Apple đẩy nhanh tiến độ phát triển chip, năm 2022 sẽ ra mắt chip A16 Bionic kiến trúc 4nm
Apple sẽ tiếp tục dẫn đầu và ra mắt chip xử lý 4nm đầu tiên.
Với việc ra mắt iPhone 12 series vào tháng trước, Apple đã trở thành nhà sản xuất smartphone đầu tiên sử dụng chip 5nm . A14 Bionic được thiết kế bởi Apple, dẫn đầu một thế hệ chip xử lý mới dựa trên kiến trúc 5nm, tăng số lượng bóng bán dẫn mà không cần tăng kích thước chip, cải thiện hiệu suất và khả năng tiết kiệm pin.
A14 Bionic được sản xuất bởi quy trình của TSMC , cho phép đặt 171,3 triệu bóng bán dẫn bên trong 1 mm vuông, so với 89,97 triệu bóng bán dẫn bên trong cùng một diện tích của chip A13 7nm.
Nhờ tiến trình 5nm mà chip A14 có tới 11,8 tỷ bóng bán dẫn bên trong, so với A13 chỉ là 8,5 tỷ bóng bán dẫn. Con chip M1 trang bị trong máy tính Mac mới của Apple cũng sử dụng kiến trúc 5nm, và có tới 16 tỷ bóng bán dẫn.
Theo báo cáo của TrendForce, Apple vẫn sẽ tiếp tục sử dụng kiến trúc 5nm cho chip A15 Bionic vào năm tới. Tuy nhiên sẽ có một bước tiến lớn tiếp theo vào năm 2022, khi Apple sẽ chính thức chuyển sang kiến trúc 4nm. Apple sẽ lại tiếp tục dẫn đầu thị trường, khi mà những con chip 4nm đầu tiên dành cho smartphone Android phải đến năm 2023 mới được ra mắt.
Năm 1965, người đồng sáng lập Intel , ông Gordon Moore nhận định thấy mật độ bóng bán dẫn bên trong những con chip xử lý sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi 2 năm. Từ đó đã hình thành nên định luật Moore, quy định rằng mật độ bóng bán dẫn sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 2 năm.
Từ kiến trúc 7nm đến 5nm, mật độ bóng bán dẫn đã tăng lên 90%. Dựa trên những số liệu được tiết lộ, từ kiến trúc 5nm lên 4nm, mật độ bóng bán dẫn sẽ chỉ tăng lên khoảng 75%. Điều đó có nghĩa là định luật Moore có khả năng bị phá vỡ và sẽ chấm dứt.
Điều giúp các nhà sản xuất vẫn tiếp tục bám sát được định luật Moore hiện nay chính là phương pháp quang khắc cực tím EUV. Công nghệ này sử dụng chùm tia cực tím siêu nhỏ để khắc lên các tấm nền silicon, nơi các bóng bán dẫn sẽ được đặt. Tuy nhiên ngay cả với công nghệ tiên tiến nhất này, thì các nhà sản xuất cũng đã gần đạt đến giới hạn.
Cách làm mới của Apple tại Việt Nam
Sau 13 năm, Việt Nam chính thức trở thành thị trường lớn nhất của Apple tại Đông Nam Á. Điều này khiến chính sách giá bán iPhone tốt hơn trước đây.
Vào tháng 9, trong một buổi phỏng vấn với Zing , cựu quản lý Apple Việt Nam từng khẳng định chỉ khi nào người buôn iPhone xách tay không còn lợi nhuận nữa thì loại hàng hóa này mới biến mất.
Ngày đó đã đến khi iPhone 12 nhập khẩu chính ngạch có giá rẻ hơn hàng "xách tay" (nhập lậu). Đây là chính sách mới nhất của Apple tại Việt Nam.
iPhone xách tay không thể cạnh tranh với hàng VN/A
"Giá iPhone chính hãng rẻ hơn hoặc chỉ chênh lệch rất ít so với hàng xách tay khiến người bán không thể có lời. Nếu bán iPhone bằng giá chính hãng, chúng tôi sẽ không có lợi nhuận", Thành Vinh, chủ một cửa hàng điện thoại trước đây từng bán iPhone xách tay tại TP. Sóc Trăng chia sẻ.
Cảnh người Việt xếp hàng chờ mua iPhone ở Apple Store của Singapore năm 2019.
Hiện, giá dự kiến cho iPhone 12 Series tại Việt Nam đã được nhiều cửa hàng công bố. Theo đó, iPhone 12 mini có giá từ 21,99 triệu đồng, iPhone 12 từ 24,99 triệu đồng. Trong khi đó, iPhone 12 Pro và 12 Pro Max có giá từ 30,99 và 33,99 triệu đồng.
Kèm với mức giá trên là hàng loạt chương trình khuyến mãi đi kèm như trợ giá thu cũ đổi mới, giảm 2-3 triệu đồng khi thanh toán bằng thẻ tín dụng. Đồng thời các phần quà đi kèm như củ sạc, tai nghe cũng khiến lợi ích khi mua hàng chính hãng được tăng thêm. Một số đại lý bán lẻ lựa chọn cách giảm giá trực tiếp từ 3-7 triệu đồng tùy theo model thay cho chương trình khuyến mãi, quà tặng.
Trong khi đó, iPhone 12 được bán xách tay trên thị trường có giá 22 triệu đồng, iPhone 12 Pro có giá từ 30 triệu đồng không kèm quà tặng hay chương trình khuyến mãi.
Về thời gian lên kệ, iPhone xách tay và chính hãng chỉ chênh lệch nhau 14 ngày. Cụ thể, iPhone 12 xách tay sẽ được nhiều đơn vị nhập về từ ngày 13/11. Trong khi đó, iPhone 12 chính ngạch sẽ xuất hiện cả bốn phiên bản mã VN/A vào ngày 27/11.
Như vậy, chỉ cần chờ 2 tuần người mua iPhone 12 mã VN/A có thể tiết kiệm từ 1-6 triệu đồng so với hàng xách tay. Đồng thời, người dùng cũng được hưởng đầy đủ chính sách bảo hành của Apple.
Việt Nam tiêu thụ iPhone nhiều nhất Đông Nam Á
"Trong cuộc họp với các đại lý ủy quyền diễn ra vào tháng 11, Apple cho biết thị trường Việt Nam chính thức vượt mặt Thái Lan, trở thành quốc gia tiêu thụ iPhone lớn nhất Đông Nam Á", đại diện một chuỗi bán lẻ di động lớn tại TP.HCM có mặt trong buổi họp đó chia sẻ với Zing .
Theo thông tin của đại diện FPT Shop, Apple cũng công bố Việt Nam là quốc gia có tăng trưởng thị phần cao nhất tại châu Á trong quý vừa qua.
Sau 13 năm, Việt Nam đã trở thành thị trường lớn nhất Đông Nam Á của Apple.
"Sự tăng trưởng của thị trường là lý do khiến Apple quan tâm đến thị trường Việt Nam hơn", Minh Tuấn, đại diện chuỗi bán lẻ Minh Tuấn Mobile nhận định.
Theo cựu quản lý Apple, trước đây, Việt Nam chỉ được xem là thị trường hạng ba của Apple. Vì vậy, các đại lý như FPT Shop, Thế Giới Di Động... đều phải nhập iPhone về bán sỉ với giá lẻ.
"Họ hoàn toàn không có chiết khấu cho nhà bán lẻ, không thu hồi hàng tồn, không khuyến mãi... Đối tác của Apple tại Việt Nam như Thế Giới Di Động, Viettel, FPT Shop sẽ mua iPhone sỉ với giá lẻ như người dùng. Giá bán cuối cùng của nhà bán lẻ bao gồm 10% VAT, chi phí vận hành, lợi nhuận. Vì vậy, hàng iPhone VN/A phân phối chính ngạch luôn đắt hơn 25% so với hàng xách tay trốn thuế. Và kể cả có được đóng đầy đủ 10% thuế VAT, hàng xách tay vẫn rẻ hơn giá của nhà bán lẻ", cựu quản lý Apple Việt Nam cho biết.
Tuy vậy, năm nay Apple có sự thay đổi khiến giới công nghệ Việt Nam bất ngờ khi có chiết khấu cho đại lý. "Đại lý có thể dùng phần chiết khấu này để giảm giá sản phẩm, khuyến mãi, quy đổi ra quà tặng để tăng tính cạnh tranh. Đây là thay đổi đáng hoan nghênh của Apple khi cho phép đại lý đa dạng chính sách bán hàng", ông Vinh cho biết.
"Cách đây một năm, do không được xem là thị trường tập trung, iPhone mã VN/A luôn về chậm hơn so với xách tay. Tuy vậy, năm nay Apple quyết định bán cả 4 model vào ngày 27/11 tại Việt Nam. Thay đổi này khiến rất nhiều người bất ngờ. Nếu tính model 12 Pro Max thì thị trường Việt Nam chỉ chậm hơn quốc tế 2 tuần", đại diện ShopDunk, đại lý ủy quyền của Apple chia sẻ.
Như vậy, nhờ tiềm lực của thị trường Việt Nam đủ lớn, Apple đã có chính sách giá bán và thời gian giao hàng cạnh tranh hơn.
Chưa có Apple Store ở Việt Nam vì thị trường còn hỗn loạn
"Dù trở thành thị trường lớn nhất Đông Nam Á, Apple vẫn không có ý định sẽ mở Apple Store tại Việt Nam", nguồn tin yêu cầu giấu tên của Zing tiết lộ.
Theo người này, Apple nhận định thị trường Việt Nam vẫn chưa đáp ứng các yêu cầu tiếp thị của hãng. Theo đó, Apple không muốn người dùng bỏ số tiền lớn để mua sản phẩm nhưng phải chờ đợi để có hàng.
"Trong khi đó, các đại lý bán lẻ ở Việt Nam thường có chương trình đặt cọc để nhận máy, chạy đua quảng cáo lôi kéo người dùng. Đây là trải nghiệm mua sắm Apple không muốn tồn tại. Năm nay Apple làm rất gắt vấn đề này, đã có một đơn vị bán lẻ lớn mở đặt cọc bị cắt nguồn hàng", nguồn tin cho hay.
Điều này dẫn đến việc các đơn vị bán lẻ đã chuyển sang chương trình để lại thông tin cá nhân thay vì cọc tiền như trước đây.
"Với chính sách giá tốt, thời gian giao máy nhanh, trải nghiệm mua hàng và các chương trình khuyến mãi ưu đãi, iPhone VN/A đang đẩy hàng xách tay vào ngõ hẹp", đại diện ShopDunk nhận định.
iPhone 12 liên tục dính lỗi Sau khi cả 4 phiên bản được chuyển đến tay khách hàng, nhiều người dùng bắt đầu phàn nàn về iPhone 12. Giữa tháng 10/2020, công ty có trụ sở tại Cupertino chính thức trình làng mẫu điện thoại thông minh iPhone 12 series. Sau gần một tháng chờ đợi, cả 4 phiên bản của iPhone 12 bao gồm iPhone 12 mini, iPhone...