Bài học bổ ích về EQ từ cuộc gọi điện đùa đặt 4000 cốc cà phê latte Starbucks của Steve Jobs
Đứng trước 4.000 người, Jobs đã thực hiện một cuộc gọi trêu đùa với Starbucks. CEO của công ty sau này trở thành công ty có lợi nhuận lớn nhất nước Mỹ, trong khi giới thiệu một trong những sản phẩm quan trọng nhất, đã thực hiện một cuộc gọi trêu đùa.
Đôi khi trong cuộc sống có những điều tình cờ xảy ra. Và ta chỉ biết nó có ý nghĩa gì cho đến khi ta trải nghiệm một điều gì đó mà ta không hề trông chờ hay mong đợi.
Khi Steve Jobs giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên trên sân khấu, ông hướng dẫn mọi người cách sử dụng Google Maps để tìm các cửa hàng Starbucks trong một khu vực nào đó (điều này xảy ra trước khi smartphone biết được địa điểm chính xác của bạn).
Jobs chọn một địa điểm và trên màn hình sẽ hiện lên địa chỉ và số điện thoại của cửa hàng đó. Để nhấn mạnh sự dễ dàng thuận tiện đối với người dùng phổ thông, Jobs đã nhấn vào số điện thoại và thực hiện cuộc gọi đến cửa hàng Starbuck gần nhất. “Vâng, tôi muốn đặt 4.000 cà phê latte để mang đi”, Jobs nói khi một phụ nữ trả lời điện thoại.
“Tôi đùa chút thôi. Gọi nhầm số ý mà”, ông nhanh chóng bổ sung.
Đứng trước 4.000 người, Jobs đã thực hiện một cuộc gọi trêu đùa với Starbucks. CEO của công ty sau này trở thành công ty có lợi nhuận lớn nhất nước Mỹ, trong khi giới thiệu một trong những sản phẩm quan trọng nhất, đã thực hiện một cuộc gọi trêu đùa.
Một trong những khía cạnh tinh tế nhất của Jobs khi đứng trên sân khấu chính là sự hiểu thấu những người đang lắng nghe. Ông biết cách thu hút sự chú ý của họ, cách kết nối họ với những gì họ quan tâm, và cách làm họ bật cười. Kỹ năng đặc biệt này hóa ra lại hay bị đánh giá thấp.
Biết cách thể hiện trải nghiệm người dùng theo cách chính họ có thể liên hệ bản thân được, kể cả khi chưa ai trong số những người dùng này có trải nghiệm đó, là một kỹ năng cực kỳ đặc biệt. Nhưng thực hiện điều đó với khiếu hài hước thì phải nói là thiên tài.
Tất nhiên nhiều người có thể coi đây là một hành động bông đùa trẻ con của một nhà sáng lập công nghệ có khí chất, nhưng nếu nhìn nhận đúng đắn thì đây là một bài học đáng ghi nhận về trí tuệ cảm xúc.
Bạn cần nhớ rằng sự kiện này diễn ra 4 năm sau khi Jobs biết mình bị ung thư tuyến tụy và chỉ còn vài tháng để sống. Hai năm sau, ông được mời diễn thuyết tại Đại học Stanford, ở đó ông nói:
“Tôi nhìn vào gương mỗi sáng và tự hỏi: ‘Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của mình, liệu tôi có muốn làm những gì tôi sắp làm hôm nay không?” Và nếu câu trả lời là “Không” diễn ra trong nhiều ngày liên tiếp, tôi biết rằng cần phải thay đổi điều gì đó… Công việc sẽ chiếm phần lớn thời gian trong cuộc đời các bạn, và cách duy nhất để thực sự hài lòng là làm những việc lớn. Và cách duy nhất để làm việc lớn là yêu những gì bạn làm”.
Khi đó Jobs vừa trải qua cuộc phẫu thuật loại bỏ khối u, nhưng rõ ràng quan điểm của ông chính là cách ông định hình những năm cuối của cuộc đời mình. Và đứng trên sân khấu giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên hiển nhiên là hình ảnh một người đàn ông yêu thích những gì mình làm.
Video đang HOT
Cuộc gọi của Jobs đến Starbucks là cách Jobs muốn nói với khán giả của mình, “như thế rất vui đúng không?”
Không ai có thể cho rằng Jobs không vui khi đó, bởi vì không nhận thức rõ được điều gì quan trọng, và công việc của ông có ý nghĩa như thế nào.
Tất nhiên bài viết này không nhằm khuyến khích mọi lãnh đạo phải biết cách đùa cợt, nhưng có lẽ tiếng cười chính là cách hiệu quả nhất để kết nối với khán giả và khiến họ quan tâm đến những điều bạn đang nói. Và rốt cuộc, đối với một nhà lãnh đạo, đó là năng lực cực kỳ đáng giá.
Tim Cook và thời khắc quyết định đưa Apple trở thành công ty 2 nghìn tỷ USD
Ngày 24/08/2011 là khoảnh khắc Tim Cook chính thức trở thành ông chủ của 'Táo khuyết' và cũng bắt đầu từ đây, ông đã đưa Apple trở thành công ty 2 nghìn tỷ USD.
Với những người ngoài cuộc, việc cố CEO Steve Jobs trao quyền lại cho Tim Cook diễn ra một cách chóng vánh và không thể ngờ tới.
Sáng ngày hôm đó (20/08/2011), Steve Jobs vẫn còn nắm quyền kiểm soát công ty và các sản phẩm của Apple bao gồm iPhone 4 và iPad 2. Thế nhưng, vào cuối ngày, vị trí đó đã được nhường lại cho Tim Cook.
Tuy nhiên, thực tế là sự thay đổi nhân sự không diễn ra đột ngột đến thế. Trước đây, khi Steve Jobs phải vắng mặt vì các lý do liên quan đến sức khỏe, người thay thế ông lại không ai khác ngoài Tim Cook.
Và cùng ngày đó, giới công nghệ đã biết được rằng Apple cũng đã có hẳn một kế hoạch chuẩn bị lâu dài.
"Về vấn đề ai sẽ là người thay thế tôi thì chúng ta nên thực hiện theo đúng kế hoạch và để Tim Cook đảm nhận vị trí CEO của Apple." - Steve Jobs cũng đã đề cập đến điều này trong thư từ chức gửi cho hội đồng quản trị.
Tuy nhiên, thông báo này chỉ được lưu hành nội bộ tại Apple, một thông báo khác đã được công bố đến các cổ đông.
"Hội đồng quản trị tin rằng không ai khác phù hợp với vị trí CEO hơn Tim Cook. Suốt 13 năm tại Apple, Tim đã thể hiện một tinh thần làm việc xuất sắc, một tài năng vượt trội cũng như khả năng phán đoán vững chắc trong tất cả những gì mình làm", Chủ tịch Hội đồng quản trị Arthur D. Levinson nhận xét về Tim Cook.
Tim Cook - Người kế vị hoàn hảo cho Steve Jobs
Với quyết định thay thế người nắm giữ ngôi vị 'thuyền trưởng' của Apple, dĩ nhiên hội đồng cũng sẽ phải thuyết phục các cổ đông rằng vị CEO mới này sẽ chèo lái Apple một cách thành công. May mắn thay, các cổ đông của Apple đã bị thuyết phục hoàn toàn bởi họ đã nhìn thấy những gì Tim làm được dưới vai trò COO trước đó.
Mối quan hệ giữa Tim Cook và Apple đều bắt nguồn từ khi Tim còn hoạt động tại Compaq. Khi nhận được lời mời đề nghị từ Apple vào năm 1998, Tim đã có hai lựa chọn hoặc là ở lại Compaq hoặc là gia nhập Apple.
Lý do cho sự lựa chọn này nằm ở việc Apple vẫn đang cố gắng thoát khỏi giai đoạn ảm đạm trong thời điểm đó. Theo như Tim Cook thì "bất cứ một con người lý trí nào" cũng đều sẽ từ chối lời đề nghị của Apple.
"Tuy nhiên, môi trường làm việc của tôi không thực sự có một mục đích rõ ràng, điều đó khiến tôi cảm thấy mình cũng chẳng có lý do để làm việc. Tôi đã thử nhiều cách như ngồi thiền hay tìm tới các tín ngưỡng. Tôi cũng đọc nhiều sách về những triết học gia hay những tác giả nổi tiếng khác. Thậm chí, tôi đã định thử dùng Windows PC và rõ ràng, nó chẳng giúp được gì", Tim Cook phát biểu tại MIT.
Ông nói rằng mình chỉ cần vài phút để biết rằng bản thân mình muốn gia nhập Apple. Sau khi nhận việc, dường như nó cũng chỉ mất một khoảng thời gian ngắn để đóng cửa hàng loạt nhà máy và nhà kho.
Sự chuyển mình của Apple đã bắt đầu chỉ với những quyết định đơn giản ấy. Thời gian tồn kho của Apple giảm từ vài tháng xuống chỉ còn vài ngày sau khi Tim Cook bắt đầu đầu quân cho công ty.
Một Apple đa dạng
Tuy được xem là một người không chú trọng về đa dạng hóa sản phẩm như Steve Jobs, nhưng Tim Cook đã chèo lái Apple trong con đường phát triển về mảng dịch vụ.
Dưới thời Tim Cook, Apple đã đa dạng hóa được loại sản phẩm của minh, từ iPod touch cho đến dịch vụ Apple TV . Ông cũng tích cực gặp gỡ các quan chức hơn Steve Jobs, dù điều này đã phần nào đem về nhiều lời chỉ trích cho cả bản thân ông và Apple.
Ngoài ra, Tim cũng không mấy được lòng FBI. Ngay cả khi Apple đã đứng lên chống lại Cục Dự trữ Liên bang cho đến khi họ ngừng việc ép công ty mở khóa iPhone để điều tra các cuộc tấn công ở San Bernardino, Tim Cook lại là người bày tỏ sự hối tiếc nhất về mâu thuẫn này.
Tuy nhiên, ông đã thẳng thắn rằng vụ mâu thuẫn này nên được giải quyết ở tòa vì động thái của Cục Dự trữ làm là vi phạm quyền riêng tư cũng như bảo mật người dùng.
Ngoài ra, bản thân ông cũng tích cực trong các công tác từ thiện. Một trong số đó là việc Apple quyên góp từ thiện để cứu trợ người dân sau vụ nổ ở Beirut.
Một Apple tuy mới nhưng cũ
Lúc Tim Cook mới được trao quyền, các dòng sản phẩm lúc bấy giờ của 'Táo Khuyết" là iPhone 4 và iPad 2, còn ở thời điểm hiện tại, Apple đã ra mắt iPhone 11, iPad cũng đã có đến đời thứ 7. Có thể nói sự thay đổi CEO đã tạo ra một Apple hoàn toàn mới với sự đa dạng trong các mặt hàng sản phẩm hơn bao giờ hết.
Nhưng có một thứ vẫn luôn giữ nguyên.
Vào năm 2011, Apple là công ty có giá trị cao nhất nước Mỹ trên một số phương diện và vào năm 2020, Apple đã phủ sóng toàn bộ. Điểm khác biệt duy nhất nằm ở mức độ giá trị của Apple. Vào năm 2011, Apple có giá trị 153.3 tỷ USD và vào năm 2020, con số này đã chạm ngưỡng 2 nghìn tỷ USD.
Có thể nói, Tim Cook không chỉ mang đến Apple những rắc rối và tranh cãi mà ông còn đưa "Táo khuyết" lên một tầm cao mới.
CEO Apple Tim Cook vừa làm một điều mà Steve Jobs chưa từng làm Tim Cook vừa dùng hơn 5 triệu USD tiền túi để quyên góp cho một tổ chức từ thiện không được công bố. Tim Cook, CEO Apple, mới đây đã tặng 10.715 cổ phiếu Apple do ông sở hữu trực tiếp cho một tổ chức từ thiện không được công bố. Theo giớ trị cổ phiếu Apple vào cuối tuần trước, số cổ...