Argentina bắt đầu bầu cử sơ bộ
Ngày 13/8, các cử tri Argentina đã đi bỏ phiếu bầu cử sơ bộ để lựa chọn các ứng cử viên chính thức có mặt tại cuộc tổng tuyển cử vào tháng 10 tới.
Cử tri bỏ phiếu trong cuộc bầu cử sơ bộ tại thủ đô Buenos Aires, Argentina ngày 12/9/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Việc đi bỏ phiếu bầu cử sơ bộ là nghĩa vụ của tất cả các công dân trưởng thành tại Argentina và mỗi người được trao 1 lá phiếu. Theo Cơ quan Bầu cử quốc gia Argentina, hơn 35,3 triệu cử tri đủ điều kiện đi bỏ phiếu. Các điểm bỏ phiếu mở cửa lúc 8h sáng 13/8, giờ địa phương (17h, giờ Việt Nam) và đóng cửa vào khoảng 18h cùng ngày (4h sáng 14/8, giờ Việt Nam). Kết quả dự kiến được công bố vào lúc 21h (7h sáng 14/8, giờ Việt Nam).
Kết quả cuộc bỏ phiếu sơ bộ cũng được tin là tín hiệu rõ ràng nhất về ứng cử viên Tổng thống nhiều khả năng sẽ giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào tháng 10. Cơ quan Bầu cử quốc gia Argentina thông báo có 17 cặp ứng cử viên Tổng thống và phó Tổng thống tham gia vào cuộc bầu cử sơ bộ lần này.
Đại diện cho liên minh cầm quyền theo đường lối trung tả Unión por la Patria (Liên minh vì Tổ quốc) là cặp liên danh Bộ trưởng Kinh tế Sergio Massa và Chánh văn phòng Nội các Agustín Rossi.
Trong khi đó, liên minh đối lập Juntos por el Cambio (Đoàn kết vì sự thay đổi) đã công bố 2 ứng cử viên Tổng thống là Chủ tịch đảng Đề xuất Cộng hòa (PRO – chính đảng chủ chốt trong liên minh trung hữu cầm quyền giai đoạn từ 2015-2019), bà Patricia Bullrich và Thị trưởng thủ đô Buenos Aires, ông Horacio Rodríguez Larreta. Một ứng cử viên đáng chú ý khác là Hạ nghị sĩ Javier Milei – nhân vật cực hữu đang lên trên chính trường Argentina.
Video đang HOT
Theo luật bầu cử Argentina, các cặp ứng cử viên giành được từ 1,5% số phiếu ủng hộ trở lên sẽ được quyền tiếp tục tham gia vào cuộc bầu cử chính thức vào tháng 10 tới. Mặc dù chỉ là một cuộc bầu cử sơ bộ song sự kiện này vẫn thu hút được sự quan tâm rất lớn của dư luận. Đây chính là phép thử lớn nhất về uy tín của các ứng cử viên trước thềm cuộc tổng tuyển cử vào tháng 10 tới, đặc biệt là trong bối cảnh quốc gia Nam Mỹ này đang trải qua một giai đoạn biến động về kinh tế vĩ mô với tỷ lệ lạm phát luôn ở mức cao.
Niger: Chính quyền quân sự chỉ định vị trí thủ tướng
Chính quyền quân sự ở Niger đã thông báo về việc chỉ định ông Ali Mahaman Lamine Zeine giữ vị trí thủ tướng.
Động thái mới nhất này diễn ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang tìm cách khôi phục trật tự hiến pháp tại quốc gia Tây Phi này.
Ông Ali Lamine Zeine, lúc là Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Niger, trong cuộc họp báo tại Hội nghị của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ở Washington (Mỹ), ngày 12/10/2008. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn thông cáo báo chí được đọc trên truyền hình quốc gia Niger vào tối 7/8 cho biết ông Ali Mahaman Lamine Zeine từng giữ chức Bộ trưởng Tài chính từ năm 2002 đến năm 2010 dưới thời cựu Tổng thống Mamadou Tandja, có nhiệm vụ giúp khắc phục tình hình kinh tế và tài chính hỗn loạn khi đó.
Trước đó, ông Ali Mahaman Lamine Zeine - một nhà kinh tế được đào tạo bài bản - cũng từng là đại diện thường trú của Ngân hàng Phát triển Châu Phi (AfDB) tại CH Chad, Côte d'Ivoire và Gabon.
Ngoài ra, chính quyền quân sự ở Niger cũng chỉ định Trung tá Habibou Assoumane nắm giữ vị trí chỉ huy lực lượng bảo vệ tổng thống mới.
Trong khi đó, cộng đồng quốc tế, các nước phương Tây và đối tác của Niger ở Tây Phi vẫn đang tìm cách khôi phục trật tự hiến pháp tại Niger.
Ngày 7/8, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland đã có cuộc gặp giới tướng lĩnh quân sự của Niger. Tuy nhiên, yêu cầu do bà Nuland đưa ra về việc gặp tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum và lãnh đạo chính quyền quân sự, Tướng Abdourahamane Tiani, đều không được chấp thuận.
Một trong số các tướng lĩnh thuộc chính quyền quân sự Niger mà bà Nuland gặp là Chuẩn tướng Moussa Salaou Barmou - người đã từng có thời gian làm việc với Mỹ trong các chiến dịch chống khủng bố ở Sahel.
Bà Nuland miêu tả cuộc trao đổi kéo dài hơn 2 tiếng, diễn ra "hết sức thẳng thắn và vào thời điểm khá khó khăn". Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đã đưa ra một số đề xuất để tháo gỡ cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, trả lời giới báo chí qua điện thoại trước khi rời Niger, bà đánh giá không có nhiều triển vọng trong nỗ lực hóa giải cuộc khủng hoảng ở Niger.
Chuyến công du đến Niger của bà Nuland không được thông tin cho đến khi bà rời khỏi quốc gia Tây Phi này. Washington tiến hành bước đi này sau khi thời hạn của tối hậu thư do Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đưa ra cho chính quyền quân sự ở Niger đã trôi qua. Trong tối hậu thư này, lãnh đạo các nước thành viên ECOWAS cảnh báo sẽ sử dụng vũ lực nếu các tướng lĩnh đảo chính không khôi phục quyền lực cho Tổng thống Bazoum sau thời hạn chót 6/8.
Cùng ngày, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã bày tỏ quan ngại về những diễn biến mới tại Niger, đồng thời tái khẳng định sự ủng hộ đầy đủ đối với những nỗ lực trung gian hiện nay của ECOWAS. Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ tại Tây Phi và Sahel, ông Leonardo Santos Simão đã đến Nigeria để cung cấp hỗ trợ kịp thời cho các nước và tổ chức ở khu vực như ECOWAS đang tham gia vào nỗ lực khôi phục trật tự hiến pháp ở Niger.
Trong khi đó, chính quyền quân sự ở hai nước láng giềng Mali và Burkina Faso đã lên tiếng phản đối bất kỳ hành động can thiệp quân sự nào ở Niger. Trong phát biểu tại sự kiện có sự tham dự của Ngoại trưởng Burkina Faso, bà Olivia Rouamba, ngày 7/8, Ngoại trưởng Mali Abdoulaye Diop cảnh báo bất kỳ hành động can thiệp quân sự nào sẽ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Dự kiến, vào ngày 10/8, các nhà lãnh đạo ECOWAS sẽ nhóm họp tại Abuja, thủ đô của Nigeria.
Tổng thống Mohamed Bazoum hiện vẫn bị giam lỏng tại dinh thự riêng kể từ khi đảo chính xảy ra hôm 26/7.
Quốc hội Thái Lan sẽ họp tuần sau, chưa biết bầu thủ tướng hay không Quốc hội Thái Lan sẽ họp vào ngày 4-8 nhưng việc bỏ phiếu bầu thủ tướng có diễn ra hay không phụ thuộc vào phán quyết của Tòa án Hiến pháp. Tờ Bangkok Post dẫn lời Chủ tịch Quốc hội Thái Lan - ông Wan Muhamad Noor Matha ngày 27-7 cho biết quốc hội nước này sẽ nhóm họp vào ngày 4-8, nhưng...