Album “Gieo” của nhóm Ngọt nhận được đề cử tại giải Grammy 2024
Các đề cử tại giải thưởng âm nhạc danh giá nhất hành tinh – giải Grammy – vừa được công bố.
Đáng chú ý, album “Gieo” của nhóm nhạc đến từ Việt Nam – nhóm Ngọt – được nhắc đến ở một hạng mục.
Duy Đào – người chỉ đạo nghệ thuật và thiết kế cho album Gieo của nhóm Ngọt – vừa được đề cử ở hạng mục Best Boxed or Special Limited Edition Package (tạm dịch: Thiết kế ấn phẩm âm nhạc xuất sắc nhất) tại giải Grammy 2024.
Hạng mục giải thưởng này bắt đầu được trao từ năm 1995 và chuyên dành để tôn vinh người chỉ đạo thiết kế nghệ thuật của một album âm nhạc.
Hạng mục giải thưởng này nhằm phản ánh khía cạnh thẩm mỹ thị giác của những sản phẩm âm nhạc được ra mắt công chúng trong năm.
Một thiết kế vỏ đựng đĩa của album “Gieo” (Ảnh: Duy Dao/Facebook).
Thiết kế vỏ đựng đĩa và hộp đựng đĩa của album “Gieo” (Ảnh: Duy Dao/Facebook).
Sau khi danh sách đề cử của giải Grammy 2024 được công bố, giới chuyên môn nhận định đây sẽ là lễ trao giải tôn vinh những nghệ sĩ đã hoạt động bền bỉ trong nền công nghiệp âm nhạc. Ngoài ra, các đề cử quan trọng tại giải cũng cho thấy Grammy 2024 muốn đưa ra thông điệp đề cao nữ quyền.
Những cái tên vốn đã quen thuộc với công chúng yêu nhạc quốc tế như các nữ ca sĩ Taylor Swift, Billie Eilish, Miley Cyrus hay Olivia Rodrigo đều nhận được 6 đề cử tại giải Grammy 2024. Nữ ca sĩ SZA là nghệ sĩ nhận được nhiều đề cử nhất với 9 đề cử.
Danh sách đề cử của giải Grammy 2024 đã được công bố (Ảnh: ABC News).
Với đề cử Bài hát của năm dành cho ca khúc Anti-Hero, Taylor Swift làm nên lịch sử tại giải Grammy khi trở thành nhạc sĩ đầu tiên từng 7 lần nhận được đề cử ở hạng mục quan trọng này.
Với đề cử ở hạng mục Album của năm dành cho album Midnights, Taylor Swift cũng vươn lên để cùng nắm giữ kỷ lục với nữ ca sĩ gạo cội Barbra Streisand. Hiện tại, họ là hai nữ nghệ sĩ nhận được nhiều đề cử nhất ở hạng mục Album của năm tại giải Grammy.
Ban nhạc Indie và những dấu mốc 10 năm
Một thời gian nữa, khi nhìn lại, những người nghiên cứu về âm nhạc Việt Nam có lẽ sẽ thấy 2013 là một năm quan trọng.
Ngọt và suất diễn đặc biệt kỷ niệm 10 năm ở Monsoon sắp tới - Ảnh: FBNV
2013, thời điểm huy hoàng của dòng nhạc indie với sự xuất hiện của hai ban nhạc Ngọt và Cá Hồi Hoang. Tròn 10 năm, trong khi Cá Hồi Hoang tan rã thì Ngọt vẫn chung đường. Monsoon Festival sắp tới, Ngọt là tên tuổi được chờ đón nhất.
10 năm là một cột mốc có tính quyết định với một ban nhạc. The Beatles cũng tan rã sau 10 năm. The Doors hay Nirvana thậm chí còn không qua được mốc 10 năm bởi sự ra đi từ sớm của các thủ lĩnh.
Ngọt là ban nhạc hay được liên tưởng tới The Beatles, nhưng Ngọt lại vượt qua được "lời nguyền" 10 năm.
Còn album cuối cùng của Cá Hồi Hoang, Chúng ta đều muốn một thứ, đã kết thúc bằng ca khúc Tình yêu, với phần lời ca câu nào cũng bắt đầu bằng chữ tình yêu: "Tình yêu bao nhiêu cách gọi.
Tình Yêu - Cá hồi hoang
Tình yêu khi không lời nói. Tình yêu nhiều khi giữ trong lòng để rồi mai ngậm ngùi" gợi nhớ tới câu hát cuối của The Beatles: "Và đến cuối cùng, tình yêu mà bạn nhận về cũng bằng với tình yêu mà bạn trao đi".
10 năm và bản lề tuổi trưởng thành
Đã có những phân tích về việc tại sao các ban nhạc indie Việt như Cá Hồi Hoang rất khó để duy trì lâu dài, từ việc phải xoay xở tài chính đến thứ âm nhạc tương đối kén khán giả.
Nhưng còn một lý do khác: các ban nhạc là những thực thể mong manh, thành lập khi các thành viên còn trẻ và tâm hồn không vướng bận. Âm nhạc của họ cũng nói về sự "sổ lồng" ấy.
Đầu 2023, Bùi Khắc Đạt (bên phải, ngoài cùng) rời đi, Cá Hồi Hoang chỉ còn 2 thành viên, và giờ, họ quyết định dừng lại - Ảnh: Facebook Cá Hồi Hoang
Hãy xem những ca khúc đầu tiên của Ngọt như Cho tôi đi theo - một ca khúc tha thiết với chủ nghĩa hoan lạc:
"Tôi quên đi năm tháng, yêu thương không còn, cần thêm mùi rượu vang, và đồ ăn ngon", hay Cá Hồi Hoang với những bản nhạc đầu về nỗi chông chênh của tuổi trẻ: "Ngày qua ngày vẫn nơi này vẫn không thấy/ Rồi cũng đến thực tại thức ta dậy" (Nếu).
Hay Chillies với bản hit đầu tay Và thế là hết, xét cho cùng cũng là nhạc thất tình của những trái tim phập phồng thanh xuân.
Lộn Xộn Band, một band nhạc indie ấn tượng ngắn ngủi, từng nổi lên với Người yêu tôi không có gì để mặc - một ca khúc quá đỗi đáng yêu, đầy niềm yêu sống của người trẻ.
Khi ấy, cuộc sống của họ chỉ xoay quanh âm nhạc và những người anh em. Nhưng khi trưởng thành, có đời sống riêng, họ buộc phải hy sinh những lợi ích chung của nhóm.
Lộn Xộn Band
Cho nên, người ta đổ lỗi cho Yoko Ono vì đã làm tan vỡ The Beatles là có lý. Sự xuất hiện của Yoko khiến John Lennon không thể toàn tâm toàn ý với Paul McCartney, rồi cứ thế mà xa.
Làm sao già đi cùng nhau?
Dù khó nhưng vẫn có nhiều ban nhạc đi với nhau một quãng rất dài. Chẳng phải Bức Tường vẫn tiếp tục hoạt động sau khi Trần Lập qua đời?
Với giới indie Việt hiện tại, có một điểm chung giữa những ban nhạc "sống lâu" như Ngọt hay Da LAB (16 năm hoạt động) đó là khả năng lột xác liên tục.
Nếu nghe những ca khúc đầu tiên trong mixtape Đi đi về về nguyên chất rap từ năm 2011 của Da LAB, đến khi đại chúng hơn với Một nhà, Thanh xuân và sau đó là giai đoạn pop hóa với Gác lại âu lo, nhiều người thậm chí có thể không nhận ra đó là cùng một ban.
Nhóm DALAB - Ảnh: MAI THƯƠNG
Từ chủ đề sự mất liên hệ với con người trong thời đôi mươi, giờ đây Da LAB hát về nỗi âu lo và khao khát yên ấm của tuổi trung niên. Da LAB không "biến chất". Họ đã khác xưa, thì âm nhạc đâu thể y như vậy?
Với Ngọt cũng thế, sau 10 năm, Ngọt đã đi một chặng đường dài: từ cảm thức lười nhác của chàng thanh niên trong Không làm gì đến cảm thức yêu thương của một người cha trẻ trong (bé); còn về mặt âm nhạc, là từ những bản phối đơn điệu trong album đầu tay đến một phòng "thí nghiệm" trong album Gieo mới nhất.
Tất cả những thay đổi ấy diễn ra song hành với sự thay đổi trong đời sống cá nhân của họ.
Thắng "Ngọt" biểu diễn cùng The Moffatts tại HAY Fest 2022 - Ảnh: BTC
Còn nhớ Thắng, thủ lĩnh của Ngọt, khi được hỏi có bao giờ ban nhạc muốn bỏ cuộc, Thắng thành thật bảo có rất nhiều lần vì làm nhiều quá mà họ cũng thấy chán:
"Nhưng điều quan trọng là mình phải hiểu có lúc mình mê nghề, có lúc mình phải có trách nhiệm với nó, và mình cứ làm thôi, rồi mình sẽ mê lại sau". Nếu như thời tuổi trẻ, ta làm vì tình yêu, thì ở tuổi trưởng thành, ta làm còn vì ta phải làm.
Nói vậy không có nghĩa một ban nhạc tan rã sớm là do các thành viên thiếu trách nhiệm. Đôi khi một ban nhạc đã đốt hết năng lượng trong những năm tuổi 20, và họ rời đi, để lại thứ âm nhạc đẹp đẽ như giấc mơ tuổi trẻ.
Nhưng nếu đặt ra câu hỏi làm sao để già đi cùng nhau? Có lẽ chỉ nằm ở hai chữ ấy: trách nhiệm.
'Monsoon Music Festival' 2023: Hà Nội sẽ có... phố 'Hàng Nhạc' "Monsoon Music Festival" 2023 đã trở lại với chủ đề "phố Hàng Nhạc" sẽ diễn ra từ 15-20/10 tại phố cổ và các điểm trung tâm quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây vừa là một điểm mới nổi bật tại Monsoon Music Festival 2023, vừa là một bước "đột phá" về phương diện tổ chức trong bối cảnh cần phát triển mạnh nền...