Bác sĩ 86 tuổi ngồi xe lăn kiên trì bám trụ giữa dịch COVID-19
Khi Vũ Hán “phong thành”, có người đã tháo chạy nhưng có người lại tự nguyện xông ra tiền tuyến, đó chính là đội ngũ y bác sĩ. Trong số đó có một vị bác sĩ về hưu năm nay 86 tuổi ngồi xe lăn vẫn quyết đi khám bệnh cho bệnh nhân.
Giáo sư Đổng đang khám bệnh – Ảnh: CCTV
Đến nay, khi Vũ Hán “phong thành” hơn 1 tháng, đội ngũ y bác sĩ vẫn kiên trì bám trụ, vẫn tự tin “Vũ Hán tất thắng”.
Sáng 23-1, ngày đầu tiên Vũ Hán “phong thành”, cũng là ngày giáo sư Đổng Tông Kỳ (86 tuổi), bác sĩ khoa nội hô hấp Bệnh viện Nhi đồng Vũ Hán và từng đoạt Giải thưởng thành tựu suốt đời cho bác sĩ khoa nhi Trung Quốc, trực tại khu khám bệnh như thường lệ. Chưa đến 8h, giáo sư đã đến phòng khám chuẩn bị, mặc đồ bảo hộ.
Giáo sư Đổng vốn có bệnh phổi mạn tính, đeo khẩu trang phòng độc N95 thời gian dài làm ông khó thở, nhưng bệnh nhân vừa vào la ông lại ngồi thẳng lưng lắng nghe chăm chú.
Kiểm tra kết quả xét nghiệm, thăm hỏi bệnh tình, cẩn thận viết toa thuốc cho từng bệnh nhân. Sau khi mặc bộ quần áo bảo hộ, giáo sư không dám uống nước để ít đi vệ sinh.
Đến 12h10, sau khi khám hết cho 26 bệnh nhân đăng ký, giáo sư mới ra về.
Giáo sư Đổng đang khám bệnh – Ảnh: CCTV
Video đang HOT
Tình hình dịch bệnh khó lường cộng với mùa đông nên có nhiều trẻ mắc bệnh đường hô hấp, con cái giáo sư lo sức khỏe của cụ không kham nổi, tuổi đã cao nên đề nghị cụ nghỉ trực phòng khám trong thời gian này.
“Ba có nhiều fan hâm mộ lắm đấy. Họ đến xếp hàng lấy số để được ba khám, làm sao bỏ mặc họ được “, giáo sư cười và bảo với các con.
Những phụ huynh dẫn con đến khám đều đã trở thành bạn bè lâu năm của ông, ông không muốn phụ lòng mọi người, bỏ công chạy đến bệnh viện mà không được khám.
Đối với sự lo lắng của gia đình, giáo sư cho biết ông là một bác sĩ, trong giai đoạn khó khăn này càng phải đi đầu và đã làm tốt công việc tự bảo vệ mình.
Ông chia sẻ với tờ Chinanews rằng ông đã đi khám bệnh suốt cả đời rồi nên đối với ông, việc khám bệnh chẳng có gì khó khăn cả. Ngoài khám bệnh, do kinh nghiệm phong phú nên ông còn được mời tham hội chẩn ở các khoa khác của bệnh viện.
Ở tuổi 86, giáo sư Đổng về hưu đã lâu nhưng bệnh viện thấy tiếc một tài năng nên tiếp tục mời ông về làm việc. Ông cho rằng chỉ cần có thể đi làm thì ông sẽ kiên trì đến cùng.
Năm 2019, khi đi bộ khiến ông mệt, ông đã mua xe lăn điện để đi làm từ khu nhà nhân viên trong khuôn viên bệnh viện đến khu phòng khám. Giáo sư không thấy xấu hổ vì phải ngồi xe lăn, mà còn bảo đi xe lăn điện rất thuận tiện.
Trước năm 70 tuổi, giáo sư mỗi tuần khám 3 buổi. Sau năm 70 tuổi mỗi tuần khám 2 buổi. Đến sau 80 tuổi, mỗi tuần giáo sư khám 1 buổi vào sáng thứ năm hàng tuần.
Tuổi gần đất xa trời, bác sĩ Đổng vẫn là một vị thầy thuốc đáng kính, giàu lòng nhân ái, hết lòng cứu chữa bệnh nhân.
CẢNH CHÁNH
Theo tuoitre.vn
Cơn lốc ly hương: Chồng tàn tật, vợ vẫn đi vì 'ở quê ăn còn chẳng đủ'
Tròn 6 năm trước, lúc đang trên đường đi làm ở Lào, ông Lê Xuân Tân bị tai nạn giao thông. May mắn thoát chết nhưng tai nạn trong chuyến ly hương nghiệt ngã đó khiến người đàn ông Thanh Hóa phải ngồi xe lăn suốt đời.
6 năm nay ông Lê Xuân Tân phải nằm liệt giường vì gặp nạn trong lúc ly hương kiếm sống Ảnh MINH HẢI
Tai nạn giao thông nghiệt ngã
Ngôi nhà cũng có vẻ khang trang nằm bên bờ sông Chu của vợ chồng ông Lê Xuân Tân (45 tuổi) và bà Lê Thị Lài (40 tuổi, ở thôn Yên Tân, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) là thành quả nhiều năm trời lao động vất vả khi ly hương kiếm sống. Nhưng chắc hẳn không ai mong muốn, bởi để có được căn nhà khang trang đó, ông Tân đã bị tàn tật suốt đời.
Vừa dựng ông Tân ngồi lên chiếc xe lăn, bà Lài mắt ngấn lệ, kể năm 2003, ông Tân và bà nên nghĩa vợ chồng. Sau khi sinh đứa con đầu lòng vào năm 2004 được ít tháng, vợ chồng bà Lài nhờ bố mẹ chăm sóc rồi khăn gói ly hương theo những người trong làng, đến tận một tỉnh phía nam của nước bạn Lào để thu mua sắt vụn bán lại kiếm lời.
Hằng tháng, số tiền hai vợ chồng bà Lài kiếm được tuy không nhiều, nhưng cũng khá hơn hẳn nếu ở quê làm nông nghiệp. Chăm chỉ tích góp, đến năm 2012, vợ chồng bà quyết định về quê dựng nhà mới. Khi ngôi nhà vừa xây xong, năm 2013 ông trở lại làm việc được vài tháng, thì tai họa ập đến.
"Trưa hôm đó, anh ấy đang trên đường đi thu mua sắt vụn như thường ngày thì bị tai nạn giao thông. Tôi nghe tin mà bàng hoàng. Anh ấy may mắn thoát chết, nhưng bị liệt nửa người (từ thắt lưng trở xuống - PV) không thể phục hồi được. Hai vợ chồng lại phải đưa nhau về quê", bà Lài chưa hết bàng hoàng nhớ lại.
'Ở quê, ăn còn chẳng đủ', vợ lại ly hương
Cuộc sống của ông Tân hiện tại phải phụ thuộc vào người khác. Do nửa cơ thể bị liệt, nên chủ yếu ông nằm một chỗ. Những lúc có vợ, con hoặc người thân giúp đỡ thì ông mới có thể ngồi lên xe lăn.
Cũng do nằm một chỗ lâu ngày, cơ thể không hoạt động thường xuyên nên đôi chân của ông đang dần teo tóp.
Đã cận tết Nguyên đán 2020, nhưng bà Lài lại đang chuẩn bị để tiếp tục con đường ly hương kiếm sống ở nước bạn Lào bằng nghề thu mua sắt vụn.
"Ở quê cuộc sống khó khăn, quanh năm bám vào vài sào ruộng, ăn còn chẳng đủ chứ đừng nói cho con cái ăn học. Nên tôi tiếp tục ly hương để kiếm sống", bà Lài nói.
Bà nói đúng, với gia cảnh ấy, nếu ở quê, quanh quẩn với vài sào ruộng, nuôi thêm con gà, con lợn cũng chẳng đủ tiền để trang trải cuộc sống. Trong khi người chồng đã bị tàn tật, 3 đứa con nhỏ đang tuổi ăn học. Họ không nỡ để con chịu thiệt thòi.
Rời quê hương kiếm sống, nhiều gia đình trở nên giàu có nhưng cũng không thiếu những hoàn cảnh éo le như anh Lê Xuân Tân
"Ngày mới lấy nhau, hai vợ chồng còn trẻ nên bảo nhau đi làm thuê, ở đâu có việc thì làm. Nghe nhiều người trong thôn, trong xã nói sang Lào thu mua sắt vụn cũng kiếm được tiền, nên vợ chồng tôi quyết định đi. Ai ngờ tai họa ập xuống. Giờ trong nhà chỉ còn một mình vợ tôi kiếm tiền, chăm lo cuộc sống gia đình. Tôi thì khổ cũng được, nhưng 3 đứa con giờ đang tuổi ăn học, chỉ khổ chúng nó. Nghĩ lại mới thấy, ly hương kiếm tiền đúng là cũng có nhiều gia đình giàu lên, đổi đời thật đấy, nhưng cũng không thiếu những người lâm vào hoàn cảnh éo le như tôi", ông Tân ngậm ngùi.
Theo thanhnien.vn
Cấm triệt để lái xe uống rượu bia: Luật có hiệu lực, thực hiện ra sao? Để Luật đi vào cuộc sống, phải mạnh tay với các trường hợp vi phạm, xử lý đúng luật pháp, không có bất kỳ "vùng cấm" nào. Từ 1/1/2020, luật Phòng, chống tác tại của rượu, bia chính thức có hiệu lực, quy định cấm triệt để việc điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ...