Anh nói yêu em nhưng anh lại ngủ đi với người khác
Anh nói yêu em nhưng anh lại ngủ đi với người khác trong thời gian chúng ta giận nhau. Tình cảm gắn bó 5 năm chỉ đến thế thôi sao anh?
Cũng không trách anh được, lúc có anh, em không biết cách quan tâm, không biết cách thể hiện tình cảm của mình, luôn giận nhau vì những lí do vớ vẩn. Em luôn giữ tình cảm ở trong lòng không bao giờ thể hiện ra ngoài, chỉ có anh luôn quan tâm chăm sóc em. Bây giờ chỉ biết giận mình vì sao không giữ gìn hạnh phúc đã có, chỉ khi mất đi rồi mới hụt hẫng nhận ra.
Anh nói: “Anh có người khác rồi, người đó quan tâm đến anh lắm. Anh vẫn yêu em nhưng anh không thể quay lại vì anh đã làm chuyện có lỗi với em”.
Trái tim em đau đớn, lạc mất nhau rồi! Em phải làm sao bây giờ hả anh?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Video đang HOT
'Nghệ thuật'... giận nhau
Giận nhau sao cho "bổ béo" tình bạn, tình yêu nè teen!
Trong một mối quan hệ tình cảm, dù là tình bạn hay tình yêu chắc chắn sẽ phải có lúc bạn và người ấy đỏng đảnh hờn dỗi. Thế nhưng, cuộc chiến tinh thần này diễn ra như thế nào và cách thức dọn dẹp chiến trường ra sao, thì không phải ai trong số chúng mình cũng tỏ tường đâu nhé!
Các teen dù hòa hợp đến mấy cũng sẽ có lúc cãi nhau (Ảnh minh họa)
Xác định nguyên nhân
Trước tiên, mình cần xác định rõ: lý do giận người ta. Cái lý do ấy có thật sự chính đáng hay cũng biến tướng từ "giận hờn vu vơ", tức là giận mà chẳng hiểu vì sao ta giận, giận không lý do hay cố tình kiếm cớ để giận.
"Nửa kia" là nguyên nhân chính khiến mình bực tức thế này, hay tâm trạng mình vốn không được tốt trước khi gặp người ta? Sau khi đã xác định được lý do giận, teen hãy tự mình chống cằm mơ màng và trả lời câu hỏi: "Vậy cuối cùng, lỗi có phải ở người ta hay không nhỉ?". Làm được cái này thì phần trăm bình tĩnh của bạn đã tăng lên đáng kể rồi đấy. Bạn đã sẵn sàng để tiến hành phương pháp... giận nhau một cách hiệu quả.
Mưu lược chiến đấu
Cãi nhau kịch liệt ư? Lớn tiếng với nhau ư? Ôi, quá thường ý! Bạn mà làm thế thì bạn đi sau thời đại mất rồi, không sành điệu đâu... Bây giờ mình cũng cãi nhau - lời qua tiếng lại với người ấy, nhưng ngược lại với phong cách truyền thống to tiếng, mình nói nhỏ thôi! Bạn càng cãi nhau nhỏ nhẹ, câu cú tiếng Việt càng chuẩn mực, kèm theo chút nũng nịu thì người ta sẽ càng bị sốc. Nghĩ thử xem, trong lúc "điên tiết", người ta đang đóng vai bom nổ chậm mà bạn lại phản ứng yêu kiều như thế, khác nào gáo nước lạnh dội cho người ta tắt ngúm?! Đừng lo làm như thế mình sẽ bị lép vế, bằng chứng là mấy nàng tiên trong chuyện cổ tích có nàng nào hò hét đâu, mà "nguy hiểm" lắm đấy!
Thêm vào đó, hãy chú ý nghe xem người ta muốn nói gì, bởi người xưa có câu "biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng" mà. Hãy từ tốn - chứng tỏ ta đây người "nhớn", nghe người ta nói hết, rồi mình "xả hàng" của mình sau cũng không muộn. Bạn đã từng nghe câu "VIP luôn đến sau" chưa?
Đừng bịt tai hay la hét, mà hãy lắng nghe và "cãi" nhỏ nhẹ (Ảnh minh họa)
Sau khi ai về nhà nấy mà "cờ khởi nghĩa" vẫn giương cao trong lòng, thế nào các bạn cũng sẽ bước qua giai đoạn 2: Giai đoạn chiến tranh lạnh. Bạn và người ấy chẳng buồn điện thoại, nhắn tin hay chat chit gì nữa, mặc dù hàng ngày đi học vẫn chạm mặt chan chát. Làm sao đây?
Bạn hãy xài chiêu "bí truyền" này - đi shopping một mình. Gọi là "bí truyền" vì nó không phải đi mua sắm đơn thuần đâu nhé, có "bí kíp" trong đó cả đấy. Hãy nhảy vào cửa hàng lưu niệm và lựa mua một món đồ xinh xinh. Sáng hôm sau đi học, (hoặc lần sau tình cờ gặp người ấy) bạn hãy dúi vào tay và nói: "Nè! Bữa tui mua cái này lâu rồi, định đưa cho you mấy lần nhưng toàn quên. Bây giờ cứ nhìn thấy nó là nhớ tới mặt you, bực bội! Cầm giùm đi!". Nói xong hãy quay đầu mà "ù té quyền" - nhớ là cho dù người ta có nói gì cũng không được quay lại. Mình đảm bảo, đứng trước tình cảnh ấy, người ta sẽ "mắt chữ A, mồm chữ O" - sốc nặng, tâm lý bị bấn loạn ngay lập tức...
Dọn dẹp chiến trường
Bị trúng đòn "du kích" xong, chắc chắn người ta sẽ phải chủ động liên lạc với bạn, mà trong kinh lược thời xưa gọi là "đàm phán hòa giải". Những gì bạn cần làm bây giờ đó là "giữ chút thể diện". Đúng, bạn đừng nhảy vồ lấy người ta mà "ôm hôn thắm thiết" liền, kẻo bể mánh hết. Cứ hờ hững, giả bộ còn chưa nguôi ngoai (mặc dù trong lòng đang gắn 2 cái bông cổ vũ nhảy múa điên cuồng), nói lái sang chuyện khác mà đầy ngụ ý. Ví dụ: "Trời! Dạo này cái bà bán bánh tráng trộn trước trường mình bả bị gì mà bán hổng có ngon như xưa. Hôm qua tui mua 1 bịch, ăn 1 mình thấy... sao sao á?!".
Hãy giữ mối quan hệ thân thiết của bạn luôn thế này nhé! (Ảnh minh họa)
Giận dỗi vốn là sự bộc phát. Vì thế, đa phần chúng ta đều rất khó kiềm chế và làm chủ lời nói, hành động của mình. Trong khi tình bạn nói chung và tình yêu nói riêng của tuổi teen đóng vai trò rất quan trọng, chỉ cần một xích mích nhỏ cũng khiến chúng ta bị ảnh hưởng tới việc học. Tuy nhiên, không có gì là không làm được bạn ạ. Hãy bình tĩnh một chút, cư xử khôn khéo một chút là bạn đã làm chủ được cả thế cuộc rồi đấy. Hy vọng các bạn sẽ trang bị cho mình chút kinh nghiệm "chiến đấu" vô cùng thực tiễn khi... giận nhau nhé!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Phía cuối con đường Em không muốn yêu mà cứ mang lại mệt mỏi và nước mắt cho nhau. Anh! Em xin lỗi vì đã không thể làm được những điều em đã nói với anh rằng em sẽ không suy nghĩ linh tinh nữa, nhưng em lại nghĩ rất nhiều và cũng khóc rất nhiều. Em không hiểu sao mình lại trở nên yếu đuối thế...