Bạc Hy Lai được bầu làm chủ tịch “đảng chính trị mới”
Một cựu giáo sư đại học tại Trung Quốc đã chọn cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, người hiện đang thụ án tù chung thân, làm chủ tịch một “đảng chính trị mới”.
Ông Bạc đã bị kết án tù chung thân hồi tháng 9.
Ông Bạc đã bị kết án tù chung thân hồi tháng trước và sự nghiệp của ông trong đảng Cộng sản Trung Quốc cũng chấm dứt. Nhưng ông Bạc không bị lãng quên, khi một trong những người ủng hộ cựu bí thư Trùng Khánh đã chọn ông là chủ tịch “một đảng chính trị mới”.
Bà Vương Tranh, một cựu giảng viên đại học từng thay mặt ông Bạc gửi vài thư thỉnh cầu tới ban lãnh đạo Trung Quốc và được tin là một người bạn của gia đình ông, đã cho biết với báo chí rằng ông Bạc sẽ đứng đầu đảng Chí Hiến mới được thành lập.
Video đang HOT
Bà Vương, từng giảng dạy ngành thương mại quốc tế tại Viện kinh tế và quản lý Bắc Kinh, cho hay động thái trên không vi phạm luật pháp Trung Quốc.
Bà Vương cho biết đã gửi thư cho đảng Cộng sản Trung Quốc, 8 đảng chính trị thiếu số, quốc hội và một cơ quan cố vấn để thông báo việc thành lập đảng Chí Hiến.
Trong quá khứ, sự ủng hộ công khai của và Vương dành cho ông Bạc đã khiến bà bị giới chức theo dõi sít sao. Trước phiên tòa xét xử ông Bạc hồi tháng 9, bà Vương cho biết đã không thể gặp gỡ giới truyền thông vì “cảnh sát đang ngồi cạnh tôi”.
Bà Vương cũng nói đã gửi thư cho ông Bạc để thông báo về ông được bổ nhiệm làm “chủ tịch suốt đời” của đảng Chí Hiến, nhưng không nhận được thư trả lời.
Theo bà Vương, đảng mới thành lập hiện tại mới có 12 thành viên. “Tôi chỉ có thể nói rằng chúng tôi có nhiều thành viên hơn so với đại hội đầu tiên của đảng Cộng sản Trung Quốc sau khi đảng này được thành lập”.
Cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai đã bị tuyên án chung thân về tội tham nhũng, nhận hối lộ và lạm dụng quyền lực hồi tháng 9.
Theo Dantri
Ai Cập: Hoãn phiên tòa xét xử cựu Tổng thống Mohamed Morsi
Đài Truyền hình nhà nước Ai Cập ngày 4.11 đưa tin, phiên tòa xét xử Tổng thống Ai Cập bị lật đổ Mohamed Morsi và 14 thành viên phong trào Huynh đệ Hồi giáo đã được mở đúng như kế hoạch. Tuy nhiên, ngay sau đó, các thẩm phán đã tuyên bố hoãn phiên xét xử này với lý do việc cầu kinh của các bị cáo làm gián đoạn tiến trình.
Người ủng hộ ông Morsi mang theo áp phích in hình ông Morsi và những khẩu hiệu ủng hộ ông.
Trước đó, cựu Tổng thống Mohamed Morsi được máy bay quân sự chuyển từ một nhà tù bí mật đến tham gia phiên tòa được tổ chức tại một học viện cảnh sát ở phía đông Cairo, thủ đô Ai Cập. Đây là lần đầu tiên ông Morsi xuất hiện trước đám đông kể từ khi bị truất quyền trong cuộc đảo chính diễn ra vào ngày 3.7. Được biết, học viện cảnh sát trên từng được dùng để mở phiên tòa xét xử người tiền nhiệm của ông Morsi - cựu Tổng thống Hosni Mubarak - người bị kết án thiếu trách nhiệm để xảy ra vụ hơn 900 người biểu tình thiệt mạng trong một sự kiện bạo động kéo dài 18 ngày.
Ông Morsi cũng bị buộc tội kích động bạo lực, dẫn đến việc người biểu tình thiệt mạng hồi tháng 12.2012. Nếu bị kết án, ông Morsi có thể lĩnh án tử hình, trở thành vị Tổng thống đầu tiên trong lịch sử Ai Cập phải lĩnh mức án cao nhất này.
Chính quyền Ai Cập triển khai 20.000 cảnh sát trên khắp cả nước, đặc biệt huy động lực lượng dày cảnh sát chống bạo động đóng chốt tại các khu vực quanh phiên tòa. Máy bay trực thăng quân sự, xe bọc thép... cũng được điều đến. Trong khi đó, hàng trăm người ủng hộ ông Morsi tập trung bên ngoài học viện cảnh sát, mang theo áp phích in hình ông Morsi và những khẩu hiệu ủng hộ ông này. Ngoài ra, còn vài trăm người tuần hành bên ngoài Tòa án Hiến pháp Tối cao.
rước khi phiên tòa diễn ra, những người ủng hộ ông Morsi và phong trào Huynh đệ Hồi giáo từng tuyên bố sẽ mở cuộc biểu tình lớn phản đối phiên tòa và chống chính phủ. Ước tính, kể từ khi ông Morsi bị lật đổ, hơn 1.000 người đã thiệt mạng và hàng nghìn người Hồi giáo bị bắt giữ trong những cuộc biểu tình tại Ai Cập.
Giới quan sát nhận định sự xuất hiện của ông Morsi có thể sẽ tiếp lửa cho những người ủng hộ, khiến nguy cơ đụng độ càng gia tăng.
Ngày 3.11, một ngày trước phiên tòa xét xử Tổng thống bị lật đổ Mohammed Morsi, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có mặt tại Ai Cập trong chuyến thăm không được báo trước. Ông Kerry chỉ lưu tại Ai Cập trong 4 giờ và đã có các cuộc hội đàm chớp nhoáng với giới chức lãnh đạo cao nhất của chính phủ chuyển tiếp về tình hình an ninh của Ai Cập cũng như việc không nên kéo dài ban bố tình trạng khẩn cấp. Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định "thời điểm của chuyến thăm không liên quan đến phiên tòa xử ông Morsi".
Theo Laodong
Vợ đầu của Bạc Hy Lai mong chồng có cuộc sống bình yên Người vợ đầu đã ly hôn của cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, bà Lý Đan Vũ, đã bình thường với chồng cũ nhưng vẫn không có thiện cảm với người vợ thứ 2 của ông, bà Cốc Khai Lai. Một bức ảnh thời trẻ của bà Lý Đan Vũ và chồng cũ, ông Bạc Hy Lai. Lên tiếng lần đầu...