Anh không cho mượn xe, em tẩm xăng tự thiêu
Nhiều người đau xót trước cái chết của Cường bởi hàng ngày ngoài công việc học tập ở trường, Cường còn đi làm thêm nhiều công việc nặng nhọc để kiếm tiền ăn học và chăm lo cho người mẹ già ốm yếu.
Tự thiêu vì không mượn được xe của anh trai
Khoảng 16h30 ngày 31-5, anh Nguyễn Văn Cường (SN 1994) thường trú tại Khu chợ thuộc thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc đã mua xăng tẩm vào người và tự thiêu. Một số người hàng xóm cho biết, trước đó, Cường có hỏi mượn xe của anh trai là Nguyễn Văn Tuấn để đi làm thêm. Tuy nhiên, vì đi xe ngổ ngáo, hay lạng lách đánh võng nên anh Tuấn không cho Cường mượn. Vì vậy hai anh em đã nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến to tiếng, lúc sau anh Tuấn bỏ ra ngoài. Có lẽ vì bực tức bởi anh trai không cho mình mượn xe mà bắt phải đi xe đạp, trong lúc bực tức, Cường đi mua xăng về đổ lên đầu và toàn thân rồi tự tay châm lửa đốt.
“Tôi đã có tuổi nên mắt kém không nhìn thấy hành động của nó, ngờ đâu nó lại dại dột như vậy. Khi thấy ngọn lửa trên người nó bùng to cùng với tiếng kêu gào thảm thiết tôi mới phát hiện. Mọi người dân trong chợ đổ xô đi tìm nước và các vật dụng dập lửa rồi đưa nó đi cấp cứu tại bệnh viện. Vết thương quá nặng, gia đình lại không có tiền cho con đóng viện phí nên đành phải đưa nó về nhà và nó đã không qua khỏi. Giá như có tiền điều trị tại bệnh viện thì sự việc sẽ không đau lòng như vậy”- bà Mót (mẹ nạn nhân) rưng rưng kể lại.
Nhiều người đau xót trước cái chết của Cường bởi hàng ngày ngoài công việc học tập ở trường, Cường còn đi làm thêm nhiều công việc nặng nhọc để kiếm tiền ăn học và chăm lo cho người mẹ già ốm yếu.
Ngôi nhà nhỏ xiêu vẹo của gia đình nạn nhân. Ảnh: T.Nhất
Đau lòng người mẹ già
Một số người bán hàng lâu năm trong khu chợ, cạnh ngôi nhà của Cường cho biết: Suốt hơn 20 năm qua hai vợ chồng bà Mót phải làm thuê nhiều công việc trong chợ như: trông xe, quét dọn chợ, lau rửa bàn ghế thuê cho các quầy hàng mỗi khi tan chợ. Hàng ngày công việc ấy cũng chỉ kiếm được vài chục ngàn để lo bữa ăn và chi tiêu mọi công việc của gia đình. Cường và anh trai hồi nhỏ cũng theo bố mẹ lang thang trong khu chợ, khi người anh trai bỏ học về làm công việc trông giữ xe trong chợ, nhưng được ít ngày lại chuyển làm nghề bốc vác thuê cho các lái xe chở hàng gần đó.
Video đang HOT
Cách đây 4 năm, khi bố Cường mất đi, cuộc sống gia đình ngày càng trở nên khó khăn hơn. Mọi công việc trong gia đình đều do một mình người mẹ già phải lo toan gánh vác.
Trao đổi với PV báo PL&XH, ông Tạ Văn Thanh, phó trưởng CA thị trấn Hương Canh cho biết: Ngay sau khi xảy ra vụ việc, ban CA đã có mặt tại hiện trường để xác minh. Đây là một vụ tự tử, nạn nhân Cường có dấu hiệu của bệnh tâm thần.
Trong đám tang buồn tẻ nằm ở góc chợ, rất nhiều người quanh khu vực cũng đã đến động viên chia buồn, mỗi người giúp đỡ một phần nhỏ để gia đình làm lễ, tiễn đưa người xấu số.
Theo PLXH
Tâm sự đắng cay của người vợ bị chồng "tắm xăng" thiêu sống
Buổi chiều ngày 11/5/2012, khi gặp người chồng đã li thân trên con đường giữa cánh rừng cao su vắng người, dù chị Đỗ Thị Lam (SN 1984, ngụ xã Thanh An, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) linh tính thấy chuyện chẳng lành, đã quỳ xuống cầu xin người chồng là Bùi Thanh Đại (SN 1987) bớt cơn nóng giận; nhưng gã vẫn lạnh lùng trút chai xăng lên người vợ rồi châm lửa đốt. Thấy vợ đã biến thành "cây đuốc sống", Đại hèn nhát trốn vào rừng thắt cổ tự vẫn.
Người địa phương trước đây vẫn gọi cặp vợ chồng Lam - Đại là "vợ chồng trẻ con", "đôi đũa lệch". Dễ nhận thấy nhất là tuổi tác, Lam hơn chồng đến 3 tuổi, là nữ hộ sinh trong nông trường cao su lớn nên công việc ổn định chứ không phải lông bông cùng đám "vô công rỗi nghề" như chồng. Nhưng "phải duyên phải số thì vồ lấy nhau", mặc mọi người can ngăn cảnh báo, cô gái khi ấy vẫn yêu Đại như con thiêu thân.
Nạn nhân thuật lại câu chuyện
Nói Đại quá trẻ con không biết lo chuyện gia đình thì Lam nhất quyết "có gia đình rồi ảnh sẽ đổi khác, trưởng thành và biết lo lắng". Nói Đại thất nghiệp thì cô tự tin "chỉ cần tôi làm cũng đủ nuôi gia đình". Không ngăn cản được, kết cục của mối tình đó là một đám cưới trong niêm lo lắng của người thân cô dâu.
Để các con có mái nhà và tiện chăm sóc cháu mới sinh, năm 2008 ba mẹ Lam cho vợ chồng cô mượn miếng đất vườn, dựng ngôi nhà tôn cạnh nhà ngoại. Đây cũng là thời gian hạnh phúc hiếm hoi của thiếu phụ trẻ, nhưng rồi Đại không hề thay đổi mà ngày một tệ hại hơn.
Cưới vợ xong, có chút tiền Đại ôm đi học nghề cắt tóc, cũng đã mở được một cửa tiệm nhỏ nhưng bản tính ham vui nên anh chồng chơi nhiều hơn làm. Thi thoảng có làm ra đồng nào Đại cũng ném hết vào sòng bạc, hay cùng đám choai choai nhậu nhẹt thâu đêm suốt sáng. Khuyên can không được, cô vợ tặc lưỡi giao kèo với chồng: "Anh làm gì kệ anh, đi đâu tùy thích, miễn là đừng lấy tiền nhà đi, đừng để ai đến nhà đòi nợ, đừng quậy phá. Về nhà có cơm ăn cơm, có cháo ăn cháo, không được đòi hỏi".
Trước đề nghị này anh chồng không "bật" lại, nhưng lúc túng quẩn Đại vẫn lén lấy xe máy đem đi cầm khiến cô vợ năm lần bảy lượt kiếm tiền đi "nhổ xe". Thế mà "đã ăn trộm lại còn già mồm", nhiều lần Đại còn tố ngược vợ với ba mẹ vợ rằng "Cô ấy quá đáng, làm được chút tiền liền không coi chồng ra gì" khiến ông bà "nóng mặt" gọi con gái sang dạy bảo.
Đến lúc này thì cô chịu hết nổi người chồng nhí, mọi ấm ức giấu kín bấy lâu được dịp tuôn ra, ba mẹ cô sững sờ khi con gái tố ngược lại chồng nhưng chỉ biết khuyên can con "Thôi thì "chín bỏ làm mười", vợ chồng chứ có ai xa lạ đâu mà sợ thiệt".
Tệ nạn "hết thuốc chữa"
Nhưng anh chồng thì không thể quên sòng bài, túng tiền Đại qua nhà ba mẹ vợ mượn xe đi cầm rồi biến mất tăm mất dạng, có khi mấy tuần sau mới ló mặt về. Biết chồng mê đỏ đen "hết thuốc chữa", lại còn mang tính trẻ con vô tích sự nên cô vợ đâm chán nản. Bạn bè nhiều lần khuyên "bỏ quách đi cho rảnh nợ" nhưng Lam không làm được bởi cô còn yêu Đại, việc lấy chồng do cô chọn, cô phải chịu trách nhiệm với quyết định của mình dù biết chọn lựa đó là sai lầm và hơn tất cả là "đứa con không có lỗi, nó cần có gia đình đầy đủ cả cha lẫn mẹ".
Thấy vợ thờ ơ, Đại tỏ ý nghi ngờ: "Hay trong thời gian tao vắng nhà mày đã lớ xớ với thằng nào" rồi kiểm soát giờ giấc và tất cả mối quan hệ của vợ. Từ chuyện mấy giờ vợ đi làm, về lúc mấy giờ, quen ai, gặp gỡ người nào, sao lại cười.... đều bị anh chồng nghi vấn. Hễ về đến nhà là Đại kiếm cớ gây sự, lúc thì ghen với thanh niên trong làng, có khi ghen với cả... cụ già trong xóm. Vặn vẹo chán hắn chuyển sang mạt sát: "Mày nằm với cả mấy lão già, đến trẻ con mày cũng không tha".
Không làm vợ "mở mồm", Đại quay sang tìm mọi cách gây sự. Cuối năm 2011, một lần "chân nam đá chân chiêu" về nhà hắn lè nhè quát vợ: " Đưa bố mày 30 ngàn xài coi". Cô vợ bực bội đáp trả: "Tôi chỉ có một bố chứ không có hai bố". Thấy cơ hội Đại liền xỉa xói: "Mày có "quan hệ" với ông ấy không mà bênh? Mày không phải người".
Câu nói này khiến Lam chết lặng, cô không ngờ chồng mình lại ghen tuông bệnh hoạn vô lối như vậy. Bên này bố mẹ cô gái nghe không thiếu một từ, choáng váng tuyên bố: "Nhà này không có đứa con rể như mày. Còn con Lam muốn ở với nó hay không thì tùy; nhưng nếu ở thì dọn đi chỗ khác chứ đừng để tao phải nhìn thấy mặt nó nữa".
Sự kiện này là "giọt nước làm tràn ly", người vợ kể chị quyết định viết đơn xin ly dị. Anh chồng trẻ con đành ôm quần áo sang nhà các "chiến hữu" là những đối tượng chuyên sống bằng nghề trộm cắp ở nhờ. Thỉnh thoảng nhớ vợ con, Đại lại tạt qua nhà cầu xin sự tha thứ nhưng không được chấp nhận. Rồi những lúc rảnh rỗi Đại vẫn gọi điện, nhắn tin xin lỗi vợ. Quyết không để sai lầm nối tiếp sai lầm, chị nhất quyết không nghe máy.
Thấy không ăn thua Đại tìm đến cầu cứu ba mẹ vợ, hứa sẽ ký vào đơn li dị với điều kiện "chỉ mong được gặp con, sẽ tu chí làm ăn để lo cho vợ cho con". Nghĩ con rể thật tình, cũng không thể ngăn cách tình phụ tử nên cha mẹ cô khuyên "Muốn gặp thì gặp, muốn nuôi con cũng không ai cấm nhưng phải tìm lấy việc mà làm đặng có tiền mà nuôi con". Biết ông bà ngoại đã xuôi tai, Đại nhờ "cha mẹ có lời với vợ để con được gặp cháu".
Cắn vợ, vứt con, đấm "ông nhạc"
Tối ngày 8/5/2012, Đại hẹn vợ đưa con ra quán cà phê gần nhà để cha con gặp nhau. Đúng hẹn cô đưa con ra nhưng chờ mãi không được đành quay trở về. Khoảng 10 phút sau hắn xuất hiện, nằng nặc đòi bế con đi chơi nhưng thằng bé bấu lấy ông ngoại mếu máo: "Không đi chơi với ba đâu". Dù đứa bé không thích, Đại vẫn cố lôi đi bằng được khiến cháu bé thét lên hoảng sợ. Đang ở phía sau nghe tiếng con khóc, người vợ lật đật chạy ra, đứa bé thấy mẹ ôm choàng lấy liền bị cha nắm hai chân lôi đi.
Hoảng hốt, ông ngoại cháu vội la lên: "Không đi lúc này thì đi lúc khác, nó không chịu đi thì mày buông nó ra". Không để ông nói dứt lời, Đại đấm thẳng tay vào mặt bố vợ, đạp ông ngã lăn xuống đất sau đó giằng lấy đứa con quẳng vào bờ rào. Chưa đã, hắn quay sang đấm vào mặt rồi nhằm vào lưng vợ mà cắn. Cũng may mẹ vợ chạy ra can ngăn kịp thời, Lam mới thoát ra để cứu con lúc này đang oằn mình trong bụi gai.
Sau vụ việc này Đại bị công an xã tạm giữ một đêm và phạt cảnh cáo. Hai ngày sau Lam liên tiếp nhận được tin nhắn của chồng rằng: "Em ráng lo cho con, anh phải đi làm ăn xa. Vợ chồng mình coi như hết duyên hết nợ, em có quen thì chọn người tử tế để lo cho con". Trước những tin nhắn này người vợ im lặng không trả lời. Không ngờ "bão tố" đang ập tới.
Khoảng 7h sáng ngày 11/5, khi chị đang chạy xe trên quãng đường vắng chạy qua rừng cao su thì Đại bất ngờ xuất hiện, ép xe chị vào vệ đường, hất hàm hỏi: "Sao tao gọi không bốc máy". Thấy vẻ mặt hung dữ của chồng, sợ có chuyện không hay nên Lam hạ giọng: "Máy để chế độ im lặng, em không biết".
Không nói gì, Đại lẳng lặng rút chai nhựa lên, mặc vợ hoảng hốt van xin: "Có chuyện gì thì từ từ nói, em xin anh đó", lạnh lùng hắt thẳng chai xăng vào đầu vợ và bật lửa đốt. Lửa nhanh chóng bùng lên, thiếu phụ vội trùm ngay áo khoác lên đầu, đội nón bảo hiểm lại dập lửa. Được nhiều người đi đường giúp đỡ, cô được đưa tới bệnh viện trong tình trạng phỏng nặng vùng đầu và hai bàn tay. Sau khi đốt vợ, người chồng độc ác bỏ chạy vào rừng rồi thắt cổ tự tử
Gặp Lam trong bệnh viện sau nhiều ngày điều trị, cô vẫn chưa hết bàng hoàng: "Thấy ảnh đưa chai lên, em tưởng axit liền quỳ xuống xin mà ảnh không chịu, cũng may đó là xăng". Rồi chị ngậm ngùi chua xót: "Tội ảnh làm ảnh phải chịu nhưng không đến mức phải chết".
Theo GDVN
Nhức nhối nạn trộm chó và những vụ xử "cẩu tặc" rúng động xứ Nghệ Kỳ cuối: "Hội nghị kiểm điểm các đối tượng câu trộm chó" độc nhất vô nhị Ngày 4-11 và ngày 21-11-2011, một hội nghị đặc biệt đã diễn ra tại hai xã Nghi Long và Nghi Xá, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Hàng ngàn người đã kéo đến tham dự và ai cũng cho rằng: "Đây là hội nghị độc nhất vô nhị chỉ có tại Nghệ An" Hội nghị độc nhất vô nhị Tại "Hội nghị kiểm...