Bài đồng ca đạt hàng chục triệu lượt xem của học sinh Mỹ
Đặt trọn trái tim vào phần biểu diễn, học sinh ở Baltimore trở thành hiện tượng mạng xã hội, khiến hàng triệu người bật khóc.
Màn biểu diễn của học sinh thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ lan truyền mạnh mẽ sau khi Kenyatta Hardison, chỉ huy dàn đồng ca đăng lên Facebook vào cuối tháng 9. Video gốc dài chín phút đạt 3,5 triệu lượt xem, được một số trang nổi tiếng chia sẻ.
Bài đồng ca đạt hàng chục triệu lượt xem của học sinh Mỹ
Mọi người trên khắp thế giới bị ấn tượng bởi tác phong biểu diễn và giọng hát truyền cảm của các em nhỏ. Những phần hát solo khiến khán giả như nín thở dù chỉ theo dõi qua màn hình, nhiều người thừa nhận rơi nước mắt.
Theo CBS Baltimore, nhóm học sinh đến từ trường Cardinal Shehan được quay khi đang tập dượt ca khúc “Rise up” của Andra Day cho buổi biểu diễn thường niên lần thứ 9 của các trường công giáo.
Hardison không hề nghĩ bài hát sẽ gây ảnh hưởng đến cộng đồng và do đó rất xúc động khi thấy được sức mạnh vô biên của âm nhạc.
“Những đứa trẻ đang lên tiếng, đưa ra thông điệp, dẫn lối chúng ta. Đây là một phần của Baltimore, chất chứa hy vọng, lòng từ bi, có những đứa trẻ yêu mến và truyền bá hòa bình, những đứa trẻ đặt lòng tin vào nhau”, Hardison giải thích về lý do chọn bài hát.
Dàn đồng ca biểu diễn trên chương trình Good Morning America.
Jalen, học sinh lớp 8 cảm thấy hạnh phúc khi tạo tác động tích cực đến cộng đồng. Nhờ sự lan tỏa này, em tin mỗi người đều có thể làm bất cứ điều gì tuyệt vời hơn thế.
Video đang HOT
Dàn đồng ca trung học cơ sở nhận được lời mời biểu diễn từ nhiều nơi, trong đó có New York và thậm chí xuất hiện trên chương trình truyền hình Good Morning America ngày 18/10.
Theo VNE
Học sinh tự tử, nhà trường có phải chịu trách nhiệm?
Chưa đầy 3 tiếng sau khi bị gọi lên phòng quản lý học sinh vì cáo buộc phát tán video cảnh nóng của bạn cùng lớp, nam sinh 16 tuổi ở Mỹ đã tìm đến cái chết.
Tòa án Mỹ vừa xét xử vụ việc Corey Walgren, nam sinh 16 tuổi của trường trường Trung học Naperville North, Mỹ, trèo lên tầng 5 của một bãi đỗ xe và nhảy xuống. Trước đó, cậu bị gọi lên văn phòng quản lý học sinh vì rắc rối liên quan video tự quay khi quan hệ với nữ sinh cùng lớp.
Vụ tự tử làm dấy lên những tranh cãi về quyền của nhà trường trong việc xử lý các tình huống nhạy cảm. Liệu nhà trường có nên đợi đến khi phụ huynh đến mới thẩm tra? Liệu họ có quyền điều tra các phụ phạm tội trong phạm vi nhà trường, kể cả vấn đề khiêu dâm của trẻ?
Vụ việc cũng đặt ra thách thức pháp lý của Mỹ bởi luật về khiêu dâm ở trẻ có nhiều bất cập trước hiện tượng thanh thiếu niên chia sẻ ảnh nóng qua điện thoại di động. Cả họ và cha mẹ thường cho rằng hành động này không phải nhận hình phạt nghiêm trọng.
Sau khi Walgren qua đời, cha mẹ cậu đã kiện nhà trường và đòi bồi thường hơn 5 triệu USD vì đã gây ra những tổn thương không cần thiết cho nam sinh này bằng cách hăm dọa buộc tội cậu.
Tuy nhiên, phía nhà trường cho rằng họ chỉ cho Walgren thấy sự nghiêm túc của vấn đề. Sau đó, họ cũng đã trấn an và hứa sẽ giúp cậu tránh rắc rối với tòa án.
Corey Walgren đã tự tử sau khi bị gọi lên văn phòng quản lý học sinh. Ảnh: AP.
Lời tố cáo oan nghiệt
Câu chuyện bắt đầu vào khoảng giữa trưa ngày 11/1, sau khi một nữ sinh cùng lớp với Walgren khiếu nại với trường. Cô cho hay Walgren đã quay lại cảnh tình cảm với cô mà không được cho phép.
Khoảng 12h40, Walgren bước vào phòng quản lý học sinh. Đó là lần đầu tiên cậu bước vào căn phòng này, Steve Madden, thầy giáo phụ trách kỷ luật ở trường, thông tin.
Nam sinh 16 tuổi nhanh chóng thừa nhận những chuyện đã làm với cô bạn cùng lớp. Trong lời khai, cậu nói cậu đã gửi bản copy cho 4 người bạn khác.
Trước sự chứng kiến của viên cảnh sát Brett Heun, Walgren đã mở ứng dụng quay trong điện thoại. Bên trong còn có video và những bức ảnh khỏa thân của các cô gái khác. Cậu khai bạn bè đã gửi chúng cho mình.
Sau đó, Heun cảnh cáo Walgren rằng hành động của cậu là bất hợp pháp. Song, nếu cậu hợp tác, ông có thể bảo vệ cậu khỏi những rắc rối liên quan tòa án.
Nam sinh bị thẩm tra ít nhất 20 phút trước khi trường gọi điện báo với phụ huynh. Trong lúc ngồi chờ cha mẹ đến đón, cậu tán gẫu cùng một thư ký. Sau đó, cậu rời đi.
Camera giám sát cho thấy cậu đi bộ đến khu vực để xe gần đó. Tại đây, một phụ nữ đang đỗ xe bắt gặp cậu ngồi chênh vênh trên tầng 5 của bãi. Cô không hoảng sợ bởi gương mặt của Walgren rất bình tĩnh.
Tuy nhiên, chỉ một phút sau, khoảng 14h40, cô nhìn thấy cậu đã nằm dưới đất. Cô nhanh chóng chạy đến, sơ cứu và gọi cứu thương. 20 phút sau, mẹ của Walgren có mặt tại trường. Mọi người nói rằng một người bị thương ở bãi đỗ xe có thể là con trai bà.
Khi Heun đưa bà đến bệnh viện, người phụ nữ này yêu cầu nhìn bức ảnh nạn nhân và nhận ra đó là con trai mình. Tuy nhiên, bà không thể gặp con cho đến khi bác sĩ tuyên bố cậu qua đời vào lúc 15h27, chưa đầy 3 tiếng sau khi Walgren bị gọi lên phòng quản lý học sinh.
Những bất cập trong vụ kiện
Theo AP, khi phát hiện học sinh chia sẻ ảnh nóng qua điện thoại, tuy không thống nhất về phương pháp hành động nhưng các nhà quản lý nhất trí rằng họ nên tịch thu và báo cáo tình hình cho cảnh sát. Hiệp hội Hội đồng Trường học bang Illinois cho biết nếu không báo cáo, nhà trường sẽ phạm tội.
Tuy nhiên, luật sư của gia đình cho rằng đoạn video mà Walgren không quay rõ mặt cũng như những hoạt động cụ thể nên không thể khẳng định cậu phạm tội.
Bên cạnh đó, một số nhà phê bình bày tỏ luật về khiêu dâm trẻ em nhằm bảo vệ chúng khỏi người lớn. Nó không nên dẫn đến việc truy tố những đứa trẻ. Trong trường hợp của Walgren lại càng không nên. Cậu và bạn cùng lớp là quan hệ đồng thuận. Bản thân nam sinh này cũng không phát tán bản ghi để trục lợi.
Trong vụ kiện, cha mẹ Walgren cho rằng con trai họ đã phải chịu tủi hổ khi bị thẩm tra về vấn đề riêng tư. Hơn nữa, trước khi thẩm vấn, trường cũng không thông báo cho phụ huynh.
Tuy nhiên, phía nhà trường cho biết luật pháp từ lâu đã công nhận nhà trường đóng vai trò như phụ huynh trong thời gian trẻ ở lớp. Họ có quyền điều tra những hành vi phạm pháp và kỷ luật học sinh mà không cần phụ huynh cố vấn.
Bên cạnh đó, tuy trường vẫn phải gọi điện thông báo cho gia đình, luật không quy định đó là bước thứ mấy.
Kết quả, tòa không yêu cầu trường phải chịu trách nhiệm về một vụ tự tử của học sinh xảy ra bên ngoài khuôn viên.
Theo Zing
MV của Sơn Tùng vượt Justin Bieber, Taylor Swift về lượt xem "Lạc trôi" của Sơn Tùng M-TP dù tạo ra làn sóng tranh cãi nhưng vẫn lọt top MV được xem nhiều, đứng trên cả ngôi sao quốc tế như Justin Bieber, Taylor Swift hay Bruno Mars. Lạc trôi - Sơn Tùng M-TP: MV ra mắt thời khắc giao thừa Sau khi chia tay ông bầu Quang Huy, Sơn Tùng M-TP ra mắt MV...