AstraZeneca thông báo thu hồi vaccine ngừa COVID-19 trên toàn cầu
Hãng dược phẩm AstraZeneca ngày 7/5 thông báo hãng bắt đầu thu hồi vaccine ngừa COVID-19 trên toàn thế giới vì hiện nay “dư thừa các loại vaccine hiệu chỉnh sẵn có” đối với dịch bệnh này.
Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo AstraZeneca, hãng này cũng sẽ rút lại giấy phép tiếp thị vaccine Vaxzevria ở châu Âu.
Thông báo của AstraZeneca nêu rõ: “Do nhiều phiên bản vaccine đã được phát triển để phòng ngừa các biến thể của virus gây bệnh COVID-19, nên hiện nay dư thừa các vaccine hiệu chỉnh sẵn có”. Theo AstraZeneca, điều này đã dẫn đến sự sụt giảm nhu cầu đối với Vaxzevria – loại vaccine hiện không còn được sản xuất hoặc cung cấp trên thị trường.
Hiện tại, AstraZeneca đang đối mặt vụ kiện tập thể, trong đó vaccine do hãng dược phẩm liên doanh Anh – Thụy Điển này kết hợp với Đại học Oxford (Anh) phát triển bị cho là gây tử vong và thương tật nghiêm trọng đối với hàng chục người dùng. Mặc dù phản đối cáo buộc nêu trên, song trong một tài liệu pháp lý trình lên Tòa Thượng thẩm của Anh hồi tháng 2 vừa qua, hãng thừa nhận rằng trong những trường hợp rất hiếm gặp, vaccine có thể gây ra huyết khối tĩnh mạch kèm hội chứng giảm tiểu cầu (TTS). AstraZeneca cũng lưu ý rằng TTS vẫn có thể xảy ra dù không tiêm vaccine của hãng hoặc khi tiêm các vaccine khác. AstraZeneca nhấn mạnh cần phải có bằng chứng chuyên môn để xác định nguyên nhân trong từng trường hợp.
Video đang HOT
Các nghiên cứu độc lập cho thấy vaccine của AstraZeneca đã phát huy hiệu quả bảo vệ nhiều người trong đại dịch COVID-19, cứu sống hơn 6 triệu người trên toàn cầu trong năm đầu tiên triển khai. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định vaccine này an toàn, hiệu quả đối với tất cả mọi đối tượng từ 18 tuổi trở lên và “rất hiếm” tác dụng phụ dẫn đến hành động pháp lý.
Theo báo Telegraph, quyết định thu hồi vaccine của AstraZeneca có hiệu lực từ ngày 7/5.
AstraZeneca hiện tập trung phát triển vaccine ngừa virus hợp bào hô hấp (RSV) và thuốc trị béo phì, sau khi tốc độ tăng trưởng chậm lại do doanh số chế phẩm điều trị COVID-19 sụt giảm.
Lào nỗ lực đạt mục tiêu tiêm chủng ngừa COVID-19
Trong nỗ lực đạt được mục tiêu 80% dân số được tiêm đủ liều cơ bản vaccine ngừa COVID-19 vào cuối năm nay, Chính phủ Lào đang đẩy mạnh việc tiêm phòng cho nhóm trẻ từ 5 - 11 tuổi và những người chưa tiêm.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 người dân Lào. Ảnh tư liệu: Phạm Kiên/TTXVN
Theo báo cáo do Trung tâm Thông tin và Giáo dục Y tế thuộc Bộ Y tế Lào công bố ngày 29/12, Lào và các nước trên thế giới vẫn tiếp tục ghi nhận các ca mắc mới COVID-19. Trong bối cảnh đó, người dân cần đảm bảo tiêm đủ 2 mũi vaccine cơ bản và các mũi tăng cường để củng cố hiệu quả miễn dịch.
Đến nay, khoảng 6,2 triệu người dân Lào đã được tiêm 1 mũi vaccine ngừa COVID-19, trên 5,5 triệu người đã tiêm đủ 2 mũi cơ bản và trên 2,6 triệu người đã tiêm các mũi tăng cường. Cơ quan y tế khuyến nghị người dân, đặc biệt là học sinh, tiếp tục tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa COVID-19.
Theo các nhà chức trách, tuy số ca bệnh đã giảm đáng kể, song các ca mắc mới vẫn được ghi nhận mỗi ngày. Do đó, biện pháp đeo khẩu trang vẫn được khuyến nghị, đặc biệt tại những nơi đông người và trên phương tiện giao thông công cộng. Vaccine ngừa COVID-19 hiện có sẵn tại các cơ sở y tế trên cả nước như trạm y tế, các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh và tuyến trung ương.
Trong ngày 29/12, Ủy ban Lực lượng đặc nhiệm quốc gia về phòng ngừa và kiểm soát COVID-19 của Lào đã ghi nhận 25 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc lên 217.754 ca.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Jakarta, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, tại Indonesia, chính phủ nước này nhận định dịch COVID-19 đang trên đà trở thành bệnh đặc hữu tại nước này.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, phát biểu sau phiên họp nội các do Tổng thống Joko Widodo chủ trì, Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Airlangga Hartarto cho biết dựa trên thực tế tình hình dịch bệnh đã phần nào bớt căng thẳng trong năm qua, chính phủ đang xem xét ngừng áp dụng các biện pháp hạn chế xã hội.
Theo quan chức này, Chính phủ Indonesia vẫn đang chờ kết quả đánh giá tình dịch bệnh và cân nhắc việc chấm dứt hoàn toàn các biện pháp hạn chế xã hội, sớm nhất là sau tuần thứ 3 của tháng 1/2023.
Trước đó, Tổng thống Joko Widodo cũng thông báo rằng tất cả các biện pháp hạn chế xã hội để phòng dịch COVID-19 có thể sẽ sớm được dỡ bỏ. Tuần trước, Chính phủ Indonesia đã quyết định đóng cửa bệnh viện chuyên điều trị bệnh nhân COVID-19 lớn nhất, với sức chứa 3.000 giường bệnh ở thủ đô Jakarta.
Indonesia đã ghi nhận tổng cộng 6,7 triệu ca mắc COVID-19 và trên 160.500 ca tử vong do bệnh này kể từ khi công bố các lây nhiễm đầu tiên vào ngày 2/3/2020.
Israel coi COVID-19 là bệnh cúm từ ngày 31/1/2023 Tại Israel, dịch bệnh COVID-19 cơ bản đã được kiểm soát và nước này dự kiến sẽ tuyên bố chính thức kết thúc đại dịch từ ngày 31/1/2023. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại thành phố Tel Aviv, Israel. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, kênh truyền hình Kan tối 26/12 đưa tin các cơ...