Bạn trẻ gây tranh cãi khi review 2 ngày du lịch Huế: “Cầm 2 triệu đi Huế tiêu không hết lại phải mất công mang về”
Lời khẳng định “Cầm 2 triệu đi Huế tiêu không hết lại phải mất công mang về” trong bài review 2 ngày du lịch Huế của một bạn trẻ nhận một số ý kiến trái chiều khi có người cho rằng riêng vé máy bay đã phải hơn con số này.
Gần đây, một fanpage đã thu hút hơn 2 nghìn lượt tương tác khi đăng lại bài review Huế của một bạn trẻ tên Nguyễn Minh Hoa. Mở đầu bài review là thông tin vô cùng đáng chú ý: “Cầm 2tr đi Huế tiêu k hết lại phải mất công mang về. Review 2 ngày thời tiết trong xanh man mát nắng nhẹ ở Huế của tụi mình, giơ cái điện thoại lên thôi là có ảnh đẹp xuất sắc…”. Hãy cùng tham khảo thông tin chi tiết về chuyến đi của bạn trẻ này.
Huế đang trong những ngày thời tiết xấu, nhưng bầu trời trong xanh như thế này rồi sẽ sớm trở lại thôi!
Đi đâu?
- Đại Nội: Tụi mình đã cho các bác đạp xích lô 10 phút để thuyết phục tụi mình ngồi xích lô (đi vòng quanh Đại Nội và được dừng chụp ảnh tại các điểm) nhưng các bác thất bại. Khuyên mọi người nên mua vé vào trong Đại Nội và đi bộ cho giã hai cái bắp đùi ra nhé, nghe nói hơn 10 km lận, nhưng thành quả thì xứng đáng lắm. Vào Đại Nội nhất định phải mua vé xem VR nhé. Ba từ nói về Đại Nội thôi: “đẹp xuất sắc”. Chiều chiều nhớ đi một vòng ngắm hoàng hôn.
- Lăng Minh Mạng.
- Cafe Muối 142 Đặng Thái Thân sau Đại Nội (ngày nào tui cũng qua đây uống, mua mang đi nữa luôn, 15k/cốc trả tiền sững sờ).
- Nghiện Gốm: Ai mà thích đồ gốm nữa thì thôi trời cháy túi. Lên tầng 2 ở cafe muối xong hoa mắt vì toàn đồ gốm xinh lắm. Khóc vì không ôm được nhiều về.
- Cafe Tan: Cũng cafe muối nhưng cái kem của nó béo. Ai thích kiểu kem cheese thì sẽ thích cafe muối kiểu này hơn.
- Tối ra cầu Trường Tiền chill…
Những hình ảnh trở nên lãng mạn hơn với nón Huế.
Ăn gì?
- Cơm hến Hàn Mặc Tử
- Bánh ép Trang
- Hàng Me Mẹ (gọi mẹt 200k đủ loại bánh bèo, lọc, nậm, ướt, ram… nha các bạn)
- Bún bò O Phượng (nhớ gọi tô đặc biệt 60k ăn trước khi đi bộ Đại Nội nhé)
- Bánh mì O Tho Trường Tiền (trời ơi cái thứ bánh mì gì ăn vô nghiện, nhớ ăn cái đặc biệt 20k ấy. Mình gọi lúc 2 cái)
- Chè mợ Tôn Đích (gọi mẹt thập cẩm luôn nha các bạn, nó ngon lắm)
- Dọc đường Nguyễn Khuyến cực nhiều quán ăn đông người nhưng chưa kịp thử.
Bài đăng lại trên fanpage đã nhận được tới gần 500 bình luận từ cộng đồng mạng, một số ý kiến đáng quan tâm: “Bạn mới cưỡi ngựa xem hoa Huế thôi, chứ ở H từ 3-4 ngày cũng chưa thăm thú hết danh lam thăng cảnh. Còn ẩm thực thì đa dạng phong phú (đặc biệt kít dầu mỡ). Cứ kiếm tiền ở mọi nơi rồi về Huế tiêu tẹt ga nhé. Chúc bạn lần sau thường ngoạn H lâu hơn nữa”; “Ăn uống ở Huế rẻ ơi là rẻ, sướng mê đi!”; “Tiền vé đi vào mấy điểm này chắc cũng gần triệu mấy rồi”; “2 triệu đủ tiền vé máy bay chưa bạn ???”; “2 triệu là tiền vé đến ngắm rồi về,ngồi đó mà dư cầm về”…
Video đang HOT
Nếu coi đi Huế chỉ 2 ngày là “cưỡi ngựa xem hoa” thì bạn cần lên kế hoạch cho chuyến đi dài hơn.
Trên thực tế, để du lịch Huế ở mức tiết kiệm như bạn trẻ này hoàn toàn có thể làm được. Nếu không tính chi phí di chuyển đến Huế như vé máy bay (bởi mỗi người sẽ đến Huế từ mỗi địa phương xa gần khác nhau) và nếu không mua vé vào các điểm tham quan mà chỉ check-in bên ngoài các di tích thì quả là du khách chỉ tốn chi phí ăn uống và đi lại loanh quanh ở thành phố Huế.
'Bật mí' những điều thú vị về kinh thành Huế
Kinh thành Huế là công trình quan trọng bậc nhất của triều đình nhà Nguyễn, nơi lưu giữ ký ức về một thời phong kiến uy quyền của Việt Nam.
Kinh thành Huế là địa điểm du lịch nổi tiếng, hấp dẫn nhất ở Huế. Khi đi du lịch Huế, du khách không chỉ chiêm ngưỡng danh lam thắng cảnh mộng mơ, cổ kính mà còn có cơ hội tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc nơi quyền lực vang bóng một thời.
Kinh thành Huế nằm ở đâu?
Nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, di tích kinh thành Huế là một tòa thành cổ, thuộc quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Di tích tọa lạc ngay vị trí trung tâm thành phố Huế, được xây dựng với lối kiến trúc độc đáo.
Kinh thành Huế về đêm.
Diện tích mặt bằng của kinh thành Huế là 520ha. Trong suốt 143 năm kể từ năm 1802, đây là nơi đóng đô của triều đình nhà Nguyễn. Trải qua 2 thế kỷ với sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, kinh thành Huế vẫn giữ được diện mạo ban đầu.
Lịch sử kinh thành Huế
Kinh thành Huế bắt đầu được xây dựng từ mùa hè năm 1805, dưới thời vua Gia Long. Trước đó, từ năm 1803 việc quy hoạch kinh thành đã được diễn ra. Toàn bộ quá trình khảo sát thực địa do chính vua Gia Long và các đại thần triều Nguyễn đảm nhận.
So với Cố đô thành Phú Xuân, kinh thành Huế xưa được mở rộng hơn rất nhiều. Đợt thi công vào năm 1805, triều đình phải huy động khoảng 30 nghìn dân và lính phục vụ cho việc ngăn sông, đào hào. 10 cửa xung quanh kinh thành bắt đầu được xây dựng từ năm 1809.
Check in kinh thành Huế.
Đến năm 1818, số người được huy động để xây dựng thành lên đến 80 nghìn người, tập trung xây gạch ốp ở 4 mặt Đông - Tây - Nam - Bắc. Đến năm 1831-1832, vua Minh Mạng cho xây dựng thêm tường bắn ở mặt ngoài của vòng thành, hoàn thiện kiến trúc của kinh thành.
Kiến trúc kinh thành Huế
Nơi đây có mặt bằng gần hình vuông, mặt trước hơi khum như hình cánh cung do phải chạy theo đường uốn nhẹ của sông Hương chảy qua. Chu vi thành rộng hơn 10km, được xây dựng theo kiểu thành lũy của Vauban - Pháp (kỹ thuật bố phòng quân sự với 24 pháo đài nhô ra bên ngoài) kết hợp với nguyên tắc kiến trúc của phương Đông.
Một cửa thành thuộc kinh thành Huế.
Dưới sự áp dụng khéo léo, phù hợp với địa hình thực tế, kinh thành Huế trở thành một công trình kiến trúc nghệ thuật quân sự độc đáo. Đặc điểm kiến trúc kinh thành Huế có sự khác biệt so với nhiều cố đô trước đó.
Kinh thành Huế có tất cả 13 cửa thành. Trong đó, 10 cửa thành sẽ thông ra bên ngoài, 1 cửa thành nội bộ, 2 cửa thành đường thủy.
Kinh thành Huế có gì thú vị?
- Ngọ Môn: Đây là công trình được xây dựng như cổng ra vào của Hoàng Thành, với Lầu Ngũ Phụng làm điểm nhấn. Bên cạnh đó, Ngọ Môn còn có những bức tường đá hoặc mái được chạm trổ vô cùng tinh xảo, mang đậm bản sắc của văn hóa vùng đất cố đô xưa. Hơn nữa, đây là một không gian mang đến trải nghiệm vô cùng thoáng đãng và thư giãn nhưng cũng không kém phần choáng ngợp.
Ngọ Môn.
- Hoàng Thành: Đây là nơi đánh dấu hơn 100 công trình mang nét kiến trúc cổ của kinh thành Huế, nổi bật trong đó là Điện Thái Hòa - một biểu tượng mỗi khi nhắc đến Huế. Đây là tên gọi cho vòng thành thứ hai của kinh thành Huế. Hoàng Thành là nơi ở chính của vua và những người khác trong gia đình Hoàng tộc. Ngoài ra, đây còn là nơi để thờ tự tổ tiên của các vị vua thời Nguyễn.
- Điện Thái Hòa: Đặc biệt, Điện Thái Hòa trong Hoàng Thành Huế có kiến trúc vô cùng độc đáo với những màu sắc đẹp mắt và sang trọng thời xưa, điện lấy màu đỏ và màu vàng làm hai tông màu chủ đạo để làm nổi bật lên vẻ quý phái.
Bên ngoài Điện Thái Hòa còn có một khoảng sân vườn với ao cá và nhiều loại cây quý hiếm được cắt tỉa, chăm sóc vô cùng cẩn thận.
Điện Thái Hòa.
Khi tham quan kinh thành Huế, ngoài chụp được những kiểu ảnh đẹp thơ mộng, bạn sẽ còn được hiểu thêm về văn hóa, lịch sử của vua chúa thời xưa cũng như hiểu thêm về những phong tục của Hoàng gia thời bấy giờ.
'Đi' du lịch Huế qua loạt tranh bích họa ở chân cầu Chợ Dinh Hình ảnh chùa Thiên Mụ, cầu ngói Thanh Toàn, Cung An Định... hiện diện ở các bức tường nằm dưới chân cầu Chợ Dinh đã mang đến cho người dân, du khách những ấn tượng hết sức thú vị. Vài năm trở lại đây, khi di chuyển từ con đường Nguyễn Sinh Cung đến khu vực cầu Chợ Dinh (phường Phú Thượng, TP...