Bao giờ hết nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống?
Khoảng 4 năm trở lại đây, đặc biệt là 2 năm gần đây, một số địa phương ở tỉnh Khánh Hòa xảy ra tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Nhiều hệ lụy trước mắt và lâu dài đã dần xuất hiện. Trước thực trạng trên, các cấp, ngành của tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều biện pháp để ngăn chặn…
Những câu chuyện buồn
Trong căn nhà xiêu vẹo làm bằng tre nứa, vợ chồng chị Cao Thị Kim ở xã Sơn Bình, huyện Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa) đang vất vả chăm sóc đứa con vừa tròn 2 tuổi. Cháu bé rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu cân và thường xuyên đau ốm. Lấy chồng năm 16 tuổi, đến năm 20 tuổi thì Kim đã có hai con. Hiện nay, chị Kim không có nghề nghiệp, không đất sản xuất, thu nhập của gia đình trông vào tiền công làm thuê của người chồng và luôn rơi vào cảnh thiếu thốn.
Hội viên Hội Phụ nữ xã Ba Cụm Nam (huyện Khánh Sơn) tuyên truyền bài trừ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Cũng ở xã Sơn Bình, chuyện anh em họ lấy nhau, vợ chồng kết hôn cận huyết thống 2 đến 3 đời không phải là hiếm trong cộng đồng người Raglai. Vợ chồng Bo Bo Thị Thu và Cao Ký kết hôn với nhau khi hai người là con chú, con bác là một ví dụ. Mặc dù hai vợ chồng đã cưới nhau hơn 5 năm và Bo Bo Thị Thu mấy lần mang thai nhưng mới chỉ một lần sinh con. Thế nhưng niềm vui ấy cũng không trọn vẹn bởi từ ngày Bo Bo Huy ra đời, vợ chồng Cao Ký lại càng thêm lo lắng, vất vả. Đã hơn 3 tuổi nhưng Huy chỉ nặng 8kg và mắc bệnh còi xương. Chúng tôi hỏi: “Cao Ký có biết hai vợ chồng là anh em không?”, em chỉ trả lời: “Mình biết vợ chồng mình có mối quan hệ gần với nhau, nhưng thương nhau rồi thì biết làm sao. Mình cũng nghĩ, cứ khác họ là không ảnh hưởng gì, bây giờ sinh con ra còi cọc thế này mới thấu”.
Những câu chuyện buồn như chuyện của em Cao Thị Kim và Cao Ký không phải hiếm, cũng không chỉ ở xã Sơn Bình và huyện Khánh Sơn, nó diễn ra ở nhiều địa phương khác của tỉnh Khánh Hòa như TP Cam Ranh, huyện Khánh Vĩnh… Theo số liệu thống kê của Chi cục Dân số, Kế hoạch hóa gia đình (DSKHHGĐ) tỉnh Khánh Hòa, từ năm 2011 đến cuối năm 2014, toàn tỉnh có gần 300 trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, trong đó nữ chiếm gần 55%. Cộng đồng người Raglai ở huyện miền núi Khánh Sơn chiếm tỷ lệ tảo hôn cao và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Đáng báo động là có hơn 55% trường hợp kết hôn ở tuổi từ 14 đến 16 tuổi. Còn trong 6 tháng đầu năm 2015, toàn tỉnh có 32 cặp tảo hôn.
Video đang HOT
Theo bà Huỳnh Thị Hiên, Quyền Chi cục trưởng Chi cục DSKHHGĐ tỉnh Khánh Hòa: “Thực tế cho thấy, phần lớn những cặp vợ chồng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống có kinh tế khó khăn, chủ yếu là hộ nghèo. Từ đó dẫn đến các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc… Không những thế, con cái của họ khi sinh ra dễ mắc bệnh tật và để lại nhiều gánh nặng, hệ lụy cho gia đình, xã hội”.
Làm gì để đẩy lùi?
Cũng theo bà Huỳnh Thị Hiên, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống xảy ra chủ yếu trong cộng đồng dân cư các dân tộc ở miền núi tỉnh Khánh Hòa và ở một số nơi khó tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế. Ở những khu vực này, trình độ văn hóa của người dân còn thấp, ngại tiếp cận với cộng đồng và ít tiếp cận các thông tin về chăm sóc sức khỏe sinh sản và giới tính. Trước thực trạng trên, Chi cục DSKHHGĐ tỉnh Khánh Hòa đã triển khai mô hình can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại huyện Khánh Sơn.
Mô hình này được triển khai đã thu hút được một lượng lớn cộng tác viên là hội viên hội phụ nữ, đoàn viên, thanh niên các cấp và các già làng… Hơn một năm nay, già làng Cao Thuần ở thôn Ko Róa, xã Sơn Lâm, huyện Khánh Sơn vẫn tranh thủ đi khắp thôn để tuyên truyền, vận động đồng bào chống lại nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Năm 2014, biết em Cao Thái Nhật trong thôn vừa học xong lớp 12 đã có ý định kết hôn, già làng Cao Thuần đến vận động nên em đã từ bỏ ý định trên để chuyên tâm vào việc học. Nhờ những người như già làng Cao Thuần mà 6 tháng đầu năm nay, cả xã Sơn Lâm không xảy ra tình trạng này.
Trao đổi với chúng tôi, ông Mấu Thái Cư, Phó chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn cho biết: “Mô hình trên được triển khai ở địa phương đã đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, muốn ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ tình trạng trên thì các ngành, các cấp phải thường xuyên quan tâm, chỉ đạo. Cùng với đó, các đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội cần chủ động phối hợp với các trung tâm DSKHHGĐ trong công tác truyền thông. Truyền thông phải sát với tình hình thực tế của đồng bào, tuyên truyền dễ hiểu, dễ thực hiện”.
“Tuy mô hình trên đã đạt được một số kết quả, nhưng một số địa phương vẫn chưa thực sự quan tâm dẫn đến kết quả đạt được chưa cao. Chính vì thế, chúng tôi rất mong sự vào cuộc của toàn xã hội và sự quan tâm hơn nữa của chính quyền địa phương các cấp”, bà Huỳnh Thị Hiên nói.
Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tỉnh Khánh Hòa cần quan tâm chăm lo, tạo điều kiện để người dân phát triển kinh tế, nâng cao dân trí. Từ đó, người dân tiếp cận được kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản và giới tính, văn hóa… để họ tự bài trừ tình trạng trên.
Theo Quandoinhandan
Em yêu anh để... trả ơn
Tôi đứng như chôn chân ở đó khi nghe hai người đang gào khóc gọi tên anh. Tôi nghĩ mình mơ... không thể... có lẽ tôi nhầm phòng. Tôi đang định quay đi để hỏi bác sỹ thì người phụ nữ ấy đã chào tôi. Chị nói trong nước mắt: Anh nhà chị bị... chấn thương não... em ạ? Chị là vợ anh ư...
Gia đình tôi làm nghề kinh doanh hoa quả, công việc làm ăn không phải lúc nào cũng thuận lợi. Nhiều lần gia đình tôi lao đao theo thị trường, một người bạn lớn đã giúp đỡ chúng tôi thoát nạn. Với gia đình tôi anh giống như vị cứu tinh. Khi tôi lớn lên, tôi nổi bật bởi vóc dáng cao ráo, ưa nhìn. Ngoại tôi tuyên bố tôi phải yêu anh để đền đáp ơn nghĩa của anh. Dù cho khi ấy chúng tôi chênh nhau 15 tuổi nhưng bố mẹ tôi không dám trái lời ngoại và cũng vun vào cho tôi.
Ban đầu tôi phản đối nhưng sự quan tâm lo lắng của anh dành cho tôi, anh dành hàng giờ để lắng nghe tôi. Anh đã khiến một cô bé 20 tuổi như tôi xiêu lòng, nhận lời yêu anh. Hạnh phúc vì được nâng niu, tôi yêu như trên mây và dành cho anh tất cả như một sự đền ơn. Nhưng yêu một thời gian, anh nói không thể cưới tôi bây giờ được vì mẹ anh đi xem bói thầy nói chúng tôi không hợp nhau. Tôi hứa đợi anh thuyết phục mẹ.
Thời gian sau đó, chúng tôi thường xuyên liên lạc với nhau nhưng ít khi gặp nhau bởi công việc làm ăn của anh hay phải đi xa. Chuyện tình cảm của tôi mãi không đến đâu nên tôi chán nản và đăng ký đi lao động nước ngoài 3 năm. Tôi hi vọng khi về anh thuyết phục được mẹ anh. Thời gian đó, gia đình tôi vẫn nhờ anh giúp đỡ nhiều lần.
Khi tôi trở về, chúng tôi lại gặp nhau, mà không có một hứa hẹn nào cho tương lai. Mỗi khi tôi nói lời chia tay thì anh lại tỏ ra tôi ruồng bỏ anh vì anh đã già, không giúp được gia đình tôi nữa nên tôi đòi chia tay. Thật khó để chia tay khi mà trong lòng vẫn vương vấn, khi mà chúng tôi vẫn thật nồng nàn bên nhau. Anh luôn làm tôi hạnh phúc tràn ngập trong vòng tay ấm áp ấy. Tôi như kẻ sống chỉ biết hôm nay, tôi mê muội yêu anh và đau khổ nghĩ tới tương lai mình. Tôi muốn dứt mà không sao thoát khỏi vòng xoáy tình cảm của mình.
Người đàn ông tôi yêu đang nằm đó... yên lặng để mặc tôi dày vò trái tim mình... (Ảnh minh họa)
Tôi vẫn tin vì mẹ anh không đồng ý nên chúng tôi chưa cưới được. Vẫn tin tình yêu của anh dành cho tôi chân thành. Và dù cho không có một đám cưới thì tôi và anh vẫn hạnh phúc với những phút giây bên nhau. Tuổi của tôi gần 30, tôi mơ một gia đình và những đứa trẻ thật xinh...
Tôi vẫn tôn thờ người đàn ông ấy cho đến khi nhận được tin anh đang cấp cứu vì tại nạn... Lo lắng cho anh, tôi bỏ tất cả công việc để vào viện. Bước vào phòng, trước mắt tôi là một người phụ nữ và một đứa bé đang ôm anh... Tôi đứng như chôn chân ở đó khi nghe hai người đang gào khóc gọi tên anh. Tôi nghĩ mình mơ... không thể... có lẽ tôi nhầm phòng. Tôi đang định quay đi để hỏi bác sỹ thì người phụ nữ ấy đã chào tôi. Chị nói trong nước mắt: Anh nhà chị bị... chấn thương não... em ạ? Chị là vợ anh ư...
Tôi vịn vào thanh giường bệnh để khỏi ngã quỵ và chào chị thật nhanh... Anh có gia đình khi nào? Anh lừa dối tôi thời gian dài như thế sao? Tôi không tin, không phải là anh nằm ở đó... có lẽ tôi nhầm. Bạn gái tôi đã tới bệnh viện và xác nhận lại sự thật. Sao anh lại lừa dối tôi suốt quãng thời gian dài như thế. Anh đã đóng kịch giỏi thế sao? Người đàn ông tôi yêu đang nằm đó... yên lặng để mặc tôi dày vò trái tim mình.
Từ bệnh viện về tôi suy sụp và không thiết gì nữa. Giờ đây tôi phải làm sao? Tôi nói sự thật với gia đình thế nào đây?
Theo VNE
Nếu như có kiếp sau... Nếu có kiếp sau, em xin rằng chúng ta sẽ được gặp lại nhau, được cùng nắm tay nhau đi trên một con đường hạnh phúc của số phận và rằng chúng ta sẽ luôn ở bên nhau". "Trong đôi mắt em anh là tất cả...", anh là nắng ấm, là nụ cười, là vòng tay ngọt ngào hạnh phúc, và là... anh...