Bà Phương Hằng khai từng bị phạt do vi phạm an ninh mạng
Bị cáo Nguyễn Phương Hằng đến tòa trong trang phục áo sơ mi trắng, quần tây, bình tĩnh trả lời các câu hỏi của chủ tọa.
Bà Hằng khai, từng bị phạt hành chính một lần do vi phạm an ninh mạng.
Ngày 21/9, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm đối với bà Nguyễn Phương Hằng (Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Nam) và ông Đặng Anh Quân ( Tiến sĩ luật, giảng viên của Trường Đại học Luật TP.HCM) cùng 3 đồng phạm về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Bị cáo Nguyễn Phương Hằng tại tòa. Ảnh chụp màn hình
8h05 phiên tòa bắt đầu. Đứng trên bục khai báo về nhân thân với trang phục áo sơ mi trắng, quần tây, bà Hằng bình tĩnh trả lời các câu hỏi của chủ tọa.
Chủ tọa hỏi về tiền án, tiền sự, bị cáo Nguyễn Phương Hằng có nói rõ, là bị phạt khi phát ngôn trên youtube, ngoài ra không bị phạt về hành vi gì khác. Chủ tọa có nhắc về việc bị cáo bị phạt hành chính vì vi phạm an ninh mạng.
Bị cáo Hằng cũng cho biết, bà có quốc tịch Việt Nam và Síp (tức Cyprus). Chủ tọa phiên tòa thông báo, đối với quốc tịch Síp của bị cáo, tòa đã có công văn gửi Sở Ngoại vụ và trong phiên tòa hôm nay có cử bảo hộ công dân.
Sau bà Nguyễn Phương Hằng, lần lượt các bị cáo Đặng Anh Quân, Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà và Huỳnh Công Tân trình bày về lý lịch.
12 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan chỉ có ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, ca sĩ Vy Oanh và bà Trương Thị Việt Hà, bà Đặng Thị Hàn Ni có mặt tại tòa, những người còn lại ủy quyền cho luật sư hoặc có đơn xin xét xử vắng mặt.
Trong đó có ông Võ Hoài Linh, bà Lê Thị Giàu, ông Huỳnh Uy Dũng, vợ chồng ca sỹ Thủy Tiên- Công Vinh vắng mặt và ủy quyền cho luật sư tham gia phiên tòa.
Chủ tọa cũng thông báo, tòa nhận được khiếu nại của luật sư và những người liên quan, yêu cầu xác định tư cách tham dự phiên tòa. Đây là quyền của HĐXX, nên sẽ được xem xét và đánh giá trong bản án.
Bị cáo Nguyễn Phương Hằng trả lời câu hỏi của HĐXX về nhân thân
Theo chủ tọa, những người có quyền lợi liên quan được quyền phát biểu ý kiến, được quyền mời các luật sư bảo vệ quyền và lợi ích, được quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của mình. Tại phiên tòa hôm nay, hầu hết những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đều có luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình.
Trước thông báo này, các luật sư bảo vệ cho những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vẫn tiếp tục đề nghị HĐXX phải xem xét, giải quyết tư cách người bị hại trước khi bắt đầu phiên tòa, xem xét đúng tư cách của các đương sự, họ phải được xác định là người bị hại mới đúng quy định pháp luật.
Luật sư của ca sĩ Vy Oanh đề nghị hoãn phiên tòa để xác định lại tư cách của những người liên quan. Bởi theo luật sư, việc này là tiền đề giải quyết vụ án.
Trước yêu cầu của các luật sư, HĐXX vào hội ý, xem xét đề nghị hoãn phiên tòa của các luật sư.
Sau khi hội ý nhanh, HĐXX cho biết, việc vắng mặt những người đã được tòa triệu tập không thuộc trường hợp hoãn phiên toà nên phiên toà vẫn tiếp tục.
Đồng thời, đối với những đơn kiến nghị xem xét lại tư cách tham gia tố tụng của những người liên quan, Chủ tọa cho biết, đây là thẩm quyền của HĐXX cho nên những yêu cầu này sẽ được HĐXX xem xét và đánh giá trong bản án.
Ngoài ra, trong phần tranh luận các luật sư sẽ có quyền trình bày luận cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự của mình, nếu không đồng ý thì có quyền kháng cáo.
HĐXX quyết định tiếp tục làm việc.
Đại diện VKS công bố cáo trạng dài hơn 30 trang, cáo buộc bà Hằng đã sử dụng 12 tài khoản mạng xã hội để thực hiện nhiều buổi livestream. Trong đó có 57 buổi mang nội dung bịa đặt, sai sự thật, xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự cá nhân; thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của: ca sĩ Vy Oanh, Đàm Vĩnh Hưng, nghệ sĩ Hoài Linh, vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên, nhà báo Hàn Ni, nhà báo Đức Hiển…
Quá trình điều tra, bà Hằng khai lý do làm như vậy là trước đó những người này đã phát ngôn xúc phạm vợ chồng bà và quỹ từ thiện của bà.
Sau phần công bố cáo trạng, HĐXX tiếp tục với phần thẩm vấn bà Nguyễn Phương Hằng và các đồng phạm.
…và ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đến dự phiên tòa với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
Phiên tòa dự kiến diễn ra từ 21-22/9, do thẩm phán Bùi Đức Nam làm chủ tọa, thẩm phán dự khuyết là ông Nguyễn Tuấn Anh. Đại diện VKSND TP.HCM là ông Đinh Quốc Dũng, Nguyễn Quang Duyệt, Võ Thành Đủ.
Luật sư Hồ Nguyên Lễ bào chữa cho bà Nguyễn Phương Hằng và 3 nhân viên của bà Hằng là Huỳnh Công Tân, Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà; bào chữa cho ông Đặng Anh Quân là luật sư Nguyễn Ngọc Lâm, Nguyễn Tri Thắng và bà Lê Thị Quỳnh Anh.
TAND TP.HCM thụ lý vụ án Nguyễn Phương Hằng
TAND TP.HCM thụ lý trở lại vụ án Nguyễn Phương Hằng và 4 đồng phạm, đồng thời giao thẩm phán nghiên cứu hồ sơ vụ án.
Chiều 21.8, Chánh văn phòng TAND TP.HCM Phạm Ngọc Duy thông tin TAND TP.HCM đã thụ lý vụ án "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" đối với bị can Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam) và 4 đồng phạm, do Viện KSND TP.HCM chuyển qua.
Bị can Nguyễn Phương Hằng và bị can Đặng Anh Quân (tiến sĩ luật, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM) vẫn đang bị tạm giam.
Bị can Nguyễn Phương Hằng ( phải) và Đặng Anh Quân. Ảnh CACC
Trước đó, ngày 31.5, TAND TP.HCM trả hồ sơ cho Viện KSND TP.HCM, đề nghị điều tra bổ sung 3 nội dung, trong đó đáng chú ý là 2 yêu cầu làm rõ hành vi của ông Huỳnh Uy Dũng (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đại Nam) có đồng phạm với bị can Nguyễn Phương Hằng hay không, khi có những lần ông Dũng cùng tham gia các buổi livestream ở Công ty cổ phần Đại Nam, ở nhà; đề nghị làm rõ hành vi có dấu hiệu làm nhục, vu khống người khác theo điều 155, điều 156 Bộ luật Hình sự.
Tòa án nhân dân TP.HCM thụ lý vụ án Nguyễn Phương Hằng
Tuy nhiên, quá trình điều tra bổ sung, Công an và Viện KSND TP.HCM đều giữ nguyên quan điểm đối với vụ án. Đồng thời xác định hành vi của ông Huỳnh Uy Dũng chưa đủ cấu thành tội phạm.
Theo hồ sơ vụ án, từ khoảng tháng 3.2021, thông qua các tài khoản mạng xã hội, Nguyễn Phương Hằng tổ chức nhiều buổi livestream phát ngôn trực tiếp về chuyện bí mật đời tư cá nhân và những nội dung gây ảnh hưởng uy tín, danh dự của 10 cá nhân, gồm: ông Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), bà ặng Thị Hàn Ni (nhà báo, luật sư Hàn Ni), ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ àm Vĩnh Hưng), bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên) cùng chồng là Lê Công Vinh, ông Nguyễn Đức Hiển (Phó tổng biên tập Báo Pháp Luật TP.HCM), bà inh Thị Lan, bà Lê Thị Giàu, bà Trương Việt Hà.
Các bị can Nguyễn Thị Mai Nhi (trợ lý của bà Nguyễn Phương Hằng), Lê Thị Thu Hà (nhân viên Công ty cổ phần Đại Nam), Huỳnh Công Tân (Trưởng phòng Truyền thông Công ty cổ phần Đại Nam), dù không có mâu thuẫn với những cá nhân trên, nhưng do là nhân viên và hưởng lương của Nguyễn Phương Hằng nên liên tục thực hiện hành vi giúp sức tích cực cho bị can Hằng.
Bên cạnh đó, để tăng độ tin cậy cho những phát ngôn của mình, Nguyễn Phương Hằng mời Đặng Anh Quân (tiến sĩ luật, giảng viên đại học) tham gia vào buổi livestream của mình. Khi bị can Hằng phát ngôn xúc phạm người khác, Đặng Anh Quân tương tác, phát ngôn về nội dung liên quan. Bị can Đặng Anh Quân đã góp phần cho bị can Hằng thực hiện hành vi phạm tội.
Lý do bà Nguyễn Phương Hằng xúc phạm Hoài Linh và một loạt nghệ sỹ Mặc dù chỉ tham khảo trên mạng không rõ nguồn gốc, đọc báo và nằm... mơ, nhưng bà Nguyễn Phương Hằng vẫn quy kết các nghệ sỹ ăn chặn tiền từ thiện rồi tổ chức hàng chục buổi livestream để xúc phạm họ. VKSNDTP.HCM vừa hoàn tất cáo trạng truy tố, đề nghị xét xử đối với bị can Nguyễn Phương Hằng (52...