Bà Nguyễn Phương Hằng đến tòa chờ xét xử sau 18 tháng tạm giam
Trong vụ án Nguyễn Phương Hằng, bà Nguyễn Phương Hằng và Đặng Anh Quân bị tạm giam; 3 bị cáo Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà, Huỳnh Công Tân được tại ngoại.
Sáng sớm 21.9, nhiều người dân đã tập trung đi về khu vực TAND TP.HCM để theo dõi phiên tòa xét xử bà Nguyễn Phương Hằng (52 t.uổi, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam) và 4 đồng phạm.
Bà Nguyễn Phương Hằng và 4 đồng phạm bị TAND TP.HCM xét xử về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo khoản 2 điều 331 bộ luật Hình sự; khung hình phạt 2 – 7 năm tù.
Tuy nhiên, vụ án Nguyễn Phương Hằng và đồng phạm liên quan đến người nổi tiếng, được dư luận quan tâm nên TAND TP.HCM lưu ý người dân không tụ tập trước cổng tòa; chỉ những người có giấy triệu tập, hoặc phục vụ công tác xét xử mới được tham gia phiên tòa; nhà báo/phóng viên tham gia tường thuật phiên xét xử sẽ được cấp thẻ.
Công tác đảm bảo an ninh trật tự tại phiên tòa xét xử vụ án Nguyễn Phương Hằng và đồng phạm, được siết chặt. Những người không liên quan không được vào bên trong trụ sở TAND TP.HCM.
Nhiều người hiếu kỳ bên ngoài phiên tòa xét xử bà Nguyễn Phương Hằng
Cáo trạng nêu, từ tháng 3.2021, bà Nguyễn Phương Hằng thông qua 12 tài khoản mạng xã hội do Hằng quản lý, livestream phát ngôn trực tiếp trên mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật, xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự cá nhân; đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trái quy định đối với 10 cá nhân.
Đến ngày 24.3.2022, bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố và bắt tạm giam cho đến nay.
Xe thùng chở bà Nguyễn Phương Hằng, ông Đặng Anh Quân đến phiên tòa. Ảnh NHẬT THỊNH
Về các đồng phạm của bà Nguyễn Phương Hằng, cáo trạng thể hiện, ông Đặng Anh Quân (45 t.uổi, tiến sĩ luật, giảng viên Trường đại học Luật TP.HCM) là người có chí hướng, cùng quan điểm với bà Hằng. Biết ông Quân là người có trình độ chuyên môn cao nên bà Hằng mời ông Quân tham gia bình luận, tương tác với Hằng về các nội dung trong 11 buổi livestream của bà Hằng; xúc phạm nghệ sĩ Hoài Linh.
Bà Nguyễn Thị Mai Nhi (40 t.uổi, trợ lý của bà Nguyễn Phương Hằng), là người lập các tài khoản TikTok cho bà Nguyễn Phương Hằng, lập Fangape Hoàng Nhi để thông báo chủ đề, lịch phát livestream, đăng tải các bài viết theo yêu cầu của bà Hằng. Khi livestream thì Nhi theo dõi lượt xem, like, bình luận báo lại bà Hằng biết.
Bà Lê Thị Thu Hà (31 t.uổi, nhân viên Công ty cổ phần Đại Nam) có vai trò sắp xếp sân khấu, bố trí nơi đặt máy quay khi bà Hằng livestream, lập Fangape Hà Lê để thông báo chủ đề, lịch phát live của bà Hằng và đăng tải các bài viết theo yêu cầu của bà Hằng.
An ninh trật tự tại phiên tòa được đảm bảo. Ảnh NHẬT THỊNH
Ông Huỳnh Công Tân (29 t.uổi, Trưởng phòng Truyền thông Công ty cổ phần Đại Nam) là bị cáo quản lý và phát livestream cho bà Hằng qua một số kênh YouTube, dẫn chương trình, đọc lại các bình luận và chèn hình ảnh minh hoạ theo yêu cầu của bà Hằng khi Hằng livestream, truyền phát livestream cho bà Hằng bằng máy tính xách tay và máy quay phim.
Phiên tòa do thẩm phán Bùi Đức Nam làm chủ tọa. Có 3 kiểm sát viên Viện KSND TP.HCM giữ quyền công tố tại tòa.
Toàn cảnh vụ xét xử Nguyễn Phương Hằng và 4 đồng phạm. Ảnh ĐỒ HỌA: THANH NIÊN
TAND TP.HCM thụ lý vụ án Nguyễn Phương Hằng TAND TP.HCM thụ lý trở lại vụ án Nguyễn Phương Hằng và 4 đồng phạm, đồng thời giao thẩm phán nghiên cứu hồ sơ vụ án. Chiều 21.8, Chánh văn phòng TAND TP.HCM Phạm Ngọc Duy thông tin TAND TP.HCM đã thụ lý vụ án "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích...