Anh em tôi hối hận khi phát hiện ra cuốn sổ chi tiêu của mẹ
Tìm thấy cuốn sổ của mẹ để lại cùng với khoản tiền lớn của con cháu gửi biếu nhiều năm nay mà xót xa. Tại sao mẹ lại tự làm khổ mình vậy?
Bố tôi mất nhiều năm trước, ở quê chỉ còn mỗi mẹ già, 3 anh em tôi đều sống trên thành phố. Thương mẹ sống 1 mình không ai quan tâm chăm sóc nên nhiều lần chúng tôi mời bà lên phố sống cùng với con cháu, mỗi nhà ở vài tháng.
Nhưng lần nào mẹ cũng từ chối với lý do là thích sống ở quê hơn. Thực chất mẹ không muốn tuổi già là gánh nặng cho con cháu, sợ chúng tôi tốn thời gian hay mâu thuẫn gia đình vì mẹ. Hiểu được nỗi khổ khó nói của mẹ nên anh em tôi bàn nhau thuê người giúp việc chăm sóc mẹ. Hàng tháng chúng tôi góp 1 khoản tiền cố định gửi về cho mẹ tự chi tiêu và bồi dưỡng sức khỏe. 2 tháng nay nghe mẹ nói đã có người đến giúp hàng ngày, lại thêm nhìn qua điện thoại thấy bác gái đó hiền lành nên chúng tôi cũng yên tâm hơn và chủ quan không hỏi danh tính cụ thể.
2 tuần trước, lúc đó tôi đang làm việc, có bác hàng xóm ở quê gọi điện báo tin mẹ tôi bị đột tử trong đêm. Nghe tin đó mà tôi đứng không vững. Cứ nghĩ kì nghỉ lễ tới, con cháu sẽ về thăm mẹ đông đủ, nào ngờ bà ra đi đột ngột mà không có người thân bên cạnh.
Sau ngày mẹ mất, tôi hỏi bác hàng xóm về người giúp việc thuê cho mẹ ở đâu lúc bà mất. Bác ấy nói rằng mẹ tôi không thuê người làm, sợ tốn kém tiền của con cái. 2 tháng trước, mẹ thuê tạm người ta vài ngày đến giúp việc nhà để che mắt các con. Việc ăn uống hằng ngày của mẹ cũng rất đơn giản. Lâu lâu nhờ bác hàng xóm mua con tôm con tép về kho hay mớ rau là xong.
Hôm trước, lúc dọn dẹp phòng mẹ, anh tôi phát hiện ra 1 tập tiền cùng cuốn sổ chi tiêu hằng ngày của mẹ. Bà ghi lại từng khoản tiền nhận của con cháu gửi biếu, những khoản chi tiêu lặt vặt trong tháng. Kể cả tiền điện và thức ăn, tính ra mỗi tháng mẹ chi chưa quá 800 nghìn.
Bác hàng xóm nói mẹ tôi tiết kiệm lắm, suốt 1 tháng nay, mẹ tôi ho hắng nhiều. Bảo mua thuốc tốt uống cho nhanh khỏi nhưng bà ngang ngạnh coi thường bệnh, toàn tự uống mấy thuốc lá trong vườn cho đỡ tốn tiền.
Video đang HOT
Tuổi già của mẹ, cần có các con ở bên quan tâm chăm sóc, vậy mà chúng tôi nghĩ là gửi tiền biếu mỗi tháng là đủ. Để rồi mẹ mất trong cô độc 1 mình, chúng tôi mới thấy hối hận thật sự!
Chồng xin vợ bỏ qua hiềm khích vào chăm mẹ chồng nằm viện, đến thấy cảnh trong phòng chị đưa ra quyết định
Từ những ngày mới về làm dâu, người phụ nữ này đã chịu đựng không biết bao tủi nhục khi bị mẹ chồng chèn ép, đối xử tệ bạc.
Không ít mẹ chồng đối xử tệ bạc với con dâu, thậm chí còn nói những lời cay nghiệt và thẳng thừng tuyên bố sau này về già cũng không cần con dâu chăm sóc. Thế nhưng khi ốm đau bệnh tật, họ mới thấy hối hận.
Một người phụ nữ ở tỉnh An Huy (Trung Quốc) trước đây rất nóng tính, chanh chua, sẵn sàng gây gổ với người khác nếu động đến bà. Vì tính nết đấy mà con dâu của bà từng chịu không ít tủi nhục ngay từ những ngày đầu về làm dâu. Bởi chỉ cần phạm phải một lỗi nhỏ, cô cũng bị mẹ chồng mắng mỏ không tiếc lời.
Nhất là trong khoảng thời gian con dâu ở cữ, mẹ chồng càng quá quắt hơn. Không những không nấu cho con dâu được bữa nào, không trông cháu mà còn liên tục làm khó con dâu đủ đường. Bà mạnh miệng tuyên bố con ai người nấy chăm, bà có lương hưu nên sau này không cần con cái phải chu cấp, bệnh thì khỏi chữa, cứ để bà chết đi là được.
Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu vốn dĩ không mấy tốt đẹp cho đến khi mẹ chồng đổ bệnh phải nhập viện. Đến lúc này, bà mới cảm thấy hối hận, thái độ cũng hòa nhã đi nhiều. Bà bèn hỏi con trai xem con dâu có thể đến chăm sóc bà vài ngày được không.
Khi nằm viện, mẹ chồng mới thấy hối hận vì ngày trước đối xử tệ với con dâu.
Về nhà, người chồng cũng xin vợ bỏ qua hiềm khích để vào chăm sóc mẹ vì các anh em khác trong nhà đều bận việc, không thì cũng có gia đình riêng phải lo, không thể vào chăm mẹ được. Nàng dâu vốn dĩ không muốn vì ngày trước bị mẹ chồng đối xử tệ bạc. Nhưng suy đi nghĩ lại, bà vẫn là người sinh ra chồng cô, sợ chồng đứng giữa sẽ khó xử nên cô miễn cưỡng nấu cơm đưa vào bệnh viện cho mẹ chồng.
Kết quả, khi đến cửa phòng bệnh, nhìn thấy những bệnh nhân khác được người nhà vây quanh chăm sóc, chỉ có mẹ chồng cô ngồi một mình không ai đoái hoài, nhìn người khác với ánh mắt đầy ghen tị thì nàng dâu đã không thể chịu đựng được nữa.
Từ khoảnh khắc đó, nàng dâu quyết định bỏ qua quá khứ và làm tròn nghĩa vụ của một người con. Ngày ngày cô sẽ về nhà nấu những bữa cơm nóng hổi rồi mang vào cho mẹ chồng ăn, đồng thời chăm sóc bà chu đáo những ngày ở viện.
Thấy mẹ chồng lủi thủi một mình không người chăm sóc, nàng dâu quyết định bỏ qua quá khứ.
Vì cảm thấy mẹ chồng nằm viện một mình không ai chăm sóc thật đáng thương nên con dâu đã chụp ảnh lại và chia sẻ câu chuyện làm dâu của mình lên mạng xã hội. Câu chuyện của cô nhanh chóng nhận được sự chú ý của dư luận với nhiều ý kiến trái ngược.
Có người khen cô là người vợ hiền, dâu thảo, thật rộng lượng khi bỏ qua quá khứ để phụng dưỡng mẹ chồng. Một số khác lại sợ rằng sau khi xuất viện mẹ chồng lại bắt nạt con dâu như trước.
"Người hiền lành dễ bị thiệt thòi. Tôi sợ sau khi khỏe bà mẹ chồng này lại đối xử tệ với con dâu mất thôi, giang sơn dễ đổi bản tính khó dời mà", "Hy vọng sau lần này mẹ chồng đã nhận được một bài học thích đáng, đối xử với nàng dâu tốt hơn", "Nàng dâu này thật tốt bụng, nếu người khác chắc gì họ đã vào viện chăm sóc mẹ chồng",... là một số bình luận của cư dân mạng.
Từ xưa đến nay, mẹ chồng nàng dâu là mối quan hệ khá phức tạp, dễ xảy ra mâu thuẫn, xích mích vì chung quy họ chỉ là hai người lạ, vì một người đàn ông mới quen biết. Hơn nữa, vì khoảng cách thế hệ, khác biệt lối sống nên khó lòng tránh hỏi những lúc bất đồng quan niệm.
Tuy nhiên, mẹ chồng nên sống thoáng ra, hãy dùng trái tim để hiểu cho suy nghĩ của con dâu thì đôi bên sẽ dễ dàng chấp nhận được nhau. Ngược lại, con dâu cũng cần phải tôn trọng, đối xử chân thành với mẹ chồng thì mối quan hệ này mới hòa hợp được.
4 bí quyết vàng để mẹ chồng nàng dâu luôn hòa hợp
- Mẹ chồng nàng dâu nên tìm hiểu về sự khác biệt của nhau để từ đó biết được cách xử lý phù hợp và dung hòa hơn.
- Dành thời gian trò chuyện, tâm sự để cả hai có thể gắn bó và thấu hiểu nhau nhiều hơn.
- Chủ động hỏi ý kiến mẹ chồng/nàng dâu trong mọi việc của gia đình để thể hiện sự tôn trọng của mình dành cho đối phương.
- Coi gia đình chồng như gia đình của bạn, coi con dâu như con gái, không phân biệt trai gái, dâu rể.
Biết thân thế của người yêu em chồng mà cả nhà chán nản Em ấy còn trẻ, tương lai tươi sáng phía trước, sau này mà hối hận thì cũng đã muộn, nhưng tôi không biết phải khuyên nhủ ra sao. Ảnh minh họa Do điều kiện kinh tế khó khăn, vợ chồng tôi chưa thể ra ở riêng được. Nhà bố mẹ chồng khá chật chội, vậy mà có đến 3 thế hệ và có...