Bám gốc cây: Kiếm dăm chục triệu mỗi tháng
Dưới một gốc cây xanh có đến hàng chục hàng quán cư ngụ mưu sinh. Với vị trí đẹp, tán cây xanh mát, nhiều tiểu thương đã kiếm được hàng chục triệu đồng mỗi tháng nhờ các gốc cây này.
Đi vào đường Ngọc Khánh, đến trước của khách sạn thương mại Hà Nội, cũng là ngã ba Ngọc Khánh, Nguyễn Công Hoan, nhiều người ngỡ ngàng trước gốc cây cổ thụ lớn nằm ngay bên đường. Và bất ngờ hơn là doanh thu hàng chục triệu đồng mà các hàng quá bám gốc cây này thu được mỗi ngày. Vì thế, dân ở đây vẫn gọi đây là gốc cây tiền tỷ.
Ngay ngã ba đường rộng rãi, dưới cây cây tán rộng, có tới gần chục hàng quán ngụ dưới gốc cây kinh doanh các loại mặt hàng: bánh mì kebap, nước mía, trà đá, tạp phẩm, thậm chí cả rửa và sửa xe. Chị Nguyễn Thị Thịnh, bán nước mía dưới gốc cây này cho biết: Thông thường tôi bán hàng từ sangs tới 10h tối. Mỗi tháng, ngoài khoản 2 triệu đồng chi trả cho tiền điện và một số dịch vụ khác thì tôi thu về khoảng chục triệu đồng.
Không ở vị trí mặt đường lớn như cây giếng, nhưng người dân khu vực phường Nam Đồng (Đống Đa, Hà Nội) thì không ai không biết cây xà cừ và cây phi lao cổ thụ tồn tại hàng chục năm nay trong khu chợ của phường. Nó không chỉ được biết đến với đường kính khủng 3 người ôm không xuể mà còn vì chiến tích mọc xuyên nhà và cho thu nhập siêu cao.
Dưới gốc xà cừ cổ thụ này, một quá chè nổi tiếng doanh thu cả trăm triệu và hai quán tạp hóa có lợi nhuận không hề kém cạnh. (Ảnh: PH)
Theo dân ở đây, diện tích nhỏ hẹp nhất dưới gốc cây mà đem về nhiều lợi nhuận nhất tại Hà Nội là gốc cây xà cừ ở khu vực chợ Nam Đồng. diện tích quanh gốc cây là nơi bán hàng của một quán chè Thái Lan. Với vị trí ngay bên đường, quán lại mát rượi dù ngoài trời có 39 – 40 0C, và nổi tiếng ngon nên mỗi ngày có hàng trăm thực khách tới quán dù nó chỉ có diện tích chừng 8, 9m2, uốn éo theo thân cây.
Video đang HOT
Lúc 4h vào một ngày làm việc trong tuần, mà lượng khách có tới gần 20 người và liên tục có người mới tới. Quán phải huy động tới 5 nhân viên phục vụ bưng bê, sắp xếp xe cộ. Một nhân viên của quán bật mí, quán này nổi tiếng hàng đầu Hà Nội, với giá 13.000 đồng/cốc, một ngày bán tới vài trăm cốc, có khi tới 500 cốc thì bà chủ mỗi tháng cũng có doanh thu cả trăm triệu đồng.
Bên cạnh quá chè, thêm 2 cửa hàng ở diện tích còn lại quanh gốc cây cho thuê bán đồ tạp phẩm thì bà chủ tháng nào cũng có chục tiền triệu cất két.
Cũng thuộc khu vực chợ Nam Đồng, cách cây xà cừ kiếm tiền tỉ trên năm chừng 30m là cây phi lao cũng không kém phần hiệu quả kinh tế.
Dưới tán phi lao, 5 -6 quán chia nhau kinh doanh. (Ảnh PH)
Người dân kể lại, trước đây, có người đàn bà ngụ cư đã từng nhờ gốc cây này mùa hè bán nước, mùa đông bán bánh mà nuôi được con ăn học đại học. Hiện tại, dưới gốc cây này, có tới 5, 6 hàng quán chia nhau diện tích xung quang giống cây để buôn bán.
Nhìn từ trên xuống giống hệt như người ta chia một miếng bánh tròn thành 5, 6 mảnh. Người bán thịt, người bán cá, người làm mặt hàng rau quả. Chị Hạnh, một người bán hàng ở đây chia sẻ: Những người bán hàng ở đây đều thuê lại địa điểm, mỗi người một giá khác nhau, những người khác tôi không biết là bao nhiêu nhưng tôi tháng nào cũng hơn triệu trả cho chủ cây. Nhưng khi hỏi chủ cây là ai thì chị Hạnh không thể nói.
Men xung quanh hồ bên đường Hồ Đắc Di, nhiều người còn không khỏi bất ngờ với giá trị của con đường màu xanh nơi đây. Từ đường Xã Đàn rẽ vào, gần đến khu vực sứ quán, các tổ chức quốc tế thì nhiều người thấy cảnh những quán cắt tóc, trà đá túc tắc bán hàng, làm việc dưới gốc cây xanh. Dù ngoài đường có nắng lửa tới mức nào, thì dưới gốc cây xanh mát, người thợ cắt tóc dường như vẫn bị ảnh hưởng nhiều.
Quán nước độc đáo và hút khách nhờ bám hai cây đa râm mát. (Ảnh: PH)
Cứ dưới một gốc cây là một bộ đồ nghề chỉ gồm 1 gương gắn lên thân cây, một ghế ngồi cho khách là xong. Nhưng nếu ở đây, người ta chỉ kiếm được tiền trăm thì khi qua khu sứ quán, các tổ chức quốc tế chừng 5m, rẽ phải đi 200m tiếp tục rẽ phải thì người ta kiếm tiền chục triệu trên tháng. Khoảng cây xanh trồng ven hồ chỉ hơn 10m là quán lý tưởng của khách hàng mê chim và cà phê. Lúc 10h theo quan sát của phóng viên có tới 30 người ngồi dày đặc xen trong các thân cây.
Bất ngờ hơn, đi sâu chừng 10m, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi kẹp giữa 2 cây đa to lớn là ngôi nhà chỉ chừng 8m. Điều đáng nói là bóng mát đã đem lại thu nhập khủng cho quán hàng bán đồ vặt vãnh chỉ dăm ba cái kẹo, vài cốc trà đá, hạt hướng dương và nước mía.
Diện tích ngồi khoảng 30 m2 hoàn toàn dưới gốc cây. Hai nhân viên bán hàng còn rất trẻ, chạy liên tục phục vụ cho tốp thanh niên trẻ đá bóng lên tới 20 người và 5, 7 khách lẻ. Không tiết lộ về giá thuê chỗ ngồi cũng như thu nhập tháng nhưng với câu hớ hênh mỗi ngày gần chục vác mía, nhất là những ngày nhiệt độ tăng cao cũng đủ biết chủ nhân thu nhập cỡ nào.
Theo Dân Trí
Chư Sê,Gia Lai: Lòng đường QL 14 thành bãi để xe!
Cách UBND huyện và CA huyện chỉ vài trăm mét, người dân biến đoạn đường QL 14 trước cổng chợ thành bãi để xe và buôn bán, nhưng hầu như vấn đề an toàn giao thông ở huyện này không được chính quyền hay cơ quan nào để ý...
Tại trung tâm thị trấn huyện Chư Sê, phía bên phải điểm giao nhau giữa QL14 và QL25 theo hướng Gia Lai - Đắc Lắc là chợ của thị trấn. Người dân đã biến nửa phần đường của đường một chiều này làm bãi để xe và buôn bán. Cảnh tượng giao thông ở đây diễn ra lộn xộn, xe máy, xe đạp, đan xen nhau thường xuyên giữa ngã ba gây khó khăn cho các loại xe cơ giới lưu thông qua đoạn đường này.
Họp chợ ở thị trấn Chư sê lấn chiếm QL 14
Một số người dân buôn bán ở cổng chợ Chư Sê cho biết: tai nạn ở đây xảy ra thường xuyên. Rất nguy hiểm cho người dân và các phương tiện giao thông qua đây.
Chỉ cách UBND huyện và CA huyện Chư Sê chỉ vài trăm mét, nhưng tình trạng này diễn ra hàng ngày và rất lâu này không hiểu sao các cơ quan chức năng ở huyện này không để ý tới. Mặc dù ngoài vấn đề an toàn giao thông không thể đảm bảo còn làm mất mỹ quan hình ảnh trung tâm của một thị trấn.
Đề nghị Ban ATGT tỉnh Gia Lai chỉ đạo chính quyền và các cơ quan huyện Chư Sê sớm giải tỏa tình trạng lấn chiếm lòng đường QL14 trước cổng chợ để đảm bảo an toàn giao thông và cảnh quan đô thị.
Theo PLXH
Mất đường vì phơi phế liệu Thời gian gần đây, đoạn đường giao cắt với Quốc lộ 3 qua xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn đã bị một số hộ dân lấn chiếm biến thành sân phơi phế liệu, vải vụn ra giữa đường gây nguy hiểm và cản trở tới người và các phương tiện tham gia giao thông. Do mặt đường đã bị lấn chiếm hết để...