Bằng chứng ADN phanh phui thủ phạm giết người 51 năm trước
Cảnh sát từng hai lần treo thưởng 50.000 USD nhưng vụ án giết cô gái 16 tuổi vẫn là ẩn số suốt 51 năm.
Gần đây, bằng chứng ADN đã giúp tìm ra thủ phạm.
Sau 51 năm, các thám tử của Cảnh sát khu vực York (Canada) cuối cùng đã biết kẻ giết Yvonne Leroux nhờ bằng chứng ADN được lưu giữ bao năm qua.
Yvonne được nhìn thấy lần cuối vào đêm 29/11/1972 khi đang đi dạo trong khu vực đường Oakdale và đại lộ Finch West ở Toronto. Sáng hôm sau, thi thể của cô gái 16 tuổi nằm trên con đường nhỏ ở thị trấn King, cách đó 24 km về phía bắc. Nạn nhân tử vong do có lực tác động mạnh vào đầu. Không có hung khí tại hiện trường.
Công nghệ ADN giúp các thám tử tìm ra kẻ giết Yvonne Leroux. Ảnh: CBC
Trong nhiều năm, thủ phạm vẫn là ẩn số. Nhưng mới đây, cảnh sát công bố bằng chứng ADN đã giúp tìm ra kẻ giết Yvonne. Đó là Bruce Charles Cantelon.
Tuy nhiên, Cantelon tự sát vào năm 1974, 19 tháng sau cái chết của nạn nhân Yvonne. Vào thời gian đó, gã đàn ông 26 tuổi này đã thực hiện một số hành vi bạo lực đối với phụ nữ và bị giam giữ. Hắn có các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Tại cuộc họp báo, cảnh sát cho biết nếu Cantelon vẫn còn sống, hắn sẽ bị buộc tội giết người. Phó cảnh sát trưởng Alvaro Almeida đánh giá vụ việc quá tàn ác.
Ông Almeida nói: “Tôi rất vui khi có thể thông báo kết quả cho gia đình của nạn nhân. Tôi không thể tưởng tượng được họ đã trải qua cảm giác khó khăn như thế nào khi phải sống suốt những năm qua với sự mất mát như vậy mà không biết thủ phạm”.
Video đang HOT
Theo CBC, trong nhiều năm, hàng chục điều tra viên vẫn tìm cách giải mã vụ án. Ủy ban Cảnh sát Khu vực York đã hai lần treo thưởng 50.000 USD nhưng vô ích.
Thay vào đó, chính công nghệ phả hệ di truyền điều tra (IGG), có thể xác định họ hàng của nguồn ADN tại hiện trường, đã hỗ trợ cảnh sát.
Thông cáo báo chí của cảnh sát viết: “Sau khi sử dụng mọi biện pháp điều tra truyền thống, vào năm 2022, chúng tôi chuyển sang IGG. ADN của nghi phạm tìm thấy tại hiện trường vụ án được bảo mật trong hơn 50 năm. Hồ sơ ADN được tải lên cơ sở dữ liệu phả hệ công cộng”.
Cùng với việc xem xét hồ sơ lưu trữ và bằng chứng thu thập được, cảnh sát thu hẹp phạm vi tìm kiếm quanh những người thân của Cantelon. Cuối cùng, họ phát hiện kẻ giết người chính Cantelon.
Các nhà điều tra tiết lộ họ không thấy có mối liên hệ nào giữa nạn nhân Yvonne và Cantelon cũng như không thể suy đoán về động cơ giết người.
Tại cuộc họp báo, gia đình Leroux cho biết sự ra đi của Yvonne không bị lãng quên. Cái chết của cô đã tác động sâu sắc tới họ qua nhiều thế hệ.
Đại diện gia đình cho biết: “Vụ việc vẫn là tâm điểm trong các cuộc họp mặt và mang lại những trải nghiệm mà chúng tôi không mong muốn xảy ra với bất kỳ ai. Thật không may là tin này đến muộn vì nhiều thành viên trong gia đình vừa mới qua đời. Trong hơn nửa thế kỷ, chúng tôi đã sống trong thắc mắc”.
Thám tử Jonathan Nauman cho hay người thân của Cantelon đã hợp tác với cảnh sát dù đó cũng là điều khó khăn với họ.
Giải mật vụ án gián điệp Đức Quốc xã
Vụ bê bối về bức điện tín Zimmermann đã lôi kéo Mỹ tham gia vào Thế chiến I, và gây được sự chú ý ở mức độ thích hợp.
Vào những năm sau đó, giới sử gia đã liên kết vụ bê bối gián điệp Alger Hiss với đà tăng cường căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô.
Vụ án gián điệp Đức Quốc xã (ĐQX) năm 1938 cũng là một vụ bê bối lớn tại thời điểm đó nhưng chỉ có những tài liệu tham khảo rải rác về nó, điều này là do bởi giám đốc FBI, J. Edgar Hoover, đã che giấu một khía cạnh quan trọng của câu chuyện. Vụ bê bối đã làm xói mòn tính trung lập của Mỹ, còn các nhà ngoại giao Đức thì cho rằng vụ bê bối đã phá hủy cơ hội hòa hợp giữa Washington và Berlin. Trên trang web của FBI có đề cập đến câu chuyện về một trong những thám tử vĩ đại nhất Hoa Kỳ: Leon Turrou.
Chân dung "thám tử vĩ đại nhất" của FBI
Vào năm 1938, Leon Turrou là trưởng điều tra của FBI về một mạng lưới gián điệp Đức, tuy nhiên bản báo cáo chính thức của FBI lại nói rằng "xuất thân của Turrou chỉ đơn giản là không chuẩn bị trước cho anh ta các sắc thái của hoạt động gián điệp" và lưu ý rằng "anh ta là một đặc vụ chính phủ quá hăng hái được thúc đẩy bởi lợi nhuận và danh tiếng". Các hồ sơ FBI có từ thập niên 1930 (được tiếp cận thông qua Luật tự do thông tin - FOIA) đã kể ra một câu chuyện tròn trịa hơn. Buổi ban đầu, Leon Turrou là "quả táo" trong mắt giám đốc FBI, J. Edgar Hoover. Theo Clyde Tolson (bạn tâm giao đáng tin cậy của ông Hoover) thì "thám tử này (Turrou) có sở trường kỳ lạ trong việc bảo mật thông tin". Đặc vụ phụ trách Chicago, Earl Connelley, cho rằng "Turrou là điều tra viên giỏi nhất về vi phạm hình sự của FBI". Vậy nhưng đến cuối thập kỷ thì Leon Turrou đã bị sa thải. Làm thế nào anh ta rơi vào thất sủng nhanh chóng đến vậy?
Leon G. Turrou, thám tử "vĩ đại nhất" của FBI. Ảnh nguồn: Wikipedia.
Cũng như ngày hôm nay, thập niên 1930, FBI là cơ quan điều tra hàng đầu nước Mỹ. Trở thành điều tra viên xuất sắc nhất trong một cơ quan thám tử giỏi nhất là một thành tựu rực rỡ. Rồi một loạt những sự kiện diễn ra đã khiến Turrou không được ưa chuộng và rơi vào mù mờ lịch sử. Lịch sử đời tư của Turrou là một mớ hỗn độn giữa sự thật và dối trá. Tên lúc Turrou lọt lòng là Leon Turovsky trong thời người Nga nắm quyền kiểm soát thị tứ Kobryn (Ba Lan), ngày 14/9/1895. Turrou cho rằng mình không phải là người Do Thái, nhưng sự thật là vậy. Ông nói rằng mình là trẻ mồ côi nhưng sự thật không phải thế. Turrou nói rằng mình từng chiến đấu trong Quân đoàn nước ngoài của Pháp tại Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I và mang một vết thương do đạn găm. Cuộc kiểm tra y tế của FBI đã xác nhận vết thương này, nhưng trong một lần khác, Turrou lại nói rằng mình đã chiến đấu ở Mặt trận phía Đông.
Turrou đến trạm xử lý nhập cư thuộc đảo Ellis của New York vào ngày 12/3/1913. Sau một thời gian làm việc bình thường kèm mối tình không hạnh phúc với cô gái tên là Olga, Turrou đã quay lại Châu Âu để chiến đấu chống quân Đức. Trong thời gian phục hồi vết thương do chiến tranh tại một bệnh viện ở Paris thì Turrou gặp được người vợ tương lai của mình, Teresa Zakrewski. Cuối cùng họ có 2 con trai. Năm 1921, Turrou ở Nga cùng với Phái đoàn cứu trợ Hoa Kỳ được dẫn đầu bởi Herbert Hoover. Tại thời điểm đó, Turrou thông thạo 7 thứ tiếng, và là một dịch giả có tư duy riêng. Khi Liên Xô cản trở việc vận chuyển ngũ cốc của Mỹ, Turrou đã thúc giục cấp trên của mình đối đầu với giám đốc cơ quan mật vụ khét tiếng của Liên Xô: Felix Dzerzhinsky. Theo Turrou, đó là một gặp gỡ căng thẳng nhưng ông đã giúp thuyết phục Dzerzhinsky để cho ngũ cốc thông thương.
Dzerzhinsky hạ lệnh cho các cán bộ dưới quyền: "Các đoàn tàu sẽ lăn bánh, và nếu các đồng chí thất bại, hình phạt cao nhất sẽ chờ sẵn". Năm 1921, J. Edgar Hoover muốn Turrou làm việc trong cơ quan của mình (khi đó mang tên Cục Điều tra). Turrou không thể tham gia vì ông không có bằng luật quy phạm và cũng như việc tuyển dụng của FBI bị thu hẹp sau chiến tranh. Tuy nhiên, trong lần bầu cử Tổng thống năm 1929, Turrou đã sử dụng những kỹ năng ngoại ngữ của mình để ra vận động tranh cử ở khu đa sắc tộc East Side của New York cho người chiến thắng cuối cùng, Herbert Hoover. Phần thưởng của Turrou là được bổ nhiệm thẳng vào FBI với tư cách đặc vụ. Dù thân hình quá khổ nhưng Turrou là người có đầu óc. Tại thời điểm tháng 2/1938 khi được giao phụ trách vụ án gián điệp, Turrou đã áp dụng năng lực pháp y của mình vào hơn 3000 vụ án. Ông đã phát triển một số kỹ thuật thẩm vấn nhất định, chẳng hạn như cung cấp một điếu thuốc lá vào thời điểm thích hợp, hoặc đưa nhân chứng vào lúc nghi phạm mất cảnh giác khi đang thao thao bất tuyệt sai sự thật nghiêm trọng.
Dựa trên khả năng kỳ lạ trong việc hiểu và khai thác tính cách và điểm yếu của mọi người mà Turrou có thể tạo ra sự mê hoặc ở những người mà ông thẩm vấn. Giới tội phạm cả sợ rằng nói chuyện với Turrou cũng đồng nghĩa tự ký giấy tử hình cho chính mình. Cuộc điều tra vụ bắt cóc Lindbergh là một minh chứng điển hình. Tháng 3/1932, Bruno Richard Hauptmann trèo lên phòng ngủ trên tầng hai của cậu con trai 20 tháng tuổi Charles Lindbergh ngay tại nhà Lindbergh nằm gần Hopewell (tiểu bang New Jersey, Mỹ) để bắt cóc đứa bé và gửi thư đòi tiền chuộc cho nhà Lindbergh. Tại thời điểm khi FBI sờ gáy Hauptmann thì đứa bé đã chết. Sợ bị tử hình, kẻ sát nhân tỏ ra rất ngoan cố. Turrou ngồi với Hauptmann hàng giờ. Tên sát nhân hiểu rằng hắn không nên cung cấp giấy viết tay của mình mà từ đó có thể so sánh với chữ viết tay trên mảnh giấy đòi tiền chuộc. Tuy nhiên Turrou đã thuyết phục được Hauptmann khi y viết những đoạn văn trên tờ Thời báo Phố Wall. Hauptmann lên ghế điện vào tháng 4/1936.
Đô đốc Wilhelm Canaris, người đứng đầu tình báo nhà nước Đức - Abwehr. Ảnh nguồn: Quora.
Âm mưu của Tổ chức tình báo Đức Quốc xã
Hoạt động tình báo Đức năm 1938 thường được biết đến dưới cái tên là "Vòng gián điệp Rumrich" đặt theo tên của Guenther Gustave Maria Rumrich - gián điệp đầu tiên bị bắt. Turrou khăng khăng gọi nó là "Vòng gián điệp ĐQX" và cho thấy đó là một vụ án nghiêm trọng hơn rất nhiều. Một bộ phận dư luận Mỹ đã không đồng tình với Turrou, chẳng hạn như tờ Thời báo New York tuyên bố rằng trong thời đại minh bạch, gián điệp là dư thừa, và cảnh báo rằng sự bùng phát cơn cuồng loạn gián điệp có thể dẫn tới việc hình thành một cơ quan siêu gián điệp của Mỹ "không cần thiết ở đây". Turrou chắc chắn đã đúng khi nhấn mạnh mối đe dọa đối với những giá trị và an ninh quôc gia Mỹ từ Abwehr - tổ chức gián điệp của Đức. Abwehr ra đời năm 1920, nó vi phạm các điều khoản của Hiệp ước Versailles. Điệp viên Abwehr không ngừng tìm kiếm và thu thập thông tin về công nghệ quân sự mới.
Luôn nhận thức được sự vượt trội về công nghệ của Mỹ, Adolf Hitler muốn có được những bí mật Mỹ để Đức có thể sao chép chúng và để các lực lượng vũ trang của ông ta biết họ đang đối phó với cái gì và khi họ cần chiến đấu chống lại Mỹ. Các điệp viên của Hitler đã gửi về Đức nhiều thông tin vụn vặt song cũng có một số bí mật quan trọng: chẳng hạn như chi tiết về thiết bị ngắm bom con quay hồi chuyển Norden; thiết kế thân tàu của thế hệ tàu khu trục tốc độ cao mới; thông tin về tinh học mới của việc cài đặt và phá mã; thiết kế những thiết bị thu hồi máy bay trên lớp tàu sân bay mới nhất; cùng các bản thiết kế chiến cơ thế hệ mới của Mỹ. Hoạt động tình báo Đức gây sốc cho người Mỹ, những người không quen bị người khác theo dõi. Cuối cùng mặc dù trong tiếng Đức, từ Abwehr có nghĩa là "phòng thủ" nhưng cơ quan này có một chương trình táo bạo vượt xa việc đánh cắp công nghệ đơn thuần.
Abwehr theo đuổi dữ liệu về các thiết lập phòng thủ Mỹ không chỉ dọc theo Bờ Đông mà còn tại những khu vực chiến lược khác, chẳng hạn như kênh đào Panama. Abwehr còn quan tâm đến những mục tiêu đánh bom tiềm năng. Khi Hitler lên cầm quyền Châu Âu, mục tiêu xâm lược kế tiếp của ông ta chính là Mỹ. Với sự khôn ngoan và trực giác khác thường của mình, Turrou đã vạch mặt gần hết nhân sự trong vòng gián điệp ĐQX trên đất Mỹ, làm lộ sáng nhiều mục tiêu và phương pháp của họ. Nhưng Turrou đã phạm sai lầm. Đáng chú ý là ông đã cho phép một trong những người chỉ điểm của mình rời Mỹ. Ignatz Griebl là một bác sĩ phụ khoa New York và cũng đồng thời là một người bài Do Thái khét tiếng, một điều phối viên địa phương của Abwehr. Moog là nhân tình của ông ta, và bản thân ông ta nuôi ý tưởng biến Washington thành "lầu xanh". Griebl nói với Turrou rằng mình sợ quay lại Đức vì có người biết ông ta đã tiếp xúc với FBI.
Được trang bị thông tin lấy được từ Griebl, Rumrich, Moog và nhiều người được thẩm vấn khác, Turrou đã tập hợp các bằng chứng dẫn đến việc kết án 4 điệp viên trong một phiên tòa được xét xử công khai vào mùa Thu năm 1938. Nhưng trước khi phiên xét xử bắt đầu, Turrou đã từ chức ở FBI để bắt đầu một chuyến dịch đạo đức chống lại ĐQX. Ông diễn thuyết và nói chuyện nhiều trên sóng phát thanh, viết nhiều bài cho tờ Bưu điện New York mà sau đó chúng biến thành cuốn sách bán chạy nhất mang tiêu đề "Các điệp viên ĐQX ở Mỹ". Rồi cuốn sách này đã trở thành một bộ phim của hãng Warner Brothers mang tựa đề "Lời thú tội của một điệp viên ĐQX" với sự thủ vai chính của Edward G. Robinson trong vai thám tử điệp viên dựa trên con người thật của Turrou. Nên biết, sự nhiệt tình đón nhận việc công khai của Turrou là nguyên nhân khiến ông bị thất sủng. Hoover muốn kiểm soát hình ảnh cơ quan mình.
Kế hoạch trung lập nước Mỹ của Hitler
Hoover đã sa thải Turrou chỉ một ngày trước khi trùm thám tử từ chức, vì lẽ đó tước luôn quyền hưởng lương hưu của ông. Chưa hết, Hoover còn cố gắng liệt Turrou vào danh sách đen để ngăn không cho ông tiếp tục làm việc cho liên bang. Bất chấp sự ngược đãi, Turrou vẫn giúp cho nước Mỹ săn lùng những tội phạm diệt chủng trong Thế chiến II. Rồi Turrou di cư sang Pháp để đảm bảo an ninh cho nhà công nghiệp dầu hỏa J. Paul Getty. Thời điểm qua đời ở Paris năm 1986, Turrou gia nhập danh sách những người hùng bị lãng quên ở Mỹ. Vụ bê bối gián điệp năm 1938 đã thúc đẩy Tổng thống Roosevelt mở rộng khả năng phản gián của Mỹ. Nó cũng cho phép J. Edgar Hoover có những bước đi tiên phong trong việc khám phá khả năng của hoạt động tình báo được chỉ đạo tập trung nhằm bảo vệ an ninh quốc gia Mỹ. Ngoài ra, sự sợ hãi đã khiến Tổng thống Roosevelt có thêm cơ hội để tăng cường quyền lực của mình, thậm chí sử dụng FBI để do thám những người trong nước chỉ trích ông.
Và cũng cần xem xét phản ứng của các nhà ngoại giao Đức đối với vụ bê bối gián điệp năm 1938. Hans-Heinrich Dieckhoff được bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ vào tháng 5/1937. Ông Dieckhoff cho rằng trước năm 1938 hầu hết người dân Mỹ đều có cái nhìn thiện cảm về nước Đức. Nhưng tới tháng 1 năm đó, ông nhận thấy mức độ nổi tiếng của Đức đã sa sút. Dieckhoff cho rằng sự sa sút uy tín là do các hoạt động của người Mỹ gốc Đức và nhận thức rằng xã hội người Mỹ gốc Đức này là con ngựa thành Troja của ĐQX. Dieckhoff không phải là người ngưỡng mộ Hitler, ông có cái nhìn mờ nhạt về những nỗ lực thô bạo của Đức quốc trưởng nhằm lật đổ nước Mỹ. Và khi tin tức về vụ đánh sập vòng gián điệp Duquesne truyền tới tai Ngoại trưởng Đức, Joachim von Ribbentrop vào năm 1941, ông đã phàn nàn với Đô đốc Wilhelm Canaris, cảnh báo người đứng đầu Abwehr rằng cá nhân phải chịu trách nhiệm nếu Mỹ tuyên chiến với Đức.
Dieckhoff và Ribbentrop tin rằng vụ án gián điệp năm 1938 và hậu quả của nó đã làm thay đổi quan điểm của người Mỹ, dư luận đó đã định hướng chính sách đối ngoại của Mỹ. Theo một cách nào đó thì giả định này có lẽ xuất phát từ tiến trình dân chủ Mỹ, niềm tin được nuôi dưỡng bởi sự thiếu dân chủ và tự do báo chí ở Đức khác với phần còn lại của thế giới, rất hiếm có báo cáo nào về những vụ án gián điệp Mỹ. Lập trường của Hitler không đưa ra cơ sở nào để trấn an. Từng là một người ngưỡng mộ Mỹ nhưng vì những lý do chiến lược, Hitler vẫn hy vọng Mỹ trung lập. Nhưng Bắc Mỹ đã tính đến các kế hoạch thống trị thế giới của Hitler, và quan điểm của ông ta khá rõ ràng. Năm 1938, Hitler tố cáo "Mỹ là đống rác của người Do Thái", và đến mùa Xuân 1941, Hitler đảm bảo với Ngoại trưởng Nhật, Yosuke Matsuoka, rằng "Đức sẽ can thiệp ngay lập tức trong trường hợp xảy ra xung đột giữa Nhật Bản và Mỹ".
Lời hứa đó đã được đưa ra với hy vọng rằng Nhật sẽ tấn công đế quốc Anh chứ không phải Mỹ, song tâm lý chống Mỹ thì không thể nhầm lẫn được. Hitler biết rằng Bộ trưởng Chiến tranh Nhật sẽ sớm trở thành thủ tướng, Hideki Tojo, sẽ coi trọng Đức và coi thường Mỹ. Khi các nhà ngoại giao Đức vô tình coi Mỹ là bạn (họ làm như vậy dù biết về thái độ của Hitler) và cũng tin hay vờ tin rằng các điệp viên của họ đã chấm dứt khả năng tiếp tục tình hữu nghị giữa hai nước.
Cổng địa ngục và những nơi kỳ lạ nhất trái đất Ngày Trái đất, sự kiện nhằm bảo vệ môi trường và tôn vinh hành tinh chúng ta đang sống. Xin giới thiệu một số cảnh đẹp ngoạn mục trên hành tinh. "Cổng địa ngục" ở sa mạc Karakum, Turkmenistan. Cảnh tượng địa ngục này là sản phẩm của một mỏ khí đốt tự nhiên đang cháy sụp đổ thành một hang động. Cầu...