Bác sĩ quay clip tố giám đốc nhận hối lộ
Bác sĩ tố đã chung gần 50 triệu đồng để được chuyển công tác nhưng giám đốc nói chỉ nhận 2,6 triệu đồng và đó là tiền bồi dưỡng chứ không phải tiền chung chi.
Ngày 30/12, BS Hà Quốc Hoàn, công tác tại khoa Sản BV Đa khoa Hàm Thuận Nam (Bình Thuận), cho biết đang tiếp tục đề nghị Công an tỉnh Bình Thuận khởi tố BS Trịnh Quang Liêu, Giám đốc BV, về hành vi nhận hối lộ của ông 30 triệu đồng, 1.000 USD. Ông cũng yêu cầu công an xử lý vị giám đốc này vì đã hành hung ông trong hành lang bệnh viện…
Chi hàng chục triệu đồng “bôi trơn”
Theo BS Hoàn, sau thời gian công tác tại BV, ông thấy bất tiện vì mỗi ngày phải đi về đến 60 km từ TP Phan Thiết đến bệnh viện nên ông có nguyện vọng xin chuyển công tác về TP Phan Thiết cho gần nhà, thuận tiện hơn.
“Khi nghe tôi trình bày nguyện vọng, BS Liêu gật đầu và gợi ý về việc bồi dưỡng nên tôi về nhà lo tiền để được việc. Khoảng tháng 5/2011, tôi bỏ vào phong bì 25 triệu đồng đưa cho BS Liêu. Tuy nhiên, hơn một tháng sau, đơn xin chuyển công tác của tôi vẫn không được giải quyết nên tôi tìm cách tiếp cận giám đốc, đề cập đến lá đơn chuyển công tác của mình, ông Liêu luôn tìm cách tránh né” – BS Hoàn nói.
“Tôi nghĩ chắc 25 triệu đồng chưa đủ “bôi trơn” nên tôi tìm cách đưa thêm. Sau khi chuẩn bị 1.000 USD và 5 triệu đồng, ngày 2/6/2011, tôi tiếp tục “bồi dưỡng” cho ông Liêu để ông sớm giải quyết đơn chuyển công tác của tôi” – BS Hoàn kể.
Theo ông Hoàn, sau khi quyết định bố trí camera trong phòng trực, ông đến đưa số tiền trên cho BS Liêu. Tuy nhiên, sau đó BS Liêu vẫn không giải quyết đơn xin chuyển công tác nên ông Hoàn làm đơn tố cáo kèm video clip gửi cho Công an huyện Hàm Thuận Nam.
Đánh người tố cáo
Trong đoạn video clip dài 2 phút 5 giây mà BS Hoàn cung cấp cho cơ quan điều tra thể hiện rõ cảnh BS Liêu ngồi xem truyền hình trong phòng trực, BS Hoàn mặc áo blouse đến vỗ vai vị giám đốc và đưa tiền. Vị bác sĩ giám đốc đưa tay nhận rồi nhét vào túi áo.
Video đang HOT
BS Hoàn đứng đưa tiền hối lộ cho BS Liêu ngày 2/6/2011. (Ảnh cắt từ clip do ông Hoàn cung cấp)
Nhận đơn và chứng cứ, Công an huyện Hàm Thuận Nam đã triệu tập cả hai bác sĩ để làm rõ việc đưa nhận hối lộ này nhưng ông Liêu phủ nhận.
Do chất lượng video clip quá kém, không thể hiện mệnh giá tiền và số tiền là bao nhiêu, Công an huyện Hàm Thuận Nam đã chuyển video clip nói trên đến đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Bình Thuận nhờ xem xét. Tuy nhiên, tỉnh cũng không xác định được số tiền đưa và nhận hối lộ là bao nhiêu.
Công an tiếp tục làm việc với BS Liêu và ông chỉ thừa nhận là có nhận của BS Hoàn 2,6 triệu đồng tiền “bồi dưỡng” việc khác chứ không hề nhận hối lộ 30 triệu đồng và 1.000 USD như tố cáo của BS Hoàn. Vì thế, ngày 1/7, Công an huyện Hàm Thuận Nam đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Sau khi vụ việc khép lại, giữa hai người thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Mới đây (đêm 23/12) hai người đã vật lộn, đánh nhau trong hành lang bệnh viện.
Theo đơn tố cáo của BS Hoàn, khoảng 23h đêm 23/12, ông đang đi trên hành lang lầu hai của bệnh viện thì giáp mặt BS Liêu đang đi hướng ngược lại. Bất ngờ BS Liêu lao vào xô ông ngã rồi ôm vật đè ông dưới nền nhà đồng thời hô to gọi bảo vệ. Sau khi vùng vẫy, ông Hoàn chạy xuống cầu thang và tố cáo việc mình bị hành hung cho công an.
Ngày 25/12, Công an huyện Hàm Thuận Nam đã mời hai bác sĩ để lấy lời khai. Tại cơ quan công an, BS Liêu cho rằng sở dĩ ông có hành động trên là do BS Hoàn đã tạt… nước tiểu vào người ông! Trong khi đó, BS Hoàn lại cho rằng bị BS Liêu bất ngờ vật xuống đất, do quá sợ nên ông bị… tè luôn trong quần, dính vào người BS Liêu chứ không hề tạt.
Về việc “sếp” nhận tiền của “lính” nêu trên, ngày 30/12/2013, ông Lê Văn Sáu, Phó Bí thư Thường trực huyện Hàm Thuận Nam, cho biết: Do cơ quan điều tra không đủ chứng cứ để xử lý hình sự giám đốc bệnh viện nên Huyện ủy Hàm Tân đã tổ chức cuộc họp xử lý việc này. Theo đó Huyện ủy yêu cầu ông Liêu kiểm điểm, rút kinh nghiệm về việc nhận tiền bồi dưỡng của nhân viên.
Theo PLTP
Tăng bồi dưỡng phải hết mãi lộ
Không ai phủ nhận công việc vất vả của lực lượng CSGT. Những căn bệnh nghề nghiệp mà họ mắc phải lại ít ai nhìn thấy. Tiền bồi dưỡng của một ca trực chỉ đủ mua một chiếc bánh mỳ. Số tiền bồi dưỡng ít ỏi có phải là nguyên nhân nảy sinh tiêu cực mà dư luận đã phản ánh? Câu hỏi đặt ra, liệu tăng tiền bồi dưỡng có giảm được tình trạng mãi lộ ở lực lượng này?
Bệnh tật, ai hay?
Thượng tá Nguyễn Văn Tòng - Phó phòng CSGT, Công an Hà Nội - cho hay "Tôi chưa có thống kê về những bệnh nghề nghiệp mà các chiến sĩ CSGT mắc phải trong khi thực thi nhiệm vụ, nhưng có thể khẳng định sẽ rất nhiều. Bởi lẽ, với mức độ ô nhiễm không khí, khói bụi, xăng xe hiện nay thì không thể tránh khỏi. Do đó, chúng tôi rất đồng tình với đề xuất về bồi dưỡng xứng đáng cho lực lượng CSGT của Thủ tướng; vì lực lượng CSGT là lực lượng làm việc trong môi trường đặc thù".
CSGT phân luồng tại ngã tư Lê Văn Lương - Láng (Hà Nội). Ảnh: H.N
Phải công nhận, lực lượng CSGT ở các đô thị lớn đã mắc phải căn bệnh nghề nghiệp, bởi thường xuyên dãi nắng, dầm mưa... Họ là những người đang phải làm việc trong môi trường ô nhiễm nghiêm trọng mà không được trang bị các thiết bị bảo hộ.
Môi trường không khí ở các đô thị lớn đang ô nhiễm đến mức báo động. Ví dụ: Nồng độ bụi tại nơi CSGT làm việc ở TPHCM vượt ngưỡng cho phép từ 5 đến 15%, nồng độ SO2 vượt từ 10 đến 30%; đặc biệt, các chất gây ung thư từ không khí như chì, benzene, NO2 vượt ngưỡng nhiều lần (theo kết quả nghiên cứu của TS Nguyễn Bá Toại - Trường ĐH Xây dựng Hà Nội).
Không khí ở Hà Nội luôn chìm trong bụi và khói xe bởi tốc độ tăng bình quân các phương tiện giao thông mỗi năm từ 15-20%, góp phần lớn vào việc phát thải độc hại. Theo nghiên cứu của ARIA Technologies - Cty chuyên cung cấp giải pháp phần mềm tính toán, mô phỏng ô nhiễm môi trường không khí và hỗ trợ dự báo khí tượng - thì nguồn gây ra ô nhiễm chính là giao thông.
Theo số liệu của Trung tâm Quan trắc môi trường, tại nhiều nút giao thông như Kim Liên - Giải Phóng, Phùng Hưng - Hà Đông, nồng độ bụi thường cao hơn mức cho phép, có lúc lên gấp 7 lần. Các khí ô nhiễm khác như CO, SO2 dưới tiêu chuẩn, nhưng đang có xu hướng tăng. Nguồn ô nhiễm từ hoạt động giao thông chiếm tới 70% tỉ lệ nguồn gây ô nhiễm ở Hà Nội.
Theo Viện Nghiên cứu KHKT - Bảo hộ lao động, CSGT thường mắc các bệnh như viêm khớp, tai-mũi-họng, viêm xoang, viêm tai... CSGT khi làm việc thường phải chịu đựng căng thẳng nên cũng mắc một số bệnh tim mạch, huyết áp. Tuy nhiên, CSGT lại không được dùng các thiết bị bảo hộ. Trong khi người dân không chịu nổi khói bụi, đeo khẩu trang khi tham gia giao thông, còn lực lượng CSGT lại không.
Bồi dưỡng là cần thiết
Từ ý tưởng của nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh, từ tháng 4.2012, chính quyền TP.Đà Nẵng đã thực hiện thí điểm việc "bồi dưỡng" cho CSGT, từ nguồn thu xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự ATGT. Đây là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện chính sách "đặc biệt" này.
Theo đó, tùy theo vị trí, mỗi CSGT được nhận thêm số tiền ngoài lương cao nhất là 5 triệu đồng/người/tháng, thấp nhất là 1,5 triệu đồng. Tuy nhiên, sau 8 tháng thực hiện, việc bồi dưỡng tạm dừng từ tháng 11. Lý do ngừng là "tính pháp lý của việc chi trả".
Thượng tá Nguyễn Đến - Trưởng phòng CSGT Đà Nẵng - cho biết, việc dừng chi trả tiền "bồi dưỡng" cũng xuất phát từ đề xuất chung của chiến sĩ của phòng, anh em cảm thấy "không vui" khi dư luận đề cập và so sánh, rồi kiểm toán vào cũng hạch hỏi khá nhiều...
Tuy vậy, phải thấy rằng, xuất phát từ công việc đặc thù của CSGT, hằng ngày công tác trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết và thời gian, làm việc hít thở trong bầu không khí đậm đặc ô nhiễm trên đường... nên chủ trương "bồi dưỡng" của chính quyền TP là nguồn động viên tinh thần và vật chất lớn cho lực lượng, trợ sức rất nhiều cho cán bộ chiến sĩ luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ ở mức cao nhất.
Thượng tá Nguyễn Đến khẳng định, dù có được "đãi ngộ" hay không thì nhiệm vụ của đơn vị cũng phải thực thi tốt công vụ. Hiện cán bộ, chiến sĩ của CSGT Đà Nẵng hằng tháng - ngoài lương - chỉ nhận được tiền bồi dưỡng theo thông tư 89 của Bộ Tài chính (1,5 triệu đồng/người/tháng).
Vì vậy, việc Thủ tướng Chính phủ đặt vấn đề về việc cần phải có một chính sách đặc thù "chi bồi dưỡng xứng đáng" cho lực lượng CSGT-TT là nguồn động viên lớn cho lực lượng.
Việc chi bồi dưỡng xứng đáng cho lực lượng CSGT là hết sức cần thiết, bởi họ phải làm việc trong môi trường có tính đặc thù riêng. Không thể so sánh và đưa ra câu hỏi rằng, liệu khi chi bồi dưỡng có giảm được tiêu cực của một bộ phận cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng? Hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Việc chống tiêu cực trong lực lượng là trách nhiệm của lãnh đạo ngành. Việc chi bồi dưỡng, nên được hiểu là "trợ giúp" cho nghề nghiệp đặc thù.
Theo Lao động
Đã "dưỡng" thì phải "liêm" Cũng cần có cái nhìn thật khách quan, rất nhiều CSGT vật lộn với nắng mưa, bụi bặm quanh năm để giữ gìn trật tự giao thông, họ xứng đáng được nhận đồng lương thật cao, tiền bồi dưỡng cho các ca trực tuần tra cao hơn. Tiền phạt của cảnh sát giao thông (CSGT) thu được năm 2013 hơn 2.000 tỉ đồng,...