Bà Phạm Thu Hương – Vợ tỷ phú Phạm Nhật Vượng lần đầu lộ diện, ngoại hình thế nào mà gây chú ý?
Đây là một trong những dịp hiếm hoi bà Phạm Thu Hương xuất hiện trước công chúng.
Cụ thể, tối 20/1/2022, bà Phạm Thu Hương xuất hiện cùng chồng là tỷ phú Phạm Nhật Vượng trong sự kiện trao giải VinFuture. VinFuture Foundation được sáng lập bởi Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Vingroup và phu nhân là bà Phạm Thu Hương – Phó chủ tịch Vingroup.
Dù nắm giữ vị trí quan trọng và sở hữu khối tài sản khổng lồ nhưng bà Hương chưa từng xuất hiện trước công chúng cho đến sự kiện hôm nay. Chính vì vậy mà sự xuất hiện lần này của bà trở thành tâm điểm chú ý. Trong trang phục áo dài màu cam, tóc ngắn, trang điểm nhẹ nhàng, vợ tỷ phú Phạm Nhật Vượng toát lên vẻ sang trọng, quý phái. Thần thái của bà khiến nhiều người phải chú ý.
Được biết, bà Phạm Thu Hương sinh ngày 14/6/1969 tại Hà Nội trong một gia đình giàu truyền thống hiếu học. Bà còn có một người chị là Phạm Hồng Linh và em gái là Phạm Thúy Hằng.
Trong đó, bà Phạm Thúy Hằng và Phạm Thu Hương nằm trong số những sinh viên xuất sắc được đi du học tại Matxcơva. Tại đây, bà xuất sắc đạt được tấm bằng cử nhân luật quốc tế danh giá, ở thời điểm đó rất ít người Việt Nam có thể lấy được tấm bằng cử nhân ở nước ngoài.
Chị và em gái của bà Phạm Thu Hương đều sở hữu số lượng cổ phiếu lớn của Vingroup (VIC). Riêng em gái của bà Phạm Thu Hương là Phạm Thúy Hằng còn giữ chức vụ Phó Chủ tịch tập đoàn Vingroup.
Trong khoảng thời gian đi du học, bà Phạm Thu Hương làm quen với ông Phạm Nhật Vượng thông qua các nhóm du học sinh ở Matxcơva, sau đó họ yêu nhau và kết hôn. Sau khi tốt nghiệp, bà Hương không quay về nước mà cùng chồng ở lại Matxcơva để lập nghiệp.
Thời điểm đó, vợ chồng chủ yếu kinh doanh các sản phẩm áo gió được nhập từ Việt Nam. Ban đầu, khả năng nắm bắt xu hướng thị trường của ông Phạm Nhật Vượng rất tốt và cả hai kiếm được rất nhiều tiền từ công việc kinh doanh.
Tuy nhiên, thị trường biến đổi một cách nhanh chóng khiến vợ chồng bà phải ôm một khối nợ khoảng 40 nghìn USD. Vì vậy, cả hai vợ chồng quyết định vay mượn bạn bè để rời Matxcơva đến Ukraina.
Khi đến nơi ở mới, hai vợ chồng Phạm Thu Hương nhận thấy cơ hội kinh doanh từ việc mở nhà hàng nên đã thuyết phục bạn bè, người thân vay mượn 10.000 USD để mở nhà hàng Thăng Long trên nền của một nhà máy cũ tại thành phố Kharkiv (thuộc Ukraina).
Với khả năng am hiểu về ẩm thực, bà Phạm Thu Hương đã được chồng tin tưởng giữ vai trò Giám đốc nhà hàng Thăng Long. Nhà hàng đã nhanh chóng nhận được sự yêu mến của mọi người.
Trong khi nhà hàng đang kinh doanh thuận lợi thì chồng của bà lại nhìn thấy cơ hội từ việc kinh doanh thực phẩm chế biến giá rẻ là mì ăn liền. Ông Phạm Nhật Vượng đã đề nghị với vợ sang nhượng lại nhà hàng để mở một nhà máy sản xuất thực phẩm chế biến.
Luôn tin tưởng con mắt kinh doanh của chồng, bà đã đồng ý. Mặc dù nhà hàng đã được sang lại nhưng chi phí để mở nhà máy vẫn còn thiếu rất nhiều. Vì vậy, vợ chồng bà đã vay mượn thêm 100.000 USD từ cộng đồng người Việt ở Ukraina với mức lãi suất 8% để mở nhà máy.
Quy mô của nhà máy lúc mới thành lập rất nhỏ và chỉ có 30 công nhân. Năm 1993, công ty Technocom được thành lập từ nguồn vốn của vợ chồng Phạm Thu Hương, Phạm Thúy Hằng và một số cựu du học sinh người Việt.
Bên cạnh đó, sản phẩm mì ăn liền thương hiệu Mivina được người dân ưa chuộng và Technocom cũng nhanh chóng chiếm được thị phần lớn trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm chế biến. Sau gần một thập niên kinh doanh, Technocom chiếm đến 80% thị phần mì ăn liền ở Ukraina và xuất khẩu sang 20 nước châu Âu.
Tuy thành công với công việc kinh doanh nơi đất khách nhưng hai vợ chồng tỷ phú Việt chưa bao giờ quên quê hương nguồn cội. Đó là lý do năm 2000, công ty Technocom đã đầu tư về Việt Nam thông qua 2 công ty con gồm Vincom và Vinpearl.
Sau đó, Vincom đã tạo được dấu ấn lớn với việc xây dựng trung tâm thương mại Vincom ở Hà Nội và khu phức hợp Vincom Park Place. Vinpearl cũng thành công với các dự án khu du lịch Hòn Ngọc Việt, khách sạn 5 sao Vinpearl Resort and Spa, công viên Vinpearl ở Nha Trang,…
Đến tháng 2/2010, Nestle mua lại Technocom chi nhánh ở Ukraina và vợ chồng bà tập trung toàn bộ nguồn lực vào việc kinh doanh ở Việt Nam. Vào tháng 11/2011, thương vụ M&A lớn chưa từng có tại Việt Nam là Vincom và Vinpearl chính thức được sáp nhập trở thành Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư Việt Nam Vingroup.
Những năm tiếp theo, Tập đoàn Vingroup dưới sự dẫn dắt tài tình của vợ chồng Phạm Thu Hương đã nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Sự thành công và danh tiếng của Vingroup đã giúp bà sở hữu được khối tài sản cũng như sự nổi tiếng. Tuy nhiên, bà rất ít khi xuất hiện trước công chúng mà lui về làm hậu phương vững chắc cho chồng.
Bà Phạm Thu Hương thường xuyên có tên trong danh sách những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tính đến ngày 17/9/2021, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup đang sở hữu gần 170 triệu cổ phiếu VIC với tổng giá trị tài sản 14.921 tỷ đồng, xếp vị trí 11 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Gia đình doanh nhân Phạm Thu Hương và tỷ phú Phạm Nhật Vượng có ba người con gồm Phạm Nhật Quân Anh, Phạm Nhật Minh Hoàng và Phạm Nhật Minh Anh. Gia đình nhỏ của nữ tỷ phú luôn được bà chăm sóc chu toàn, chính điều đó đã giúp cho chồng bà có nhiều thời gian để tập trung phát triển công việc kinh doanh một cách thuận lợi.
Bà chọn một cuộc sống bình thường và thoải mái nhất so với khối tài sản của mình đang có. Bà tập trung hỗ trợ ông Phạm Nhật Vượng trong việc điều hành công ty. Nhân viên cũng chỉ biết đến vai trò trong công việc với bà. Ngoài ra, không hề có bất cứ điều gì về cuộc sống cá nhân được tiết lộ, càng không có điều gì làm ảnh hưởng đến công việc.
Trịnh Văn Quyết - Tỷ phú số 1 sàn chứng khoán 2 lần bị “tuýt còi” vì “bán chui” cổ phiếu là ai?
Xuất thân trong nghèo khó nhưng ông Trịnh Văn Quyết đã vươn lên trở thành tỷ phú, có thời điểm, ông là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt.
Chủ tịch Tập đoàn FLC - ông Trịnh Văn Quyết vốn vẫn được biết tới là một vị doanh nhân thành đạt, một tỷ phú tiếng tăm trong giới bất động sản. Nhưng đi kèm với đó là ồn ào, đặc biệt liên quan đến vụ bán chui cổ phiếu gây bức xúc những ngày qua.
Ông Trịnh Văn Quyết sinh ngày 27/11/1975 tại Vĩnh Thịnh - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc. Ông sinh ra trong gia đình trí thức bố mẹ đều làm trong nhà nước chính vì thế mà từ nhỏ ông được dạy dỗ cẩn thận. Ông quyết định thi đại học Luật Hà Nội sau 2 năm tốt nghiệp cấp trung học phổ thông.
Ông cũng chia sẻ thêm, cuộc đời ông xuất phát cũng không mấy suôn sẻ chính vì vậy ông đã vào Sài Gòn học và làm nghề sửa chữa đồ điện tử. Sau khi góp được một số vốn nhỏ mới có thể tiếp tục thực hiện ước mơ với sự học. Vừa học vừa làm là áp lực lớn đối với một người mới bước sang tuổi 18 nhưng ý chí và lòng quyết tâm đã giúp ông chinh phục được mơ ước.
Đến năm 24 tuổi, ngoài tấm bằng cử nhân trường đại học Luật Hà Nội ông Trịnh Văn Quyết còn hoàn thành xong chương trình học tại trường Học viện Hành chính Quốc Gia. Đối với ông, học luôn là con đường ngắn nhất để đến với cánh cửa thành công.
Với những kinh nghiệm và kiến thức tích lũy trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại 2 trường đại học lớn, ông Quyết đã tự tin hơn khi mở một văn phòng tư vấn Luật. Năm 2008, công ty Tư vấn Đầu tư SmiC được thành lập với các dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp, luật sở hữu trí tuệ doanh nghiệp và luật đầu tư,...
Trải qua 15 năm hình thành và phát triển tiếng tăm của công ty SmiC đã vươn tầm quốc tế, đạt được nhiều giải thưởng, danh hiệu và bằng khen từ Bộ Tư Pháp. Cá nhân ông Quyết cũng lọt vào danh sách 1 trong 5 luật sư Việt Nam được vinh danh là "Luật sư tiêu biểu".
Cơ duyên khiến ông chuyển hướng đầu tư kinh doanh sang lĩnh vực bất động sản cũng là nhờ vào công việc tư vấn Luật. Trong quá trình xây dựng và phát triển công ty SmiC, ông Quyết đã tạo được nhiều mối quan hệ tốt, quen biết các các khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực này tại Hà Nội. Nhờ lợi thế am hiểu luật pháp cùng quá trình học hỏi không ngừng để hiểu hơn về cách tư vấn ông đã nhận thấy được tiềm năng lớn của thị trường bất động sản.
Quyết định đầu tư một cách chắc chắn sau khi đã tìm hiểu kỹ thông tin chính là điều giúp ông có được những thành công trong các dự án đầu tiên. Khi đã có trải nghiệm với thử thách của thị trường, ông thành lập công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune. Sau này, công ty đổi tên thành Công ty cổ phần tập đoàn FLC. Đây cũng chính là mốc thời gian đánh dấu sự nghiệp của ông đang trên đà phát triển nhanh chóng.
FLC được xây dựng với hệ thống khu sinh thái du lịch nghỉ dưỡng cao cấp bậc nhất. Điển hình là dự án sân golf FLC Sầm Sơn tại Thanh Hóa và FLC Quy Nhơn thuộc tỉnh Bình Định. Ngoài ra, FLC còn thực hiện thi công nhiều dự án khác với tiến độ thi công thần tốc, quy mô lớn và gây được nhiều tiếng vang đáng nể trên thị trường kinh doanh và đầu tư.
Thời điểm hiện tại, ông được biết đến là tỷ phú số 1 sàn chứng khoán, giá trị tài sản từng ước tính khoảng 22.7 tỷ đồng (1,02 tỷ USD). Với những thành tựu đã đạt được trên thị trường bất động sản nghỉ dưỡng và hàng không, hình ảnh vị doanh nhân của tập đoàn lớn thường xuyên xuất hiện dày đặc trên các mặt báo, truyền thông.
Tuy nhiên, ông Quyết đã 2 lần gây xôn xao dư luận khi "bán chui" cổ phiếu.
Cụ thể, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn FLC đã bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC vào ngày 10.1 nhưng không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch theo quy định.
Ước tính với giá giao dịch trong phiên này, ông Quyết đã thu về hơn 1.795 tỉ đồng. Trong khi đó nếu để sang phiên 11.1 với giá sàn 19.700 đồng/cổ phiếu, vị Chủ tịch của FLC chỉ thu được hơn 1.473 tỉ đồng. Như vậy việc bán "chui" cổ phiếu này đã giúp ông Trịnh Văn Quyết nhanh tay bỏ túi mức chênh lệch hơn 322 tỷ đồng. Ngay sau đó, các tài khoản đứng tên ông Trịnh Văn Quyết đã bị phong tỏa và Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) cũng huỷ bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC hôm 10/1.
Đến chiều 13-1, TS Nguyễn Sơn, Chủ tịch HĐQT Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, cho biết đến chiều 12-1, cơ bản công tác bóc tách, thực hiện hủy kết quả giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết vào ngày 10-1. Nhiều nhà đầu tư đã được trả lại tiền đối ứng để mua số cổ phiếu này.
Câu chuyện tiếp theo về tài khoản của ông Quyết khi nào được giải phong tỏa và có được giao dịch phần cổ phiếu còn lại trong tổng số 175 triệu cổ phiếu đăng ký bán hay không còn phải chờ cơ quan chức năng xem xét và ra quyết định xử lý.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Trịnh Văn Quyết bán "chui" cổ phiếu. Mặc dù là người lãnh đạo cao nhất của Tập đoàn FLC nhưng năm 2017, ông Quyết cũng đã bán "chui" 57 triệu cổ phiếu nhưng không công bố trước theo quy định. Khi đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Quyết 65 triệu đồng vì vi phạm này. Đồng thời khi đó, Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros (ROS - do ông Trịnh Văn Quyết làm chủ tịch HĐQT) cũng bị phạt số tiền 130 triệu đồng vì hành vi dự kiến bán hơn 13,6 triệu cổ phiếu Công ty cổ phần đầu tư và khoáng sản AMD Group (AMD) nhưng không báo cáo. Mức phạt hành chính này là quá ít so với số lãi thu được.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã chi bao nhiêu tiền làm từ thiện trong năm 2021? Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng tiếp tục góp mặt trong danh sách 15 gương mặt những doanh nhân, nhà từ thiện lớn nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được Tạp chí Forbes (Mỹ) công bố. Theo Forbes, danh sách 15 gương mặt những doanh nhân, nhà từ thiện lớn nhất khu vực Châu Á - Thái Bình...