Ai Cập chuyển giao hai đảo cho Arab Saudi
Ai Cập sẽ chuyển giao hai đảo ở biển Đỏ cho đồng minh Arab Saudi, khiến hàng nghìn người lên mạng xã hội thể hiện sự phẫn nộ.
Vị trí hai đảo Tiran và Sanafir ở biển Đỏ. Đồ họa: NYTimes
Theo Press TV, nội các Ai Cập hôm 9/4 thông báo nước này đang chuyển giao chủ quyền hai đảo chiến lược là Tiran và Sanafir ở cửa Vịnh Aqaba cho Arab Saudi, khi Quốc vương Salman đang ở Cairo trong chuyến thăm kéo dài 5 ngày.
Chính phủ Ai Cập cho biết hai nước đã ký hiệp định phân định ranh giới trên biển, trong đó đặt hai đảo Tiran và Sanafir ở vùng biển thuộc chủ quyền của Arab Saudi. Nội các Ai Cập cho rằng quyết định được đưa ra sau 6 năm nghiên cứu và 11 vòng đàm phán. Hai đảo nằm cách đường bờ biển cả hai nước chưa đầy 8 km.
Các quan chức Ai Cập và Arab Saudi cho biết các đảo thuộc về vương quốc này và chỉ nằm dưới sự kiểm soát của Ai Cập do Abdulaziz Al Saud, người lập quốc của Arab Saudi, năm 1950 đề nghị Ai Cập bảo vệ chúng. Tuy nhiên, những người phản đối quyết định chuyển giao cho rằng hiệp định năm 1906 do Anh và Đế quốc Ottoman ký đã đánh dấu ranh giới giữa Ai Cập và Arab, lúc đó do Ottoman kiểm soát, đặt các hòn đảo trong lãnh thổ Ai Cập.
Quyết định của nội các đang chờ quốc hội Ai Cập thông qua.
Video đang HOT
Thỏa thuận là một phần của một chuỗi hiệp định kinh tế được ký kết trong chuyến thăm đầu tiên của Quốc vương Arab Saudi tới Ai Cập. Hiệp định cũng bao gồm việc lập quỹ đầu tư Arab Saudi – Ai Cập trị giá 16 tỷ USD và việc xây một cây cầu giữa Ai Cập và Arab Saudi, đặt theo tên quốc vương.
Thông báo bất ngờ khiến những người Ai Cập, vốn từ lâu đã coi các hòn đảo này là của họ suốt nhiều thập kỷ, thể hiện sự phẫn nộ. Trong một làn sóng chỉ trích trên mạng xã hội, người chỉ trích gọi Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi là “Awaad”, một nhân vật bán đất trong bài hát cổ Ai Cập, hành vi được coi là đáng xấu hổ trong mắt người dân nông thôn. “Một hòn đảo giá một tỷ, kim tự tháp giá hai tỷ, và rồi thêm vài pho tượng miễn phí”, Bassem Youssef, một nhà châm biếm, viết trên Twitter.
Một cuộc biểu tình nhỏ xảy ra ở Quảng trường Tahrir và ít nhất 5 người bị bắt hôm 10/4, một quan chức Bộ Nội vụ nói.
Trọng Giáp
Theo VNE
Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng trở lại trong năm ngoái
Căng thẳng leo thang ở nhiều điểm nóng đã khiến mức chi tiêu cho quân sự trên toàn thế giới lần đầu tiên tăng sau 4 năm giảm liên tiếp.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Nước này tăng chi tiêu quân sự 132% trong giai đoạn 10 năm từ 2006. Ảnh minh họa: Xinhua
Tổng mức chi tiêu của các nước trong cả năm ngoái là 1,67 nghìn tỷ USD, tăng 1% so với năm 2014, AFP hôm nay dẫn lại tin từ Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho hay.
Khu vực tăng chủ yếu là Đông Âu, châu Á và Trung Đông, trong khi phương Tây duy trì mức giảm.
Mỹ vẫn giữ vai trò số một, là nước chi nhiều nhất cho các lực lượng vũ trang đến nay, dù con số này đã giảm 2,4% so với 2014, ở mức 595 tỷ USD. Đây là mức giảm ít hơn trong những năm gần đây.
Sam Perlo-Freeman, nhà nghiên cứu cấp cao của SIPRI cho biết Mỹ hiện còn "có chi tiêu thêm cho các hoạt động bên ngoài ngẫu nhiên trong chiến dịch tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo tự xưng".
Nước chịu chi cho quân sự đứng thứ hai thế giới là Trung Quốc, với 215 tỷ USD, tiếp theo là Arab Saudi với hơn 87 tỷ USD, "giành" vị trí thứ ba từ Nga. Moscow chi 66,4 tỷ USD.
Trong giai đoạn 10 năm 2006 -2015, ngân sách quân sự của Mỹ giảm 4%, trong khi Trung Quốc tăng 132%. Mức tăng của Arab Saudi và Nga cũng đáng kể, lần lượt là 97% và 91%.
Pháp, nước có mức chi tiêu quân sự lớn thứ 5 trong 2014, rơi xuống vị trí thứ 7, sau Anh và Ấn Độ.
Ở khắp châu Âu, ngân sách chi tiêu quân sự tiếp tục giảm, dù mức giảm thấp hơn trong những năm gần đây.
"Nguyên nhân của sự thay đổi xu hướng là do các hoạt động chính trị của Nga, IS và NATO", Perlo-Freeman nói, cho biết các thành viên của NATO nhất trí duy trì chi cho quân sự ở mức 2% GDP của họ đến năm 2024.
Tại châu Á, các nước cũng tăng đầu tư cho quân sự là Indonesia, Philippines, trong bối cảnh căng thẳng liên quan đến Trung Quốc và Triều Tiên gia tăng.
Khánh Lynh
Theo VNE
Arab Saudi mưu đồ triệt tiêu ưu thế của máy bay Nga ở Syria Arab Saudi đã sẵn sàng cung cấp tên lửa phòng không và tên lửa chống tăng cho các nhóm quân nổi dậy ở Syria Lần đầu tiên kể từ khi cuộc nội chiến Syria xảy ra, Arab Saudi chuẩn bị cung cấp cho các nhóm nổi dậy Syria tên lửa phòng không và chống tăng trong một nỗ lực trì hoãn những chiến...