Ẩm thực Ba Lan đã quyến rũ thực khách như thế nào?
Thế giới ẩm thực Ba Lan đa sắc màu luôn là điều hấp dẫn mọi du khách trên thế giới . Hãy cùng khám phá những món ăn ngon nổi tiếng của Ba Lan và nếu có dịp ghé thăm, đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức chúng.
Ba Lan không chỉ là đất nước nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà còn là nơi có nền ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng. Du lịch Ba Lan, ngoài việc ngắm cảnh và khám phá các địa điểm tham quan, mọi người còn bị hấp dẫn bởi rất nhiều món ăn ngon đặc trưng của nơi này.
BÁNH ZAPIEKANKA CUỐN HÚT CỦA BA LAN
Tuy chỉ là bánh sandwich nhưng Zapiekanka lại là món ăn ngon nổi tiếng của ẩm thực Ba Lan và có sức hút vô cùng lớn với du khách. Món bánh này ngoài các nguyên liệu truyền thống như hành tây, xúc xích và thịt nguội còn được nhồi thêm nấm và phô mai. Chính vậy, loại sandwich của người Ba Lan khi ăn cùng với sốt cà chua sẽ rất ngon. Đây là món ăn được rất nhiều người yêu thích tại Ba Lan, đặc biệt là tại khu vực miền Nam.
SUP ZUREK – ẨM THỰC BA LAN TRUYỀN THỐNG
Bên cạnh món súp Chlodnik bắt mắt, súp chua Zurek cũng là một trong các món ăn ngon đặc trưng tại Ba Lan. Zurek được chế biến từ các nguyên liệu truyền thống như lúa mạch đen kết hợp cùng với nấm, xúc xích, khoai tây và trứng luộc. Món súp thu hút thực khách ngay từ khâu trang trí khi đựng trong ổ bánh mì rỗng ruột. Khi ăn tới phần bánh mì, bạn sẽ cảm nhận được hương vị đặc biệt của món ăn đậm đà, ngon ngọt khiến thực khách nhớ mãi.
KOTLET SCHABOWY – MÓN BA LAN THƠM GIÒN
Kotlet Schabowy là món ăn chế biến từ sườn lợn thái mỏng, sau đó ướp thêm các loại gia vị khác như tiêu và muối để ngấm vị đậm đà. Trước khi rán, sườn sẽ được nhúng qua lớp trứng để tạo độ béo ngậy và thơm ngon. Một số nơi tại Ba Lan còn cho thêm cả vụn bánh mì vào trong trứng để tăng thêm độ giòn cho món Kotlet Schabowy. Vẻ ngoài hấp dẫn và nhất là khi ăn cùng với khoai tây nghiền hoặc dưa chuột càng ngon tuyệt! Nhắc tới các món ăn ngon Ba Lan mà bỏ qua Kotlet Schabowy thì thật thiếu sót.
MÓN ZRAYZY TRUYỀN THỐNG
Được làm từ các nguyên liệu như thịt bò, vụn bánh mì, dưa chuột, nấm và thịt xông khói, Zrayzy là điểm quen thuộc của ẩm thực Ba Lan. Món ăn này sẽ tùy theo sở thích của từng người để có các cách chế biến khác nhau. Thực khách có thể chọn thưởng thức bằng cách rán, nướng hoặc hấp món Zrayzy đều thơm ngon. Sau khi chế biến xong, hãy ăn cùng với salad dưa chuột để thưởng thức trọn vẹn hương vị.
Bigos là món ăn đặc sản của Ba Lan được người dân nơi đây sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Cách chế biến món ăn đặc sản này cũng rất đơn giản. Trước tiên, người ta sẽ chuẩn bị các nguyên liệu như xúc xích hầm, thịt khoanh, bắp cải muối sau đó cho vào nồi và hầm chín mềm là có ngay một tô Bigos sền sệt quyến rũ. Ngoài ra, để tăng thêm hương vị cho món ăn, người dân Ba Lan còn cho thêm vào món Bigos một chút bia nóng. Thông thường người Ba Lan sẽ ăn Bigos cùng với bánh mì tròn.
BÁNH RÁN PACZKIN – ẨM THỰC BA LAN NGỌT NGÀO
Nhắc tới các món bánh truyền thống của Ba Lan, người ta thường nhớ ngay tới Paczki. Đây là loại bánh rán nổi tiếng được làm từ các nguyên liệu như bột, sữa và trứng, sau đó nặn bánh và đem chiên vàng ngập dầu. Mặt trên của bánh Paczki phủ một lớp mứt mận và mứt cánh hồng nên khi thưởng thức, bạn sẽ thấy món bánh rán này rất đặc biệt. Ngày nay, loại bánh này đã được chế biến bằng nhiều loại mứt khác nhau. Tùy theo sở thích, mọi người có thể chọn món bánh Paczki có vị mứt mình yêu thích như mứt dâu, việt quất, táo hay mâm xôi…
Cách làm gỏi cuốn và cách pha nước chấm gỏi ngon nhất
Cách làm gỏi cuốn miền Bắc và gỏi cuốn Sài Gòn, hướng dẫn pha nước chấm, mắm nêm đặc trưng riêng mỗi vùng miền vừa đơn giản dễ làm lại ngon như ngoài hàng.
Gỏi cuốn là một món ăn thanh mát được kết hợp các nguyên liệu thịt ba chỉ tươi, tôm tươi và các loại rau củ khác. Cách làm gỏi cuốn cũng rất đơn giản nhưng với miền Bắc và Sài Gòn lại có sự khác nhau.
Tuy là miền Bắc hay miền Nam thì cách làm gỏi cuốn đều có nguyên liệu chung là tôm tươi và thịt lợn tươi nhưng khác nhau ở việc thêm bớt một số nguyên liệu và đặc biệt là phần nước chấm đặc trưng. Bếp Eva hướng dẫn chị em cách làm gỏi cuốn miền Bắc và gỏi cuốn Sài Gòn vừa đơn giản, dễ thực hiện lại đảm bảo thơm ngon hấp dẫn.
1. Cách làm gỏi cuốn miền Bắc
Nguyên liệu làm gỏi cuốn:
- Tôm sú tươi 500g
- Thịt ba chỉ 700g
- Bún tươi 500g
- 1 cuộn bánh tráng
- Xà lách, rau thơm, hẹ
- Đồ chua, lạc rang giã nhuyễn
Bước 1: Chuẩn bị rau sống cuốn
- Xà lách, rau thơm, hẹ nhặt rồi rửa sạch với nước.
- Pha xíu muối hạt với nước sạch rồi ngâm rau khoảng 5 - 10 phút, rửa sạch rồi để ráo nước.
Bước 2: Chuẩn bị thịt cuốn
- Thịt ba chỉ loại ngon rửa sạch. Đun sôi nồi nước, thả củ hành đập dập vào và luộc khoảng 20 phút cho thịt chín (thời gian luộc tùy thuộc độ dày, mỏng của miếng thịt).
- Thịt chín vớt ra ngâm vào bát nước lạnh để thịt trắng và giòn. Sau đó thái lát mỏng và cho ra đĩa.
Thịt luộc chín, thái nhỏ
Bước 3: Chuẩn bị tôm cuốn
- Tôm sú tươi rửa sạch, ướp với 1/2 thìa cafe muối, 1/2 thìa canh rượu, 1 thìa cafe đường khoảng 10 - 15 phút.
- Cho tôm vào luộc chín (tôm luộc chỉ khoảng 5 phút là chín đỏ), vớt tôm ra để nguội bớt.
- Bóc hết vỏ tôm, đầu tôm, lấy chỉ lưng rồi cho ra đĩa riêng chuẩn bị gói gỏi cuốn.
Tôm luộc chín và bóc hết vỏ, bỏ đầu, bỏ chỉ lưng
Bước 4: Cách gói gỏi cuốn tôm thịt miền Bắc
- Làm ướt bánh tráng, lót 1 lớp rau xà lách, xếp bún, rau thơm, tôm và thịt cùng 1 cọng hẹ gói cuộn tròn lại. Cuộn chắc tay để miếng gỏi cuốn tròn đẹp. Thực hiện gói cho đến hết nguyên liệu.
Cuốn gỏi
Cách làm gỏi cuốn miền Bắc rất đơn giản. Mỗi miếng gỏi đều có đủ tôm, thịt, rau xà lách, rau thơm và hẹ. Gỏi cuốn được ăn cùng với đồ chua và chấm nước chấm chuẩn vị Bắc.
Gỏi cuốn tôm thịt thanh mát, đẹp mắt, nhiều dinh dưỡng
2. Cách làm gỏi cuốn Sài Gòn (miền Nam)
Về cơ bản gỏi cuốn Sài Gòn cũng có tôm và thịt nhưng lại có thêm nhiều nguyên liệu khác tạo nên một món gỏi cuốn thập cẩm vừa thanh mát lại nhiều dinh dưỡng.
Nguyên liệu làm gỏi cuốn Sài Gòn:
- Tôm sú loại vừa 300g
- Thịt ba rọi 300g
- 2 quả trứng gà
- Cà rốt 1 củ, dưa leo 1 quả
- Rau thơm, xà lách, ngò rí...
- Bánh đa nem 1 gói
Nguyên liệu làm gỏi cuốn nam Bộ cực đơn giản mà ngon
Bước 1: Chuẩn bị rau củ cuốn
- Dưa chuột, cà rốt rửa sạch, bỏ vỏ thái chỉ nhỏ dài.
- Rau thơm, xà lách, ngò rí nhặt sạch, rửa vài lần với nước cho sạch rồi ngâm từ 5 - 10 phút với nước muối pha loãng. Sau đó vớt ra để ráo nước.
Bước 2: Tôm luộc chín bóc vỏ
- Tôm rửa sạch, cho vào hấp chín. Tôm chín bỏ hết vỏ và đầu, chẻ đôi con tôm theo chiều dọc rồi để ra đĩa riêng.
Bước 3: Ba chỉ luộc chín thái mỏng
- Thịt ba chỉ rửa sạch, luộc chín. Thịt chín vớt ngay ra bát nước lạnh để thịt trắng và giòn. Sau đó thái mỏng để đĩa riêng.
Bước 4: Chiên trứng thái chỉ
- Đánh tan 2 quả trứng và cho vào chiên, cuộn tròn trứng lại rồi thái chỉ.
Bước 5: Gói gỏi cuốn tôm thịt Sài Gòn
- Làm ướt bánh đa nem, trải bánh ra khay rộng, lót một lớp xà lách, thêm rau thơm, ngò rí, thêm bún. Đặt tôm và thịt ở phía ngoài. Gập 2 đầu bánh tráng lại, giữ chặt tay và cuộn tròn lại.
Gỏi cuốn đẹp mắt, tươi ngon
Gỏi cuốn tôm thịt miền Nam có màu sắc xanh đỏ đẹp mắt và khi ăn có vị ngậy của trứng chiên, thanh mát của tôm tươi và rau sống. Cách làm gỏi cuốn tôm thịt miền Nam vừa đơn giản lại dễ thực hiện.
Sự kết hợp của các nguyên liệu tươi tạo nên chiếc phở cuốn hấp dẫn
3. Cách làm nước chấm gỏi cuốn ngon
Đối với người miền Bắc hay người miền Nam thì gỏi cuốn cần phải có nước chấm ngon mới tròn vị. Những cách pha nước chấm gỏi cuốn đơn giản mà cả người Bắc và người miền Nam cùng yêu thích:
Nước mắm pha tỏi ớt chấm gỏi cuốn:
- Nguyên liệu: 50ml nước mắm, 50g đường trắng, 1 thìa cafe nước cốt chanh, 1/2 thìa ớt băm, 1/2 thìa tỏi băm, 1/2 thìa rau mùi thơm băm nhỏ, 70ml nước trắng.
- Cách pha nước chấm tỏi ớt: Pha 50ml nước mắm, 50g đường và 50ml nước vào chung một bát, khuấy đều cho tan đường. Sau đó cho tỏi băm, ớt băm, rau thơm băm nhỏ vào khuấy đều cùng nước cốt chanh. Nêm nếm lại độ chua, ngọt, cay theo sở thích.
Mắm tỏi ớt chấm phở cuốn đặc trưng phong cách miền Bắc
Nước tương bơ đậu phộng chấm gỏi cuốn:
- Nguyên liệu: 60ml nước tương, 40g bơ đậu phộng, 1/2 thìa ớt băm nhỏ, 1/2 thìa nước cốt chanh (tăng giảm tùy khẩu vị)
- Cách làm tương chấm gỏi cuốn: Cho nước tương và bơ đậu phộng vào chảo nhỏ, đun nhỏ lửa, vừa đun vừa khuấy đều tay cho hỗn hợp hòa quyện vào nhau, khuấy cho đến khi hỗn hợp sánh mịn thì tắt bếp, đổ ra bát. Khi ăn cho thêm ớt tươi băm và nước cốt chanh theo sở thích.
Mắm nêm chấm gỏi cuốn:
- Nguyên liệu: 120g mắm nêm, 60g đường trắng, 20ml nước, 30ml nước ép dứa, 1/2 thìa tỏi băm, 1/2 thìa sả xay mịn, 1/2 thìa ớt tươi băm
- Cách làm: Lọc mắm nêm nguyên chất, loại bỏ bã. Cho vào một chảo nhỏ, thêm đường trắng, nước lọc khuấy cho tan hết đường, đun nhỏ lửa cho đến khi hỗn hợp sôi, cho nước dứa ép, sả băm vào đun thêm khoảng 1 phút nữa thì tắt bếp. Cho ra bát và thêm tỏi băm, ớt băm và thưởng thức.
Với cách làm gỏi cuốn theo kiểu miền Bắc và miền Nam trên đây cùng những công thức làm nước chấm gỏi cuốn vừa đơn giản, dễ thực hiện chị em có thể làm tại nhà mà vẫn ngon như ngoài quán.
Chỉ bí kíp luộc thịt lợn để thơm ngọt, không bị hôi, chín đều - chỉ cần thêm thứ này vào nước Chỉ bí kíp luộc thịt lợn để thơm ngọt, không bị hôi, chín đều từ trong ra ngoài bạn chỉ cần thêm thứ này vào nước. Với người Việt thì thịt lợn là thực phẩm vô cùng phổ biến, hết sức quen thuộc một phần vì giá cả phải chăng lại dễ ăn và cái chính người ta gọi là "của nhà trồng...