Bão số 3 và lũ quét làm 24 người chế.t, mất tích và gây hậu quả nặng nề
Theo thống kê Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, tính đến tính đến 18 giờ ngày 8/9 có 24 người chế.t, mất tích do bão số 3, lũ quét và sạt lở đất gây ra.
Dọn cành cây bị đổ sau bão.
Cụ thể, người chế.t: 21 người ( Lào Cai 6, Quảng Ninh 5 (trong đó 1 chiến sĩ thuộc Lữ đoàn 513, Quân khu 3), Hải Phòng 2, Hải Dương 1, Hà Nội 1, Hòa Bình 4, Yên Bái 1, Lạng Sơn 1).
Người mất tích: 3 người (Bắc Giang 1, Tuyên Quang 2). Bị thương: 229 người (Quảng Ninh 157, Hải Phòng 40, Hải Dương 5, Hà Nội 4, Bắc Giang 4, Lạng Sơn 4, Lào Cai 9, Cao Bằng 1, Phú Thọ 2, Hoà Bình 1, Thanh Hoá 2).
8.017 nhà ở bị hư hỏng; 25 tàu thuyền các loại bị chìm tại nơi neo đậu ở Quảng Ninh.
Về điện lưới, thông tin: 5 đoạn đường dây 500KV, 31 đường dây 220kV, 97 đường dây 110kV bị sự cố. Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội bị mất điện, mất liên lạc trên diện rộng…
Về nông nghiệp, thủy sản: 109.382 ha lúa bị ngập úng, thiệt hại (tập trung tại Hải Phòng 7.005ha; Thái Bình 29.000ha; Hà Nội 6.218ha; Hưng Yên 12.119ha; Hải Dương 18.500ha; Hà Nam 10.869ha; Bắc Giang 4.822ha; Vĩnh Phúc 6.000ha;…); 17.921 ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại (tập trung tại Hải Phòng 1.600ha; Nam Định 2.500 ha; Thái Bình 3.345ha; Hải Dương 2.900 ha;…); 6.902 ha cây ăn quả bị hư hại (tập trung tại Hải Phòng 2.200ha; Thái Bình 1.385ha, Hưng Yên 1.841ha;…); Trên 1.100 lồng bè bị hư hỏng, cuốn trôi (chủ yếu ở Quảng Ninh).
Thượng úy quân đội hy sinh khi làm nhiệm vụ phòng chống bão số 3
Thượng úy Nguyễn Đình Khiêm đã có hành động dũng cảm cứu đồng đội và hy sinh trong khi làm nhiệm vụ phòng chống bão số 3 tại tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 8/9, Ban Thanh niên Quân đội (Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam) có tờ trình đề nghị Ban Bí thư Trung ương Đoàn truy tặng Huy hiệu "Tuổ.i trẻ dũng cảm" cho chiến sĩ Nguyễn Đình Khiêm (sinh năm 1997), Đại đội trưởng Đại đội 3, Lữ đoàn 513, Quân khu 3, Bộ Quốc phòng.
Thượng úy Nguyễn Đình Khiêm đã có hành động dũng cảm và hy sinh trong khi làm nhiệm vụ phòng chống bão số 3 tại xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Lực lượng quân đội giúp ngư dân Nam Định phòng chống bão số 3. Ảnh: Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam
Thực hiện công điện của Thủ tướng, Bộ Tư lệnh Quân khu 3 và những cơ quan chức năng Quân khu về triển khai ứng phó với cơn bão số 3, Lữ đoàn 513 đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức biện pháp phòng chống bão, đặc biệt là các đơn vị công trình. Đến 21h ngày 6/9, mọi công tác chuẩn bị ứng phó đã hoàn thành.
Sau đó, khi thấy hệ thống lán trại tại công trình (thôn Pạt, xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu) có nguy cơ mất an toàn, 8h ngày 7/9, Thiếu tá Nguyễn Đức Thành, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Công binh công trình 1, triển khai cho Thượng úy Nguyễn Đình Khiêm, Đại đội trưởng Đại đội 3 chỉ huy lực lượng chuẩn bị vật chất sẵn sàng ứng cứu với địa phương và chằng chống bổ sung bảo vệ lán trại.
Thượng úy Khiêm cùng một số cán bộ, chiến sĩ đơn vị thực hiện nhiệm vụ trên. Sau khi lấy xong cây chống, trên đường cơ động về, thấy đồng đội trượt chân, có nguy cơ bị cây đè gây nguy hiểm cho những đồng đội khác, Thượng úy Khiêm lao vào đỡ, bị cây đè vào người và ngã.
Thượng úy Khiêm được đồng đội đưa đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng anh không qua khỏi.
Thượng úy Nguyễn Đình Khiêm sinh ngày 6/11/1997; nhập ngũ tháng 9/2015; quê quán xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
Huy hiệu "Tuổ.i trẻ dũng cảm" là danh hiệu cao quý của Trung ương Đoàn dành tặng đoàn viên, thanh, thiếu nhi Việt Nam có hành động dũng cảm, lập công xuất sắc trong bảo vệ an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội; dũng cảm bảo vệ, cứu người, cứu tài sản của nhân dân, của Nhà nước trong tình huống cấp bách...
Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn tàu 170 giúp người dân địa phương chằng chống nhà cửa trước khi bão Yagi đổ bộ. Ảnh: Quân chủng Hải quân
Để ứng phó với bão số 3, Quân đội huy động gần 500.000 cán bộ, chiến sĩ (bộ đội thường trực, dân quân tự vệ, dự bị động viên) và hơn 10.100 phương tiện các loại.
Trong đó, có hơn 400 xe đặc chủng, hàng nghìn ô tô, tàu thuyền và 6 máy bay trực thăng. Các quân khu và Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã hỗ trợ nhân dân chằng chống nhà cửa và di dời khỏi khu vực nguy hiểm.
Hình ảnh tan hoang nơi lũ ống Điện Biên, sau một đêm cả bản trơ trọi bùn đất Sau một đêm, bản Mường Pồn 1 (xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) chỉ còn lại khung cảnh tan hoang khi cả trăm nóc nhà bị cuốn trôi, đán.h sập và hư hỏng. Ngày 25/7, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Điện Biên cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số...