Ai Cập phát hiện nguồn dầu mỏ mới tại Vịnh Suez
Ngày 22/8, Bộ Dầu mỏ và Tài nguyên khoáng sản Ai Cập thông báo công ty dầu khí Cheiron có trụ sở ở thủ đô Cairo đã phát hiện nguồn dầu mỏ mới tại một khu vực địa chất đầy hứa hẹn ở Vịnh Suez, ngoài khơi bờ biển nước này.
Tàu thuyền chuẩn bị di chuyển qua Kênh đào Suez, Ai Cập. Ảnh (tư liệu) minh họa: AFP/TTXVN
Theo Bộ trên, nguồn khai thác dầu mới được tìm thấy thông qua giếng khoan thăm dò GNN-11, hiện cung cấp sản lượng ở mức hơn 2.500 thùng dầu/ngày. Bộ trên cho biết tổng sản lượng của mỏ dầu GNN tại Bắc Geisum đạt khoảng 23.000 thùng dầu/ngày.
GNN-11 là giếng thăm dò thứ 4 được hoàn thiện trong giai đoạn thăm dò hiện nay của Cheiron.
Cheiron cho biết phát hiện mới là minh chứng cho tiềm năng khai thác dầu ở phía Bắc khu vực Geisum-Tawila West. Tập đoàn này dự kiến triển khai thêm ít nhất 3 giếng thăm dò khác tại khu vực này.
Tập đoàn Cheiron đã phát hiện mỏ dầu GNN vào năm 2019, với trữ lượng dầu ước tính vào khoảng 300 triệu thùng dầu.
Ai Cập đặt mục tiêu trở thành trung tâm khu vực về thương mại dầu và khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Quốc gia Bắc Phi này có nhiều khám phá lớn trong những năm gần đây, trong đó bao gồm cả mỏ khí khổng lồ Zohr ở ngoài khơi Địa Trung Hải, cách thành phố Port Said khoảng 190 km về phía Bắc của Ai Cập. Với mỏ Zohr, Ai Cập hiện có thể tự cung cấp khí đốt và hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm xuất khẩu khí đốt trong khu vực.
Ai Cập xuất khẩu 60% sản lượng khí đốt sang châu Âu
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Bộ Dầu mỏ và Tài nguyên Khoáng sản Ai Cập ngày 1/2 thông báo lần đầu tiên nước này đã xuất khẩu 60% sản lượng khí đốt tự nhiên sang châu Âu.
Bộ này cho biết thêm nhà máy sản xuất khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Damietta, đã xuất khẩu 7,2 triệu tấn khí đốt tự nhiên kể từ khi được hoạt động trở lại vào năm 2021. Khoảng 4 triệu tấn khí LNG đã được xuất khẩu trong năm 2022, đây là lượng xuất khẩu lớn nhất trong lịch sử gần 20 năm của nhà máy. Những thành tích này đã giúp Damietta trở thành nhà máy hàng đầu của Ai Cập về xuất khẩu LNG, đồng thời góp phần củng cố vai trò của quốc gia Bắc Phi này như một trung tâm năng lượng ở khu vực Địa Trung Hải.
Theo Bộ Dầu mỏ và Tài nguyên Khoáng sản Ai Cập, khoảng 60% tổng số lô hàng từ nhà máy LNG Damietta đã được xuất khẩu sang châu Âu. Nhà máy này đã sản xuất và xuất khẩu thành công lô LNG thứ 500 kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 2005. Việc sản xuất tại nhà máy LNG Damietta đã bị tạm dừng trong 8 năm trước khi tiếp tục hoạt động trở lại từ tháng 2/2021.
Nhà máy sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng Damietta được vận hành từ năm 2021 bởi Công ty cổ phần khí đốt tự nhiên EGAS và tập đoàn năng lượng quốc doanh khổng lồ Eni của Italy.
Tập đoàn Eni đã hoạt động ở Ai Cập từ năm 1954 thông qua công ty con là EOOC, và hiện là nhà sản xuất và xuất khẩu dầu và khí đốt lớn nhất ở Ai Cập, với tỷ lệ sản xuất hydrocarbon lên tới 350.000 thùng mỗi ngày. Trong năm 2022, Eni đã sản xuất khoảng 60% tổng sản lượng khí đốt của Ai Cập.
Năm 2015, Eni đã phát hiện mỏ khí khổng lồ Zohr ở ngoài khơi Địa Trung Hải, cách thành phố Port Said khoảng 190 km về phía Bắc của Ai Cập. Đây là mỏ khí đốt lớn nhất được phát hiện tại Địa Trung Hải. Với mỏ Zohr, Ai Cập hiện đã có thể tự cung cấp khí đốt và hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm xuất khẩu khí đốt trong khu vực.
Bước đi đầu tiên của Iraq để trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới Ủy ban dầu khí của Quốc hội Iraq có kế hoạch tăng sản lượng dầu của nước này lên hơn 5 triệu thùng mỗi ngày. Iraq không chỉ có thể thực hiện điều này một cách tương đối dễ dàng mà còn có thể dễ dàng trở thành tiền đề cho việc tăng thêm sản lượng dầu lên 13 triệu thùng mỗi ngày,...