Australia: Xét xử nghi phạm nhét kim khâu vào dâu tây
Ngày 12-11, kênh CNA đưa tin cảnh sát bang Queensland, Australia đã bắt giữ và đưa ra xét xử 1 nghi phạm được cho là gây ra các vụ nhét kim khâu vào trong dâu tây.
Nghi phạm là bà My Ut Trinh, công dân Australia, cựu nhân viên làm việc tại trang trại Berrylicious and Berry Obsession ở bang Queensland. Bà My Ut Trinh sẽ phải đối diện với 7 cáo buộc liên quan các tội danh phá hoại hàng hóa với mục đích gây thiệt hại kinh tế, trong đó có tình huống tăng nặng với mức hình phạt 10 năm tù giam. Bà My Ut Trinh sẽ bị giam giữ cho tới phiên điều trần tiếp theo sau ngày 22-11.
Nhà chức trách cho biết bà My Ut Trinh, 50 tuổi, đến Australia hơn 20 năm trước. Bà làm công việc giám sát tại trang trại nông sản Berrylicious and Berry Obsession. Mặc dù luật sư của bà My Ut Trinh khẳng định công việc của bà không liên quan tới việc hái dâu hay làm trong nhà kho đóng gói sản phẩm, nhưng nhà chức trách khẳng định cuộc điều tra đã được tiến hành trên diện rộng với nhiều lực lượng cùng tham gia và cho các kết quả chính xác.
Cuộc khủng hoảng kim khâu trong trái dâu tây tươi đã gây ra những tổn thất nặng nề cho ngành nông nghiệp có doanh thu khoảng 93 triệu USD/năm của Australia. 68 thương hiệu nông nghiệp bị ảnh hưởng, trong đó 7 thương hiệu dâu tây đã phải đóng cửa tạm thời.
MINH CHÂU
Video đang HOT
Theo PLO
Australia bắt nghi phạm vụ nhét kim khâu nhọn vào dâu tây
Australia đã bắt một phụ nữ 50 tuổi với cáo buộc đã găm kim khâu nhọn vào trái dâu tây sau khi vụ việc khiến người tiêu dùng và dư luận nước này hoang mang và gây thiệt hại không nhỏ cho nông dân nước này.
Nghi phạm My Ut Trinh (Ảnh: News Corp Australia)
Theo trang tin News.com.au, Australia đã bắt giữ một người phụ nữ 50 tuổi ở bang Queensland, với cáo buộc có trách nhiệm trong 7 vụ nhét kim khâu nhọn vào trong quả dâu tây, châm ngòi cho cuộc khủng hoảng quy mô toàn quốc.
Nghi phạm tên là My Ut Trinh, hay còn gọi là Judy, bị bắt vì nghi vi phạm khoản 238 luật hình sự. Nếu bị tuyên có tội, bà Judy đối diện với tối đa hình phạt 3 năm tù giam theo điều trên. Ngoài ra, trong trường hợp này, các tình tiết tăng cường và hệ lụy của động thái sai trái đối với người tiêu dùng, người nông dân và dư luận có thể sẽ đẩy hình phạt lên mức 10 năm.
Theo News.com.au, bà Judy làm việc tại nông trại Berry Licious/Berry Obsession ở đông nam Queensland và bà dường như nhét kim khâu vào dâu tây vì bất mãn với nơi làm việc.
Theo 7 News, bà Judy được cho là đã nói với mọi người này bà "muốn họ gục ngã (chủ nông trại) và "khiến họ phải ra khỏi ngành".
Cảnh sát đã bắt đầu điều tra vào ngày 9/9 sau khi một người đàn ông ở Queensland đã nuốt phải kim khâu găm trong dâu tây. Thêm 2 người khác ở bang Victoria cũng gặp phải tai nạn tương tự.
Vào thời điểm đó, giới chức Australia khuyến cáo người dân kiểm tra thật cẩn thận các sản phẩm dâu tây trước khi ăn, phòng trường hợp nuốt phải kim.
Cảnh sát cho biết họ tìm thấy ADN của bà Judy trên một khay hoa quả bị nhét kim được bán ra tại bang Victoria. Bà Judy dự kiến sẽ ra hầu tòa Brisbane Magistrates vào sáng 12/11.
Vụ khủng hoảng dâu tây đã lan rộng khắp cả nước Australia và có 6 bang phải tiến hành điều tra toàn diện sau khi có các thông tin về kim khâu nhét trong dâu tây, táo và chuối.
Sự sợ hãi có tính dây chuyền của người tiêu dùng đã khiến hàng tấn dâu tây bị vứt bỏ hoặc bị lãng phí, ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành này và sinh kế của nông dân.
Chủ tịch Hiệp hội người trồng dâu tây phía tây Australia Jamie Michael từng chia sẻ những bức ảnh các xe tải dây tây bị vứt bỏ. "Thật đáng hổ thẹn. Ngay lúc này, chúng ta đang trong thời điểm thu hoạch với sản lượng lớn nhất", ông Michael viết. Giá bán đã giảm 50-60%, gây ra thiệt hại không hề nhỏ cho ngành trồng dâu tây và người nông dân.
Cảnh sát cho biết họ vẫn sẽ tiếp tục điều tra vụ việc.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ News.com.au
Australia: Đình công gây tê liệt giao thông ở Melbourne Ngày 23-10, khoảng 150.000 công nhân đã đổ ra các đường phố ở trung tâm TP Melbourne, bang Victoria của Australia để tham gia cuộc biểu tình đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc. Cuộc biểu tình lớn của công nhân mang tên "Thay đổi các quy định" đã khiến gần như toàn bộ hệ thống giao thông công cộng,...