩu đội Patriot cùng radar bị phá hủy cùng lúc”, ông Litovkin nói.
Mỹ chuyển giao hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine đối phó Nga. (Ảnh: The Drive)
Theo chuyên gia này, nhiều xe tăng Leopard đã bị quân Nga diệt gọn. “Người Mỹ thận trọng, không gửi Abrams cho Kiev bởi vì họ hiểu rằng vũ khí này cũng sẽ chung số phận, bị phá hủy bởi pháo binh Nga”, ông Litovkin cho biết.
Chuyên gia Litovkin không ngạc nhiên trước những lời lẽ ngợi ca vũ khí phương Tây của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov. Theo vị này, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine buộc phải làm điều đó vì Kiev ngày càng cần nhiều thiết bị quân sự từ phương Tây, nếu không, binh sĩ Ukraine không có gì để chiến đấu.
“Ông ấy không còn lựa chọn nào khác ngoài việc theo phương Tây và ca ngợi các thiết bị quân sự của phương Tây”, chuyên gia quân sự Nga lưu ý. “Tuy nhiên, mấu chốt của vấn đề là không có bất kỳ chiến thắng thực sự nào trên chiến trường nhờ vào vũ khí phương Tây”, ông Litovkin nhấn mạnh.
Kinzhal phá hủy Patriot do Mỹ sản xuất?
Bộ Quốc phòng Nga thông báo, hệ thống Patriot của Ukraine đã bị tên lửa đạn đạo siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal tấn công và phá hủy ở Kiev vào ngày 16/5. Video xuất hiện trực tuyến cho thấy cuộc tấn công Kinzhal đập tan nỗ lực của phi đội Patriot nhằm hạ gục vũ khí siêu thanh này của Nga.
Video cho thấy hoạt động cường độ cao của các khẩu đội thuộc hệ thống phòng không MIM-104 Patriot của Mỹ. Ngay khi hệ thống phòng không hết tên lửa, một vụ nổ mạnh xảy ra tại nơi thực hiện các vụ phóng.
Sau đó, truyền thông phương Tây phải thừa nhận vụ tấn công, tuyên bố hệ thống phòng không do Mỹ sản xuất chưa bị phá huỷ hoàn toàn mà chỉ bị “hư hỏng”. Tuy nhiên, rõ ràng, chỉ một đòn tấn công của tên lửa Kinzhal đã khiến Patriot không thể hoạt động.
NASAMS giúp Ukraine trên tiền tuyến?
Video đang HOT
Hai hệ thống phòng không tầm trung NASAMS lần đầu tiên được chuyển giao cho Ukraine vào tháng 10/2022. Lầu Năm Góc hứa cung cấp cho Kiev 8 hệ thống NASAMS và một lượng đạn dược không xác định.
Những hệ thống này được Lầu Năm Góc bàn giao theo đợt cho Kiev, hoàn tất trước ngày 28/11/2025. Có rất ít bằng chứng cho thấy 2 hệ thống phòng không NASAMS do Mỹ cung cấp mang lại lợi ích cho Ukraine trên chiến trường, đặc biệt là khi một trong 2 hệ thống này được cho là bị quân Nga phá huỷ vào đầu tháng 2.
Với tầm bắn hiệu quả khoảng 30 km, hệ thống phòng không NASAMS chủ yếu nhằm vào máy bay không người lái, máy bay và tên lửa hành trình của đối phương. Theo các chuyên gia quân sự Nga, số lượng NASAMS hạn chế không cho phép Ukraine che chắn cho quân đội của nước này.
Tên lửa Storm Shadow. (Ảnh: Shutterstock)
Storm Shadows và HIMARS bất khả chiến bại?
Ông Reznikov không phải là bộ trưởng duy nhất phóng đại những thành công của vũ khí NATO ở Ukraine. Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace khẳng định với các nhà lập pháp rằng tên lửa Storm Shadow nước này chuyển cho Kiev có “tác động đáng kể” trên chiến trường. Storm Shadow là tên lửa hành trình tầm xa có tầm tấn công khoảng 250 km.
Đến nay, Storm Shadows đã gây được tiếng vang bằng cách tấn công cây cầu Chongar của Nga trên biên giới hành chính nối vùng Kherson và bán đảo Crimea, song chừng đó là chưa đủ, không làm thay đổi cán cân có lợi cho Kiev trên thực địa.
Sau cuộc tấn công của quân đội Ukraine vào cây cầu Chongar, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, các lực lượng vũ trang nước này phá hủy kho chứa tên lửa hành trình Storm Shadow ở khu vực Khmelnitsky của Ukraine.
Tương tự, các lực lượng Nga thường xuyên đánh chặn các tên lửa phóng đi từ bệ phóng M142 HIMARS do Mỹ sản xuất. Theo Bộ Quốc phòng Nga, lực lượng Ukraine thường sử dụng HIMARS tấn công vào mục tiêu dân sự của các khu vực sáp nhập Liên bang Nga vào năm ngoái.
“Kiev đang cố gắng bù đắp cho việc không thể đảm bảo thành công trên thực địa thông qua các cuộc tấn công khủng bố vào các mục tiêu dân sự. Họ chỉ đạt được hiệu quả ở góc độ tuyên truyền”, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết hôm 3/7.
Leopard và Bradley hiệu quả?
Ukraine hứng chịu tổn thất về thiết bị quân sự sau khi bắt đầu cuộc phản công. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm 3/7 cho biết, số lượng xe tăng chiến đấu Leopard 2 của Ukraine bị Nga phá hủy tương đương toàn bộ số phương tiện mà Kiev nhận được từ Ba Lan và Bồ Đào Nha. Theo đó, Ukraine đã mất 16 xe tăng Leopard trên thực tế.
Trước đó, ngày 26/6, New York Times thừa nhận ít nhất 17 trong tổng số 113 xe chiến đấu bộ binh Bradley đã bị hư hại hoặc phá hủy trong các cuộc giao tranh. Bộ Quốc phòng Nga cho hay, các lực lượng Nga đã phá hủy được khoảng 920 xe bọc thép Ukraine ở Donbass và vùng Zaporizhia vào tháng 6.
Đề cập đến vấn đề này, chuyên gia quân sự Litovkin cho rằng, xe tăng Nga chiếm ưu thế vượt trội ở chiến trường Đông Âu.
“Nga có xe tăng T-72, T-80, T-90, vượt trội so với bất kỳ xe tăng phương Tây nào. Ví dụ, những xe tăng này của Nga có ba thành viên tổ lái và một người làm nhiệm vụ tiếp đạn tự động, trong khi không có xe tăng phương Tây nào có bộ nạp đạn tự động. Và họ có một thành viên tổ lái thứ tư đang nạp đạn, người này phải nạp đạn trong trận chiến, khi xe tăng tiến về phía trước và lắc lư trên mặt đất.
Xe tăng của phương Tây cao 3 mét, còn của Nga cao 2,2 mét. Xe tăng của họ nặng hơn 60 tấn trong khi của Nga là 46 tấn,.. Khi nói đến cỡ nòng: chúng tôi có 125mm, còn họ có 120mm. Trên hết, xe tăng của chúng tôi không chỉ có thể bắn đạn pháo mà còn cả tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser”, chuyên gia Litovkin cho hay.
Trước đó, Sputnik mô tả thực tế là lũ sông đóng băng, bùn, đầm lầy và các điều kiện thời tiết khắc nghiệt khác đã trở thành một thách thức nghiêm trọng đối với các thiết bị quân sự của NATO. Quân đội Ukraine đã phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về hậu cần, trong đó có việc xe tăng chiến đấu nặng 60 tấn của Đức không thể vượt qua một số cây cầu của Ukraine.
Tính đến ngày 5/7, quân đội Nga đã phá hủy 10.535 xe tăng và các phương tiện chiến đấu bọc thép của Ukraine kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt. Bộ Quốc phòng Nga cũng bác bình luận gần đây của Đô đốc Anh Sir Tony Radakin rằng quân Nga mất “một nửa hiệu quả chiến đấu và khoảng 2.500 xe tăng ở Ukraine”.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, thông tin Đô đốc Sir Tony Radakin đưa ra với mục đích kêu gọi sự ủng hộ từ nội bộ nước Anh, cung cấp thêm hỗ trợ tài chính để quân đội nước này mua thiết bị quân sự mới, thay thế thiết bị đã chuyển giao cho Ukraine.
Xe tăng Leopard 2. (Ảnh: Reuters)
Cuộc phản công diễn ra thế nào?
Theo chuyên gia quân sự Viktor Litovkin, có những bằng chứng rõ nét cho thấy vũ khí phương Tây không vượt trội so với các vũ khí tương tự của Nga. Theo đó, đến nay, quân đội Kiev chưa giành được lợi thế trên thực địa so với Moskva. Ngoài ra, các lực lượng của Kiev hứng chịu tổn thất nặng nề cả về thiết bị và nhân lực.
“Trong hai tuần chiến đấu ở hướng Zaporizhzhia và Krasnolimansky, Avdeevksky và Artemovsky, Nga phá hủy 259 xe tăng, bao gồm cả những chiếc do phương Tây sản xuất”, chuyên gia quân sự Nga cho biết.
“Nga phá hủy 700 phương tiện chiến đấu bọc thép, nhiều phương tiện bay không người lái. Điều này nói lên lợi thế công nghệ của ai? Hơn nữa, điều đó cũng cho thấy sự vượt trội về đội ngũ chuyên gia quân sự Nga – bậc thầy về nghệ thuật quân sự. Ngoài ra, những thông tin về lợi thế của công nghệ vũ khí phương Tây chỉ là chiêu trò tuyên truyền của Ukraine và phương Tây”, ông Litovkin nhấn mạnh.
Xung đột Nga – Ukraine diễn ra hơn 500 ngày và chưa có hồi kết, hai bên vẫn tiến hành các đòn đáp trả lẫn nhau thời gian gần đây. Nhiều đề xuất hoà bình cho xung đột đã được đưa ra song chưa mang lại kết quả do khác biệt về quan điểm giữa Nga và Ukraine.
Phương Tây liên tục bơm vũ khí cho Ukraine đối đầu Nga. Nga cho rằng, quyết định của Mỹ và các nước NATO cung cấp xe tăng cho Ukraine khiến cho đàm phán giữa Nga và Ukraine trở nên “vô nghĩa”.
Nga nhiều lần cáo buộc Mỹ và đồng minh tìm cách cố tình kéo dài cuộc xung đột, cảnh báo phương Tây không cung cấp vũ khí cho Ukraine, đồng thời nhấn mạnh điều này sẽ chỉ làm leo thang xung đột và gây thương vong không đáng có mà không thay đổi được cục diện chiến sự.
Chuyên gia tiết lộ đòn đánh chặn ATACMS
Theo chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov, việc Mỹ chuyển giao ATACMS cho Ukraine đã dần rõ ràng và hệ thống này đủ sức gây khó cho Nga.
ATACMS phóng được từ hệ thống HIMARS.
Chuyên gia Leonkov đưa ra bình luận trên sau khi tờ Wall Street Journal tiết lộ rằng Mỹ có thể sớm phê duyệt việc cung cấp tên lửa chiến thuật ATACMS cho quân đội Ukraine, quyết định mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hoãn lại từ lâu do lo ngại leo thang xung đột với Nga.
"Trên thực tế, việc Mỹ sẽ chuyển giao ATACMS cho Ukraine đã trở nên rõ ràng hơn sau khi Kiev nhận được tên lửa Storm Shadow - đó là một tín hiệu cho thấy rõ rằng, phương Tây không còn sự ngăn cản nào đối với việc chuyển giao tên lửa tầm xa cho Kiev.
Những tên lửa này sẽ tăng cường hỏa lực trong giai đoạn mới của cuộc phản công mà quân đội Ukraine chưa đạt được những thành tựu đáng kể. Các tên lửa này sẽ gây ra khó khăn cho chúng tôi, điều này không thể phủ nhận", chuyên gia quân sự Alexei Leonkov nói.
Vị chuyên gia này cho biết thêm rằng, việc các phương tiện truyền thông đưa tin về quyết định cung cấp ATACMS cho Ukraine là bằng chứng gián tiếp cho thấy rằng, các tên lửa này sẽ sớm được đưa đến Kiev.
"Tất nhiên, ATACMS gây nguy hiểm cho chúng tôi, nhưng bây giờ chúng tôi trước hết phải nghĩ đến việc phá hủy các bệ phóng HIMARS mà từ đó các tên lửa này sẽ được phóng, cũng như xác định và phá hủy các kho chứa những vũ khí này", chuyên gia lưu ý.
Ông Leonkov còn nhấn mạnh rằng, những tên lửa ATACMS có thể bị bắn hạ bởi các hệ thống phòng không Tor-M2 và Buk-M2/M3 của Nga, nhưng đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, bởi vì các bệ phóng ATACMS sẽ được triển khai ở khoảng cách xa các hệ thống phòng không của Nga.
Tên lửa ATACMS được Mỹ tạo ra vào giữa những năm 1980 vào lúc hoàng hôn của Chiến tranh Lạnh và được đưa vào phục vụ trong Quân đội Mỹ đầu năm 1991, đúng thời điểm diễn ra cuộc chiến do Mỹ lãnh đạo chống lại Iraq thời Tổng thống Saddam Hussein.
ATACMS được thiết kế để hoạt động với nhiên liệu rắn. Tên lửa đạn đạo tấn công mặt đất có tầm bắn hiệu quả lên tới 300 km và vận tốc tối đa trong giai đoạn tăng tốc lên tới Mach 3 khiến chúng khó bị đánh chặn bằng các hệ thống phòng không thế hệ cũ.
Các đặc điểm của ATACMS rất khác nhau tùy thuộc vào biến thể, số khối và cấu hình.
Ví dụ, chúng có thể được trang bị đầu đạn phân mảnh nổ mạnh 500 pound (230 kg), chúng cũng có thể được trang bị các chất nổ khác có trọng lượng từ 160 đến 560 kg, bao gồm cả bom chùm.
Ngoài ra, còn có sự khác biệt đáng chú ý trong hệ thống dẫn đường của vũ khí, với các biến thể cũ hơn dựa trên dẫn đường quán tính, trong khi các tên lửa mới hơn bao gồm GPS tích hợp.
Giới quân sự Nga cho rằng, việc Mỹ cung cấp ATACMS cho Ukraine sẽ trở thành bước leo thang lớn.
Do Kiev có xu hướng sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp để tấn công bên trong nước Nga, Moscow đã nhiều lần cảnh báo rằng việc gửi ATACMS tới Ukraine sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ leo thang và thậm chí có thể dẫn đến đụng độ quân sự trực tiếp giữa Nga và Mỹ.
Đầu năm 2023, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov đã chỉ trích các nhà lập pháp ở Washington về lời kêu gọi cung cấp tên lửa ATACMS cho Ukraine để tấn công Crimea và gọi những đề xuất như vậy là "một yếu tố của chiến tranh tâm lý" và cảnh báo rằng việc phương Tây leo thang cuộc chiến ủy nhiệm có thể xảy ra để lại hậu quả khó lường.
Được biết, cùng với Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, ATACMS đã được sử dụng rộng rãi trong các cuộc chiến do Mỹ lãnh đạo ở Afghanistan và Iraq vào những năm 2000. Và nếu đến Ukraine, đây sẽ là chiến trường tiếp theo ATACMS có mặt.
Ukraine đảm bảo không tấn công Nga bằng tên lửa tầm xa, EU công bố gói hỗ trợ mới Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov cho biết, Kiev sẵn sàng đảm bảo với các đối tác phương Tây rằng họ sẽ không tấn công lãnh thổ Nga trong trường hợp được cung cấp tên lửa tầm xa. Ông Reznikov đưa ra tuyên bố trên trong cuộc họp chung của Chính phủ Ukraine và Ủy ban châu Âu (EC) hôm 2/2. "Ukraine...