Ảnh hiếm về Triều Tiên qua tour du lịch bằng tàu hỏa
Một công ty du lịch vừa mở tour mới tại Triều Tiên, tạo điều kiện cho du khách đặt chân tới những vùng chưa từng đến bên ngoài thủ đô Bình Nhưỡng.
Công ty Koryo Tours cho biết họ đã mất nhiều năm xin chính phủ Triều Tiên cho phép tàu chạy xuyên đất nước. Trước đó, khách nước ngoài chỉ được ngồi tàu quốc tế giữa Trung Quốc và Bình Nhưỡng. Koryo vốn là doanh nghiệp chuyên tổ chức du lịch tại Triều Tiên và có trụ sở tại Bắc Kinh.
Đây là đoàn tàu thứ 2 chạy khắp Triều Tiền mà Koryo Tours xin hoạt động. “Năm ngoái, chúng tôi đã triển khai một tour nhưng hành trình năm nay sẽ gồm nhiều nơi chưa từng tới ở đất nước bí ẩn này”, Simon Cockerell, tổng giám đốc Koryo Tours, nói.
Du khách sẽ ngồi trên tàu đầu máy diesel phong cách cổ từ những năm 70 của thế kỷ 20. Tàu có khoang ăn và khoang ngủ chứa giường cho khách.
Video đang HOT
Đoàn tàu trên ảnh phục vụ tour xuyên nội địa Triều Tiên năm ngoái. Nó từng hoạt động ở Bình Nhưỡng.
Với những điểm dừng ở những vùng xa xôi của Triều Tiên, du khách sẽ có cơ hội ngắm cuộc sống bên ngoài thủ đô Bình Nhưỡng.
Hành trình trong tour năm nay sẽ bắt đầu ở Bình Nhưỡng, di chuyển theo hướng đông bắc tới dãy núi Myohyang hay còn gọi là Núi hương thơm thần bí. Sau đó, tàu dừng tại Hamhung, Chongjin và thành phố biển Wonsan.
Nhà máy thép Kimchaek Iron and Steelworks tại Chongjin, thành phố công nghiệp ở phía đông bắc của Triều Tiên.
Xe bus đậu bên ngoài ga xe lửa ở Bình Nhưỡng. Koryo đã dẫn du khách bằng các phương tiện công cộng trong suốt 2 năm qua. Dịch vụ mới sẽ cho phép du khách đi chuyển bằng tàu điện ở Chongjin.
Theozing.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Tàu siêu tốc: Vũ khí bí mật của quân đội Trung Quốc
Trung Quốc vừa tiến hành một bài diễn tập triển khai quân đội bất ngờ, trong đó đưa một lữ đoàn của quân đội nước này từ vùng quân sự Lanzhou đến tỉnh miền tây Tân Cương, cách đó gần 500km bằng tàu siêu tốc.
Đường sắt cao tốc đến Tân Cương, nơi hiện đang diễn ra cuộc trấn áp của lực lượng an ninh chính phủ với các phần tử Hồi giáo Uyghur, là một trong 6 tuyến đường sắt mới nhất của Trung Quốc vừa được khánh thành vào năm 2014.
Trung Quốc sẽ trưng dụng các tàu cao tốc dân sự cho mục đích vận tải quân sự
Sự cần thiết của việc di chuyển quân đội nhanh chóng đến từ việc Trung Quốc đang không có mối quan hệ địa chính trị tốt và nhiều bất ổn ở các nước láng giềng. Tranh chấp đường biên giới với Ấn Độ, sự mất ổn định của Myanmar ở miền nam, Tajikistan và Kyrgyzstan ở miền bắc, cũng như một phần biên giới có tiếp giáp với Triều Tiên khiến Trung Quốc phải nỗ lực tìm cách tăng tính cơ động của quân đội nhằm phản ứng với mọi loại khủng hoảng có thể xảy ra trên khắp đất nước.
Đối với một đất nước có lãnh thổ rộng lớn và đường biên giới dài nhất thể giới, việc giải quyết các vấn đề bằng việc trưng dụng các cơ sở hạ tầng dân sự cần một biện pháp thích hợp và tối ưu.
"Các cơ sở vận chuyển mới đã được cải thiện. Binh lính giờ đây có thể bước lên tàu siêu tốc và di chuyển một cách cực kì nhanh chóng", Văn phòng nghiên cứu quân đội nước ngoài, thuộc quân đội Trung Quốc, đưa ra nhận định vào hồi tháng 6.
Đến nay, Trung Quốc là nước có mạng lưới đường ray tốc độ cao lớn nhất thế giới với các tàu thường hoạt động ở tốc độ trung bình nhanh hơn 192 km/h. Vào năm 2020, Bắc Kinh có kế hoạch gấp đôi số lượng đường tàu tốc độ cao của mình.
Chuyến đi của lữ đoàn Lanzhou là lần đầu tiên một đơn vị quân đội di chuyển bằng tàu siêu tốc đến Tân Cương, tờ The Week cho hay.
Theo_An ninh thủ đô
Cảnh phi cơ, tàu hỏa chạy chung đường ở New Zealand Sắp xếp lịch cất cánh và đáp xuống của các phi cơ là thách thức lớn đối với ban quản lý một sân bay tại New Zealand, bởi một đường băng ở đây giao cắt với đường sắt. Theo_Giáo dục thời đại