Áo từ bỏ nguồn cung khí đốt của Nga
Liên minh cầm quyền Áo được cho là đã đồng ý loại bỏ hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho quốc gia này vào năm 2027.
Quyết định được đưa ra dựa trên một thỏa thuận với Bỉ và nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng của Nga để bảo vệ nền kinh tế cùng các hộ gia đình khỏi rủi ro về giá và nguồn cung mới. Theo tờ Kurier (Áo), Tập đoàn Dầu khí Gazprom (Nga) cung cấp từ 80-90% lượng khí đốt của Áo.
Theo thỏa thuận giữa Áo và Bỉ, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cam kết thực hiện mục tiêu loại bỏ dần nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga trên toàn châu Âu vào năm 2027 và Áo là một trong những quốc gia theo đuổi kế hoạch này.
Video đang HOT
Cơ sở khí đốt Haidach ở Strawalchenon, Áo. Ảnh: Getty Images
Việc loại bỏ khí đốt của Nga sẽ diễn ra như một phần của chiến lược tổng thể nhằm chuyển đổi hệ thống năng lượng, trong đó tính đến quá trình khử carbon, an ninh nguồn cung, cũng như khả năng chi trả của hộ gia đình, doanh nghiệp và ngành công nghiệp một cách bình đẳng.
Thỏa thuận giữa hai quốc gia cũng đề cập đến tầm quan trọng của việc bảo đảm các hộ gia đình và doanh nghiệp nhận được hỗ trợ tốt nhất có thể trong quá trình thay đổi.
Đảng Xanh, một phần của liên minh cầm quyền, đứng sau động thái kể trên. Trong khi đó, đảng Nhân dân Áo (OVP) được cho là đã đồng ý với yêu cầu này để đổi lấy việc đảng Xanh chấp thuận Bộ trưởng Tài chính Magnus Brunner làm ứng cử viên Ủy viên châu Âu trong nhiệm kỳ tiếp theo.
Theo Russia Today, vẫn chưa rõ Áo có đạt được mục tiêu ngừng phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga hay không vì Đạo luật Khí đốt xanh đã bị đảng Dân chủ Xã hội Áo (SPO) lớn thứ hai trong Quốc hội bác bỏ, trong khi hợp đồng với Gazprom đã được chính phủ t.iền nhiệm gia hạn đến năm 2040.
Từng là nhà cung cấp khí đốt chính của Liên minh châu Âu (EU), Gazprom đã tăng gần 1/4 lượng khí đốt tự nhiên đến châu lục này trong những tháng gần đây, sau khi nguồn cung giảm đáng kể vào năm 2022 do các lệnh trừng phạt của phương Tây và vụ phá hoại đường ống Nord Stream.
EU đã thay thế nguồn cung bằng cách nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) từ các quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ – hiện là nhà cung cấp khí đốt chính cho khối này. Tuy nhiên, động thái này đã khiến người tiêu dùng châu Âu phải gánh thêm đáng kể chi phí.
Các nước vùng Baltic rút khỏi lưới điện chung với Nga và Belarus
Các công ty điện lực của Estonia, Latvia và Litva đã ký một thỏa thuận, theo đó, từ tháng 2/2025, các nước này sẽ ngắt kết nối khỏi hệ thống năng lượng chung với Nga và Belarus, mang tên BRELL vốn được lập từ thời Liên Xô.
Ngày 16/7, Bộ trưởng Năng lượng Litva, ông Dainius Kreivys cho biết: "Chúng tôi luôn biết rõ rằng cũng như việc chúng tôi trở thành thành viên của Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), chúng tôi là một phần của hệ thống điện châu Âu".
Trước đó, Thứ trưởng Bộ Năng lượng và tài nguyên khoáng sản Estonia, ông Jaanus Uiga thông báo sẽ ngắt kết nối vào ngày 8/2/2025 và gia nhập hệ thống châu Âu vào ngày hôm sau thông qua kết nối Litva - Ba Lan.
Estonia, Latvia và Litva là những quốc gia EU duy nhất chưa kết nối với lưới điện lục địa, thay vào đó là một phần của hệ thống BRELL, bao gồm ba quốc gia vùng Baltic, Nga và Belarus. Ba nước vùng Baltic này vốn xưa nay dựa vào nguồn cung điện của các công ty điện lực Nga để đảm bảo nguồn điện trong nước.
EU cần đầu tư 1.600 tỷ USD mỗi năm để đạt phát thải ròng bằng 0 Theo nghiên cứu của Viện Rousseau, EU có thể đảm bảo phần lớn số vốn 1.600 tỷ USD bằng cách chuyển hướng các khoản chi tiêu hiện tại, chủ yếu là chi cho các hoạt động gây ô nhiễm môi trường. Khí thải phát ra từ một nhà máy nhiệt điện ở Bulgaria ngày 29/10/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN) Liên minh châu Âu (EU) sẽ...