Ấn Độ: Bác sĩ xem video hướng dẫn trên YouTube để phẫu thuật cho bệnh nhân
Một bác sĩ Ấn Độ đang bị cáo buộc gây ra ca tử vong của một cậu bé 15 tuổi sau khi vừa phẫu thuật cho bệnh nhân vừa xem video hướng dẫn cách lấy sỏi túi mật trên YouTube.
Theo trang Oddity Central (Anh), Ajit Kumar Puri, người được cho là bác sĩ tại Bệnh viện Ganpati ở Saran, bang Bihar của Ấn Độ, đã bị cáo buộc gây ra ca tử vong của một thiếu niên địa phương khi phẫu thuật cho cậu bé mà không có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Gia đình cậu bé khẳng định rằng họ đã đưa cậu bé đến bệnh viện vào tuần trước sau khi thấy cậu bé nôn nhiều lần. Bệnh nhân đã được đưa vào viện và các triệu chứng đã thuyên giảm, nhưng Bác sĩ Puri quyết định rằng ông phải phẫu thuật cho cậu bé để lấy sỏi mật gây ra tình trạng nôn.
Sau khi nhờ cha của cậu bé đi làm việc vặt, bác sĩ Puri đã phẫu thuật cho cậu bé mà không có sự đồng ý của gia đình. Điều này khiến tình trạng của cậu bé đột nhiên trở nên tồi tệ hơn. Cuối cùng, bác sĩ Puri quyết định rằng cậu bé nên được chuyển đến một bệnh viện khác, nhưng bệnh nhân đã tử vong trên đường đi. Bác sĩ đã bỏ trốn sau khi bỏ lại thi thể của cậu bé trên bậc thềm của Bệnh viện Patna.
Người thân của cậu bé cáo buộc bác sĩ Puri không có đủ kỹ năng để thực hiện ca phẫu thuật, khiến bệnh nhân tử vong. Họ nói rằng bác sĩ đã phải xem hướng dẫn trên YouTube về cách lấy sỏi túi mật trong khi phẫu thuật.
Video đang HOT
“Tình trạng nôn mửa của con tôi đã thuyên giảm. Nhưng bác sĩ Puri nói rằng con tôi cần được phẫu thuật. Ông ấy đã tiến hành ca phẫu thuật bằng cách xem video trên YouTube. Con trai tôi đã tử vong sau đó”, cha của cậu bé nói với NDTV.
Ngay khi tỉnh lại sau ca phẫu thuật, cậu bé 15 tuổi bắt đầu thấy đau dữ dội. Ông nội của bệnh nhân kể lại rằng cháu mình đã rất đau đớn. Khi gia đình họ hỏi bác sĩ tại sao lại cậu bé có cơn đau như vậy, họ đã bị bác sĩ Puri quát mắng.
Cảnh sát đã đệ đơn khiếu nại bác sĩ Puri và giới chức đang chờ kết quả khám nghiệm tử thi. Trong khi đó, người được cho là bác sĩ này đã bỏ trốn. Hiện tại, cả gia đình nạn nhân và cảnh sát đều nghi ngờ rằng Puri không phải là bác sĩ thực sự.
Bác sĩ giả không phải là chuyện hiếm ở Ấn Độ. Đầu năm nay, một người đàn ông đã bị phát hiện hành nghề y ở Mumbai bằng bằng cấp y khoa của vợ mình. Vài năm trước, một người đàn ông đã xoay xở để làm việc tại 16 bệnh viện tư nhân bằng cách giả là bác sĩ.
Ấn Độ thành lập lực lượng đặc nhiệm y tế sau vụ cưỡng hiếp, giết hại nữ bác sĩ
Công tác an ninh đang được tăng cường tại một bệnh viện tiểu bang Kolkata - nơi vừa xảy ra một vụ tấn công nữ bác sĩ thực tập gây chấn động cả Ấn Độ.
Các bác sĩ tham gia đình công tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 16/8/2024. Ảnh: ANI/TTXVN
Theo tờ Al Jazeera, Tòa án Tối cao Ấn Độ đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm toàn quốc nhằm đưa ra khuyến nghị về an toàn tại nơi làm việc đối với y bác sĩ sau vụ cưỡng hiếp và giết hại một nữ bác sĩ thực tập, gây ra làn sóng phẫn nộ và các cuộc biểu tình trên toàn quốc.
Ngày 20/8, tòa án tuyên bố lực lượng trên đang được thành lập để xây dựng các hướng dẫn về an toàn và bảo vệ nhân viên y tế trên khắp cả nước. Tòa chỉ đạo lực lượng đặc nhiệm nộp báo cáo sơ bộ trong vòng ba tuần và báo cáo chi tiết trong 2 tháng tới.
Trước đó, công chúng Ấn Độ đã vô cùng phẫn nộ trước vụ tấn công và giết hại nữ bác sĩ thực tập 31 tuổi bên trong một bệnh viện công ở thành phố Kolkata, phía Đông đất nước. Tội ác này một lần nữa nêu bật lên tình trạng bạo lực tình dục đối với phụ nữ ở nước này. Thi thể đẫm máu và bị đầy thương tích của nạn nhân được tìm thấy vào ngày 9/8.
"Bảo vệ sự an toàn của bác sĩ nói chung và bác sĩ nữ nói tiêng là vấn đề vì lợi ích quốc gia và nguyên tắc bình đẳng. Quốc gia không thể chờ đợi cho đến khi có một vụ hiếp dâm khác để hành động. Nếu phụ nữ không thể làm việc một cách an toàn, thì chúng ta đang từ chối điều kiện cơ bản của sự bình đẳng", Chánh án Dhananjaya Yeshwant Chandrachud nhấn mạnh.
Tòa án cũng yêu cầu cảnh sát liên bang nộp báo cáo trong ngày 22/8 về tình hình điều tra vụ giết hại nữ bác sĩ.
Ngoài ra, tòa còn ra lệnh cho lực lượng bán quân sự liên bang đảm bảo an ninh tại bệnh viện Kolkata sau khi các bác sĩ nữ cho biết họ không cảm thấy an toàn sau khi xuất hiện những người đàn ông không rõ danh tính có những hành động quấy rối và phá hoại cơ sở này.
Các bác sĩ và nhân viên y tế tại Ấn Độ đã tổ chức các cuộc biểu tình cũng như từ chối tiếp nhận những bệnh nhân không phải bệnh nhân cấp cứu để đẩy mạnh công tác điều tra hình sự nhanh chóng. Trước sự phản đối của lực lượng y bác sĩ, Tòa án Tối cao đã yêu cầu tất cả các bác sĩ quay trở lại làm việc.
Hiện mới chỉ có một tình nguyện viên, người được giao nhiệm vụ giúp đỡ các gia đình nhập viện khi cần, đã bị bắt và bị buộc tội.
Hiệp hội Y khoa Ấn Độ (IMA), nhóm bác sĩ lớn nhất cả nước với 400.000 thành viên, đã tổ chức một cuộc đình công kéo dài 24 giờ vào cuối tuần qua, kêu gọi Thủ tướng Narendra Modi đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm khắc hơn vì 60% bác sĩ của Ấn Độ là phụ nữ.
Các nhà hoạt động cho biết vụ việc mới nhất đã cho thấy phụ nữ ở Ấn Độ vẫn phải đối mặt với bạo lực tình dục mặc dù đã có luật nghiêm khắc hơn sau vụ hiếp dâm tập thể và giết hại một sinh viên 23 tuổi trên xe buýt ở New Delhi năm 2012.
Vụ tấn công năm đó đã thúc đẩy các chính trị gia ra lệnh trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với những kẻ ác như vậy và thành lập các tòa án xét xử nhanh dành riêng cho các vụ hiếp dâm. Chính phủ cũng đưa ra án tử hình đối với những kẻ tái phạm.
Tuy nhiên, mặc dù luật pháp có phần nghiêm khắc hơn, tình trạng bạo lực tình dục vẫn tràn lan ở Ấn Độ.
Theo Cục Hồ sơ Tội phạm Quốc gia, vào năm 2022, cảnh sát đã ghi nhận 31.516 báo cáo về các vụ hiếp dâm, tăng 20% so với năm 2021.
Sét đánh khiến 19 người tử vong tại Ấn Độ Đài phát thanh toàn Ấn Độ (AIR) ngày 6/7 đưa tin ít nhất 19 người đã thiệt mạng và 7 người khác bị thương do sét đánh ở bang Bihar, miền Đông Ấn Độ. Mưa lớn và dông kèm theo sét đã xảy ra tại bang này trong 24 giờ qua, ảnh hưởng đến 10 quận. Các báo cáo cho biết hầu hết...