Bán đất được 3 tỷ, tôi tổ chức họp gia đình để phân chia tài sản nhưng không con nào, kể cả con nuôi, chịu nhận dù chỉ một đồng
Ngay cả con trai nuôi đang sống cùng tôi cũng không chịu nhận t.iền.
Vợ chồng tôi đều làm nông nên rất cơ cực, vất vả. 30 năm trước, lúc đi làm buổi sáng sớm, vợ tôi nghe tiếng trẻ con khóc ở bờ ruộng nên đến xem thử. Thấy một đ.ứa b.é mới chỉ hơn 2 tháng t.uổi nằm khóc trong cái thúng, trên người chỉ có cái chăn nhỏ đã cũ cùng hộp sữa mà chúng tôi đau lòng. Lúc đó, chúng tôi đã có 2 con, con trai lớn 3 t.uổi và con gái nhỏ được 9 tháng t.uổi. Vợ chồng tôi nhìn nhau và quyết định nhận đứa nhỏ về nuôi, dù rau cháo cũng ráng nuôi con thành người.
Nuôi 3 con cùng lúc, công việc lại không ổn định nên kinh tế trong nhà tôi luôn khó khăn. Có hôm, vợ chồng tôi chỉ ăn cháo loãng, còn ít gạo để dành nấu cơm cho 3 đứa con ăn. Trời thương, 3 đ.ứa t.rẻ lớn lên yêu thương nhau, yêu thương cha mẹ và đỡ đần chúng tôi việc nhà cửa.
Khi con trai út, cũng là con nuôi của chúng tôi, đã tốt nghiệp đại học, tôi quyết định nói rõ về thân thế của con. Chúng tôi không muốn giấu giếm con, lỡ đâu một ngày cha mẹ ruột con tìm đến, tôi cũng không bị khó xử. Con sốc lắm nhưng vợ tôi nắm tay, bảo rằng dù con không phải là con ruột thì ba mẹ vẫn thương con, đối xử với con công bằng như 2 anh chị còn lại. Chúng tôi chưa bao giờ xem con là con nuôi cả, nhưng sự thật là sự thật và chúng tôi vẫn phải cho con biết về thân thế của mình. Con hiểu được nỗi lòng của cha mẹ nên ôm lấy chúng tôi mà cảm ơn.
Video đang HOT
Ảnh minh họa (Nguồn AI)
Hiện giờ, 3 đứa con tôi đều đã thành đạt. Con trai lớn làm phó giám đốc công ty, có nhà riêng, có xe ô tô. Con gái thứ 2 thì làm giảng viên đại học, lấy chồng khá giả, cuộc sống sung sướng. Con trai thứ 3 thì mở tiệm sửa xe ô tô, công việc cũng ổn định và đang sống cùng vợ chồng tôi. Hàng xóm đều nói vợ chồng tôi đã đến lúc hưởng phúc khi không phải lo lắng điều gì; nhà cửa, đồ đạc, t.iền bạc, chúng tôi không thiếu gì nữa cả.
Vợ chồng tôi mới bán được mảnh đất hơn 3 tỷ đồng. Chúng tôi cũng đã bàn bạc việc phân chia tài sản cho các con. Hôm chủ nhật, tôi gọi các con về họp gia đình.
Tôi dự định chia đều cho các con, mỗi đứa 700 triệu, số t.iền còn lại thì vợ chồng tôi để dành dưỡng già. Nhưng điều chúng tôi không ngờ tới là không đứa nào chịu nhận hết. 2 con ruột của tôi đều nói mình đã có cuộc sống ổn định rồi, số t.iền đó cứ để cho em út nhận, bởi vợ chồng tôi sống với em út. Sau này chúng tôi đau bệnh, em út cũng là người chăm sóc nhiều nhất, rồi còn cúng kính tổ tiên, ông bà nữa.
Con nuôi ngỡ ngàng nhìn anh chị rồi cũng quyết liệt không chịu nhận tài sản. Con nói đã mang ơn vợ chồng tôi cả đời thì việc chăm sóc, phụng dưỡng chúng tôi là điều nên làm, con sẽ không nhận đồng t.iền nào cả. Nhường qua nhường lại, cuối cùng các con thống nhất là sẽ gửi tiết kiệm một phần, một phần thì sắm vàng và một phần để dành cho vợ chồng tôi đi du lịch hàng năm. Thấy các con đoàn kết, thương yêu nhau, không tranh giành tài sản mà tôi mãn nguyện quá.
Trong cuộc họp chia tài sản, chồng tôi từ chối không nhận đất, em chồng cũng không muốn nhận t.iền tỉ
Tôi và em dâu nghe đến đâu thì gật gù thấm thía đến đấy.
Bố mẹ chồng tôi vừa họp gia đình để phân chia tài sản. Mẹ chồng tôi 84 t.uổi, giờ cứ nhớ nhớ quên quên. Còn bố chồng thì kém bà 1 t.uổi nhưng vẫn rất minh mẫn, ông gầy gò, sức khỏe kém nhưng bù lại đầu óc nhanh nhạy nên dạy bảo các con rất tốt. Còn mẹ chồng thì tần tảo sớm hôm đi chợ buôn bán k.iếm t.iền nuôi chồng con. Thế nên cả chồng tôi và em trai chồng đều là những người ưu tú thành đạt biết thương bố mẹ và thương người.
Chồng tôi là giám đốc một công ty nhỏ, năm nào anh cũng trích t.iền túi, tự đi mua đồ chở lên vùng cao làm từ thiện. Em chồng thì làm kế toán trong một công ty lớn, đồ đạc trong nhà bố mẹ là em ấy bỏ ra mua hết.
Hôm chủ nhật vừa rồi, cả gia đình nhà tôi và gia đình em chồng đều về quê. Nhân dịp đông đủ, sau bữa cơm tối, bố chồng lấy ra 1 chiếc hộp thiếc (trước kia đựng bánh kẹo), bên trong đựng giấy tờ nhà đất và 1 cuốn sổ ghi chép.
Ông nói rằng ông bà đã lớn t.uổi, chưa biết sẽ "đi" ngày nào nên muốn chia tài sản trước cho các con. Ông bảo rất tự hào khi có 2 người con trai hiểu biết, lễ phép, hiếu thảo. Ông bà tin rằng dù mất đột ngột thì con cái cũng sẽ không tranh giành tài sản dẫn tới mất đoàn kết. Nhưng vì là người lo xa nên ông muốn chia rành mạch trước, trong lúc bố mẹ còn sống, có vấn đề gì cũng sẽ giải quyết được luôn.
Tôi khá bất ngờ khi biết bố chồng có 2 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 1,4 tỷ. Bố bảo rằng đây là t.iền các con gửi về cho, ông bà không tiêu hết nên dành dụm gửi tiết kiệm. Giờ gia tài của bố mẹ là 1 mảnh đất đang ở rộng 320m2 trong đó có căn nhà 80m2 cùng vườn tược cây cối và 2 cuốn sổ 1,4 tỷ này. Bố chia cho chồng tôi - con cả - mảnh đất. Còn t.iền thì cho con thứ. Ông bà sống thì vẫn ở nhà này, c.hết thì chồng tôi muốn bán thì bán mà muốn để thì để, tùy ý bởi ông bà biết chúng tôi thích ở thành phố hơn. Ông cũng biết con trai thứ đang muốn mở công ty riêng nên ông cho 1,4 tỷ này coi như làm vốn ban đầu.
Chờ bố dứt lời, bất ngờ chồng tôi nói xin được không nhận đất. Anh bảo bản thân có nhà cửa đàng hoàng trên thành phố rồi, giờ nhận đất cũng không dùng đến. Em trai thì đang ở chung cư nhỏ, nếu không ngại đường xa thì hãy về quê ở mảnh đất này, phụng dưỡng bố mẹ, sau thì hương khói cho ông bà.
Em chồng cũng từ chối nhận t.iền. Em bảo t.iền này là của bố mẹ, ông bà hãy giữ lấy để dưỡng già. Em đúng là đang chật vật khởi nghiệp nhưng có thể vay anh trai hoặc vay ngân hàng, bố mẹ giữ lấy t.iền mà phòng thân, cứ mạnh dạn chi tiêu, đừng tiết kiệm quá mức. Còn nhà đất thì trước mắt vợ chồng em ấy vẫn phải ở ngoài thành phố để lo công việc, sau này mọi việc ổn định thì sẽ về sống cùng bố mẹ. Giờ số t.iền kia sẽ dành ra để thuê người chăm sóc bố mẹ một phần, một phần thì ông bà chi tiêu ăn uống sinh hoạt bồi bổ, phần còn lại thì tiếp tục gửi ngân hàng để lo bệnh tật t.uổi già, ma chay.
Tôi và em dâu nghe đến đâu thì gật gù thấm thía đến đấy. Thấm vì thấy tình cảm gia đình chồng thật tốt đẹp, ai cũng nhường nhịn nhau và hiếu thảo. Dù bản thân chúng tôi chưa phải đầy đủ mọi thứ, nhưng cũng sẽ không tham phần tài sản của bố mẹ. Ai cần hơn thì người đó nhận. Tôi cũng ước sau này mình có thể dạy bảo các con được như vậy, để không bao giờ phải thấy cảnh con cái vì tranh giành tài sản mà từ mặt, gây gổ với nhau.
Sau ngày bác hàng xóm mất, tôi bàng hoàng khi biết bản thân có tên trong di chúc nhà bác ấy Món quà của bác hàng xóm tặng quá lớn làm chúng tôi khó xử. Bên cạnh nhà tôi có bác hàng xóm tên Lụa. Bác ấy có 2 người con và họ đều làm xa nhà, mỗi năm về thăm mẹ già được một lần. Vài lần các con của bác ấy muốn đưa bác lên thành phố nhưng không được. Bác bảo...