[Ảnh] Hà Nội: Giám thị giúp thí sinh “đặc biệt” tại điểm thi trường THCS Nghĩa Tân
Ngay trong buổi thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (đợt 1), hình ảnh giám thị giúp thí sinh “đặc biệt” vào phòng thi tại điểm thi trường THCS Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) gây xúc động cho nhiều người chứng kiến.
Sáng 7/7, khoảng 1 triệu thí sinh trên cả nước bước vào ngày thi chính thức đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (đợt 1). Trong đó, Hà Nội có trên 101.000 thí sinh với 188 điểm thi trên địa bàn. Trong buổi sáng ngày thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, các thí sinh sẽ làm bài thi môn Ngữ văn với thời gian làm bài là 120 phút tính từ 7 giờ 30.
Theo ghi nhận của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, tại quận Cầu Giấy có 10 điểm thi khác là Trường THCS Lê Quý Đôn, THCS Dịch Vọng, THPT Cầu Giấy, THPT chuyên Hà Nội Amsterdam, THCS&THPT Nguyễn Tất Thành, THPT Yên Hòa, THCS&THPT Lương Thế Vinh, THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trường THCS Nghĩa Tân và THCS Yên Hòa. Riêng đối với điểm thi đông nhất tại Trường THCS Nghĩa Tân có số lượng thí sinh đông nhất lên tới gần 1.000 người đã diễn ra ổn thỏa. Đúng 6 giờ 30 các thí sinh được gọi vào phòng thi để chuẩn bị cho những thủ tục cuối cùng để làm bài vào lúc 7 giờ 30. Cũng tại điểm thi này, hình ảnh giám thí bế 1 thí sinh “đặc biệt” khiến nhiều cảm động tại địa điểm thi.
Thí sinh “đặc biệt” được giám thi hỗ trợ vào chỗ ngồi tại phòng thi ở điểm thi tường THCS Nghĩa Tân.
Được biết, Trung tâm Y tế quận đã xây dựng phương án khử khuẩn trước khi kỳ thi diễn ra và sau mỗi buổi thi tại tất cả các điểm thi. Tại mỗi điểm thi có 5 cán bộ y tế trực trong suốt thời kỳ thi để thực hiện nhiệm vụ và xử lý các tình huống phát sinh. Ngoài ra, Phòng Y tế quận đã bố trí tối thiểu 5 cán bộ y dược tại mỗi điểm thi để đo thân nhiệt cho thí sinh và cán bộ trước giờ thi. Rà soát và bố trí đầy đủ vật tư, cơ số thuốc, trang thiết bị thiết yếu theo đúng yêu cầu. Xây dựng phương án xử lý tình huống khi phát hiện thí sinh hoặc cán bộ, giáo viên, nhân viên làm nhiệm vụ tại điểm thi có biểu hiện sốt, ho, khó thở và những bất thường khác tại các điểm thi.
Bên cạnh đó, Công an quận Cầu Giấy đã xây dựng và triển khai kế hoạch về bảo vệ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Một số hình ảnh ghi nhận trong buổi sáng ngày 7/7 tại điểm thi Trường THCS Nghĩa Tân:
Các thí sinh được gia đình đưa đến điểm thi từ sớm, hình ảnh ghi nhận vào thời điểm 6 giờ sáng nay.
Thí sinh khá vui vẻ và tự tin bước vào môn thi đầu tiên Ngữ văn.
Hình ảnh phụ huynh đưa thí sinh đến điểm thi và động viên trước khi vào phòng.
Ngoài những người làm nhiệm vụ coi thi, thí sinh dự thi thì người không có nhiệm vụ không được vào phái trong của điểm thi.
Các thí sinh được yêu cầu sát khuẩn và đo thân nhiệt trước khi vào phòng thi.
Địa điểm thi được phân làm 3 luồng để đảm bảo giãn cách đúng với qui định phòng chống dịch Covid-19.
Hình ảnh lực lượng cảnh sát giao thông đội số 6 có mặt từ sớm tại điểm thi để phân luồng.
Video đang HOT
Ngoài ra là lực lượng công an phường Nghĩa Tân cũng có mặt…
Các phụ huynh, người nhà được yêu cầu không dừng, đỗ xe, tụ tập đông người trước điểm thi để đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19.
Cán bộ coi thi viết số báo danh chỗ ngồi tại các phòng thi.
Các thí sinh được kiểm tra lại thẻ dự thi cũng như căn cước công dân trước khi vào chỗ ngồi.
Đáng chú ý, tại điểm thi trường THCS Nghĩa Tân có 1 thí sinh “đặc biệt”…
Do không thể di chuyển nên được giám thị hỗ trợ vào phòng thi.
Hình ảnh giám thị gíúp thí sinh “đặc biệt” vào phòng thi gây ấn tượng cũng như xúc động đối với những người có mặt tại điểm thi trường THCS Nghĩa Tân.
Đúng 7 giờ 30, các thi sinh bước vào thời gian làm bài môn Ngữ văn, các phụ huynh chờ đợi bên ngoài cổng điểm thi.
Trước giờ "G" thi tuyển sinh lớp 10, cô giáo dặn dò những điều cần nhớ khi làm bài môn Ngữ Văn, thí sinh lưu ý để đạt điểm tốt nhất
Hai ngày nữa là tới kỳ thi tuyển sinh lớp 10, các sĩ tử lứa 2k6 Hà Nội lưu ý những điều dặn dò sau đây để biết cách làm bài thi hiệu quả và tránh những sai sót thường gặp.
Theo lịch thi tuyển sinh lớp 10 Hà Nội năm học 2021 - 2022, ngày 12/6, các học sinh sẽ bắt đầu làm bài thi môn Ngữ văn.
Dưới đây là phần chia sẻ cũng như những lưu ý của cô Khắc Mai Xuân, giáo viên môn Ngữ văn trường THCS Nghĩa Tân (Hà Nội), dành cho những thí sinh chuẩn bị thi tuyển sinh lớp 10.
Cô Khắc Mai Xuân, giáo viên môn Ngữ văn trường THCS Nghĩa Tân (Hà Nội).
Cô Xuân chia sẻ: "Các bạn 2k6 là lứa học trò đặc biệt trong một hoàn cảnh rất đặc biệt của lịch sử. Các con đã được "gian nan rèn luyện" như vậy "ắt thành công". Chúc các con chiến thắng chính mình trong kì thi sắp tới!".
1. Nhận đề
Đọc kỹ toàn bộ đề, gạch chân từ khóa ở mỗi câu hỏi.
Ghi nhanh, ngắn gọn câu trả lời ra bên lề đề thi.
2. Làm bài
* Ghi rõ Phần I/II, Câu 1/2/3... Giữa các câu cần viết thật thoáng (có thể cách 1 dòng giữa các câu trả lời).
a. Dạng câu hỏi đọc hiểu: Xác định đúng trọng tâm của câu đọc hiểu bằng cách gạch chân từ khóa trong đề. Trả lời đúng trọng tâm. Không dài dòng lan man. Câu đọc hiểu thường xoay quanh các dạng:
Câu hỏi về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, phương thức, thể loại...
Câu hỏi về phương diện nghệ thuật: như biện pháp tu từ, nét đặc sắc trong cách diễn đạt...
Câu hỏi về phương diện nội dung: như giải nghĩa, nêu ý nghĩa...
Câu hỏi liên hệ: từ tác phẩm này liên hệ tới một tác phẩm khác đã học.
Trả lời ngắn gọn, sử dụng các dấu gạch đầu dòng trước mỗi ý trả lời. (Ảnh minh họa)
Lưu ý:
- Trả lời ngắn gọn, sử dụng các dấu gạch đầu dòng trước mỗi ý trả lời.
- Tên tác giả, tên văn bản: Viết đúng chính tả, lưu ý chữ nào viết hoa, chữ nào viết thường. Tên văn bản phải viết hoa chữ cái đầu và để trong dấu ngoặc kép.
- Năm sáng tác: Viết cẩn thận, rõ ràng các con số.
Ở dạng câu hỏi về biện pháp tu từ:
- Cần gọi tên và xác định rõ biện pháp tu từ được thể hiện ở từ ngữ nào.
- Nêu tác dụng của biện pháp tu từ: Cần nêu rõ tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung, trong việc diễn đạt và thể hiện tư tưởng, tình cảm, tài năng của tác giả (thể hiện khả năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng thế nào, bộc lộ thái độ, tình cảm nào...).
b. Dạng bài viết đoạn văn nghị luận văn học:
- Cần lập dàn ý ngắn gọn trước khi viết.
- Viết chính xác kiểu đoạn (0.5đ).
- Thực hiện đúng, đầy đủ yêu cầu vận dụng tiếng Việt: Có gạch chân, chú thích rõ ràng ở cuối đoạn, đúng yêu cầu. Cần thực hiện ngay trong những câu đầu đoạn văn, đảm bảo tuyệt đối chính xác. (0.5-1.0đ).
- Trình bày sạch sẽ, không gạch xoá, không bổ sung, đúng chính tả, ngữ pháp (0.5đ).
- Nội dung:
Bám sát yêu cầu của đề bài.
Diễn đạt mạch lạc: nêu ý nhỏ - phân tích dẫn chứng - chốt ý - chuyển ý.
Nghị luận về thơ: phân tích, giảng giải từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, chú ý làm rõ tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đó trong việc thể hiện nội dung; nhận xét về cảm xúc và tài năng của nhà thơ.
Chú ý dung lượng: 12 câu văn = trang giấy thi.
c. Dạng câu nghị luận xã hội , cần xác định đúng trọng tâm đề bài yêu cầu; vận dụng linh hoạt dàn ý chung theo yêu cầu của đề bài.
- Nêu rõ ràng, trực tiếp ý kiến, quan điểm của bản thân. Chú ý dạng đề mở: Phải chăng hoàn cảnh khó khăn là cơ hội để khám phá khả năng của chính mình?
- Luôn ghi nhớ có phần liên hệ bản thân ở cuối đoạn.
Cần xác định đúng phạm vi và dung lượng bài làm mà đề bài yêu cầu. Chỉ tập trung bàn luận xoay quanh phạm vi đó. (Ví dụ: đề bài hỏi về ý nghĩa thì không lan man ở các biểu hiện, hay đề bài hỏi về cách làm như thế nào thì tránh bàn luận nhiều về ý nghĩa...).
3. Những điều cần tránh
- Không đọc kĩ đề bài, không gạch chân từ khóa trong đề. Không soát lại bài.
- Bỏ/ không trả lời/ không làm. Ngay cả khi không chắc chắn về câu trả lời, vẫn ghi câu trả lời vào bài theo suy nghĩ của mình.
- Tránh việc trả lời lan man, dài dòng, không đúng trọng tâm, thừa thông tin (ở câu đọc hiểu).
- Tránh trả lời chung chung, sơ sài ở những câu nêu tác dụng, ý nghĩa của từ ngữ, biện pháp tu từ...
- Tránh viết tắt, viết ẩu.
- Tránh gạch xóa nhiều. Tránh bổ sung, chêm xen.
- Viết quá dài so với dung lượng đề bài cho phép. (12 câu = trang giấy thi).
4. Phân chia thời gian làm bài: 90 phút
- Đọc và soát đề: 5 phút đầu.
- Làm các câu đọc hiểu (chiếm khoảng 45% tổng điểm): khoảng 20 phút.
- Làm câu viết đoạn văn nghị luận văn học (chiếm 35% tổng điểm): khoảng 40 phút.
- Làm câu viết đoạn văn nghị luận xã hội (chiếm 20% tổng điểm): khoảng 20 phút.
- Kiểm tra lại bài: 5 phút cuối.
Vào thẳng trường nghề, không cố thi lớp 10: Nhiều phụ huynh chuyển hướng cho con đi "đường tắt" Trong những năm qua, hầu hết các trường trung cấp và hàng loạt trường cao đẳng đã đào tạo mô hình 9 dành cho học sinh tốt nghiệp THCS. "Thi cấp 3 căng quá, con mình lại chỉ học bình bình, gia đình muốn định hướng cho cháu học hệ song bằng vừa học kiến thức vừa học nghề, xin các phụ huynh...