Bạn bè xa cách vì những lời kém duyên
Gần đây, nhiều người thắc mắc, không biết từ bao giờ mà Mỹ lại trở nên xa cách đến thế.
Có thể vì mọi người không để ý nên không biết, còn nhóm chúng tôi, vì chơi thân từ hồi học phổ thông nên biết rõ lý do vì sao…
Ảnh minh họa: Shuttershock
Hồi đi học, Mỹ vốn là cô gái dịu dàng, nói năng nhỏ nhẹ. Hội con trai trong lớp cứ nhìn thấy Mỹ là… “đứng hình”. Bọn tôi chứng kiến biết bao chàng mặt mũi thất thần vì bị Mỹ từ chối.
Mãi sau này khi đã ra trường, nghe tụi con trai trong lớp kể lại mới biết, hầu như những chàng từng “cưa cẩm” Mỹ đều tổn thương sâu sắc vì cô. Bởi trái với vẻ ngoài dịu dàng, Mỹ có kiểu từ chối khiến đối phương không thể tiếp tục… “ trồng cây si” với cô. Họ không nói cụ thể như thế nào nhưng có vẻ như bọn tôi đều đoán được.
Video đang HOT
Từ khi chơi facebook, lập nhóm chat, Mỹ đã để cho mọi người thấy vẻ kém duyên của mình. Hôm sinh nhật Ngọc, một bạn trong nhóm, trong lúc mọi người gửi lời chúc mừng tốt đẹp tới Ngọc thì Mỹ nhảy vào “phán”: “Vậy là càng gần đến ngày ‘ra đi’ của bạn rồi!”. Ai cũng biết là Mỹ đùa nhưng nhiều người đã thả biểu tượng tức giận vào phần bình luận của Mỹ.
Cứ tưởng Mỹ sẽ hiểu ra, xin lỗi Ngọc và xóa bình luận này đi nhưng không, cô đã khơi mào cho một “cuộc chiến” với các bạn cùng lớp, ngay trong ngày sinh nhật của cô bạn thân. Lúc đó, vì lo không khí càng căng thẳng, tôi đã phải khóa phần bình luận vào. Mọi người đều đồng tình, chỉ có Mỹ gọi điện mắng tôi xối xả: “Bà ở phe nào đấy? Bà có phải là bạn tôi không? Tôi đang chiếm lợi thế mà bà lại khóa bình luận là sao? Ý bà là gì khi làm thế?”. Biết Mỹ đang bực nên tôi chỉ trả lời qua qua rồi cúp máy. Vì vụ đó, mấy tháng trời Mỹ không nói với tôi một lời…
Hình minh họa: Shuttershock
Lần khác, mẹ của một bạn trong nhóm bệnh nặng. Cả nhóm hẹn nhau cà phê, trò chuyện cho bạn nguôi ngoai. Lúc đang an ủi bạn và chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh thì Mỹ “thả” một câu: “Ai rồi cũng trải qua giai đoạn đó. Xác định là chết trẻ khỏe ma cho nhẹ nhàng các bà ạ!”. Cô bạn có mẹ bệnh hôm đó đã khóc òa ngay sau khi nghe Mỹ nói.
Sau hôm đó, cả nhóm đã trao đổi với Mỹ về việc nói năng, bình luận cần ý tứ hơn. Nghe mọi người nói xong, Mỹ thản nhiên bảo: “Chơi với nhau bao năm rồi, tính tôi vẫn như thế, có gì lạ đâu? U50 rồi, không thay đổi được đâu. Các bà chơi tiếp được thì chơi, không thì đường ai nấy đi!”. Nói xong, Mỹ thản nhiên đứng dậy, xách túi đi thẳng, khiến cả hội nhìn nhau lắc đầu.
Cả nhóm cũng chỉ nghĩ đó là phút bốc đồng nên Mỹ mới nói như vậy, ai ngờ cô thể hiện luôn bằng cách rời khỏi nhóm bạn bè. Mỗi khi nhóm tụ tập, lại phải cử người nhắn tin, gọi điện riêng cho Mỹ, vui thì cô tham gia, buồn thì không nghe điện thoại, cũng không gọi lại cho các bạn.
Những lần Mỹ đến thì thái độ đều tưng tửng, không hào hứng nói cười mà chỉ lặng lẽ ăn, uống và quan sát, thi thoảng lại buông một câu: “Tôi thế này có đúng ý các bà không?”. Thái độ và cách cư xử của Mỹ khiến không khí buổi gặp mặt vô cùng trầm lắng. Ai cũng dè dặt khi nói bởi chỉ sợ không khéo léo sẽ là cái cớ để Mỹ châm ngòi cho một cuộc “khẩu chiến” không đáng có. Lâu dần không ai bảo ai, những lần gặp mặt mọi người đều “lờ” Mỹ đi.
Thi thoảng có ai đó sẽ nói nhớ Mỹ, vắng Mỹ không được cười nhiều như trước nhưng sẽ có nhiều người khác nói át đi, đó là trước kia thôi, giờ gặp Mỹ chỉ thấy buồn bã, u ám, thậm chí không dám nói cười. Một bạn trong nhóm còn thẳng thắn: “Ai tiếc thì tiếc, chứ tôi không tiếc! Bạn bè kiểu gì vô duyên hết biết, chơi với nhau mấy chục năm rồi, góp ý để thay đổi, để gắn bó với nhau hơn thì bà í lại chảnh chọe, chán hẳn!”. Nghe xong, nhiều người gật đầu đồng tình: “Có còn là trẻ con nữa đâu mà cư xử kiểu đó?!”.
Yêu người vũ phu, tôi có nên tiến tới hôn nhân?
Từ khi mới yêu, thấy tôi ngồi sau xe một đồng nghiệp mà anh về vặn vẹo tôi suốt cả buổi, khi tôi ức chế cãi lại thì anh xông vào tát tôi.
Gia đình tôi ở quê, làm nông nên không có điều kiện. Cấp 3 tôi học khá tốt nhưng nghĩ đến cảnh bố mẹ phải vay nợ cho con học đại học, rồi ra trường không biết có xin được việc hay không, nên học xong lớp 12, tôi chủ động nghỉ học. Cô giáo chủ nhiệm và bạn bè đều tiếc và khuyên tôi nên thi đại học, nhưng tôi không thay đổi quyết định của mình.
Bạn bè phản đối vì nói rằng cuộc sống với một người ghen tuông lại vũ phu thì không khác gì địa ngục. (ảnh minh họa)
Tôi xin vào làm công nhân trong một nhà máy với mức lương gần 10 triệu đồng nên cũng tiết kiệm được một khoản gửi bố mẹ lo cho các em ăn học. Rồi tôi gặp người yêu bây giờ, anh ấy cũng có gia cảnh khó khăn như tôi nên hai đứa dễ thông cảm. Chúng tôi yêu nhau được hơn một năm và anh giục tôi nên về ra mắt hai bên và tính chuyện lâu dài, nhưng thực sự càng ngày tôi càng có nhiều điều khó nói.
Tôi biết anh yêu tôi nhưng đôi khi tính anh khá cục cằn và ghen tuông vô lối. Từ khi mới yêu, thấy tôi ngồi sau xe một đồng nghiệp mà anh về vặn vẹo tôi suốt cả buổi, khi tôi ức chế cãi lại thì anh xông vào tát tôi. Nhưng ngay sau đó, anh xin lỗi nói vì quá yêu nên mù quáng, không kiềm chế được nên hai đứa lại xuê xoa mọi chuyện.
Rồi những chuyện như vậy vẫn xảy ra, anh vẫn vũ phu với tôi nhưng sau khi nhận ra anh lại xin lỗi, tôi lại bỏ qua. Nhiều lúc tôi cũng nghĩ có thể vì anh yêu tôi quá nên mới như vậy, nhưng bạn bè thì kiên quyết phản đối. Họ nói mới yêu còn dở thói vũ phu thì khi lấy nhau rồi, tôi sẽ là nô lệ của chồng. Cuộc sống với một người ghen tuông lại vũ phu thì không khác gì địa ngục.
Bố mẹ tôi cũng nói nhà nào cũng có chuyện, nhất là vợ chồng nên người vợ phải biết bỏ qua, nhường nhịn nên nhiều lúc tôi nghĩ như thế là bình thường. Nhưng khi nghĩ lời bạn bè khuyên can, tôi lại thấy hoang mang, không biết tôi có nên tiến tới hôn nhân với anh nữa hay không.
'Đám cưới 3 người' và cuộc nói chuyện xúc động của 2 cha con không cùng huyết thống Sự quan tâm, chu đáo của Tâm đã khiến Duyên cảm động. Điều quan trọng nhất là cách anh đối xử với con gái Duyên như 1 người cha thực sự. Người ta nói phụ nữ đã từng đổ vỡ như con chim sợ cành cong, không đủ niềm tin để bước vào hôn nhân 1 lần nữa. Thế nhưng câu chuyện của...