9X lập kênh TikTok triệu view giúp lao động nghèo, hỗ trợ gen Z khởi nghiệp
Ngay khi được nhiều người biết đến, Vĩnh dùng kênh TikTok có hơn 1 triệu lượt theo dõi để thực hiện các dự án cộng đồng như: tặng bữa sáng, quần áo cho lao động nghèo, hỗ trợ gen Z khởi nghiệp.
Khắc Vĩnh mua hết bún xào của một người phụ nữ bán rong để tặng lao động nghèo trong dự án “Sài Gòn ăn sáng chưa?”
Tặng bữa sáng
Sinh ra tại Bình Định nhưng từ năm lớp 8, Hồ Khắc Vĩnh (SN 1996, quận Phú Nhuận, TP.HCM) đã được cha mẹ cho vào TP.HCM học tại một trường nội trú. Lớn lên, Vĩnh không thi vào trường đại học mà gia đình mong muốn.
Chàng trai chọn theo học một trường nghệ thuật tại TP.HCM. Việc này khiến Vĩnh không được gia đình chu cấp tiền học phí, sinh hoạt.
Để theo đuổi ước mơ, có tiền trang trải cuộc sống, nam thanh niên tự bươn chải, làm mọi việc như: bán hàng online, chụp ảnh thuê, đi hát… Ra trường, Vĩnh được một công ty giải trí mời về làm việc trong một nhóm 5-6 người chuyên sáng tạo nội dung trên TikTok.
Sau 6 tháng, các thành viên trong nhóm đều có những thành công riêng. Tuy vậy, Vĩnh vẫn không được ai biết đến.
Cuối cùng, Vĩnh được công ty hỗ trợ, hướng dẫn sáng tạo nội dung trên lĩnh vực ẩm thực. Thật bất ngờ, clip đầu tiên Vĩnh nấu món canh chua kiểu miền Trung đã cán mốc gần 1 triệu lượt xem trên TikTok.
Khắc Vĩnh hiện sở hữu kênh TikTok có trên 1 triệu lượt theo dõi với gần 40 triệu lượt thích.
Từ đó, kênh TikTok Vĩnh thích ăn ngon ra đời và liên tục gặt hái nhiều thành công. Đến nay, Vĩnh thích ăn ngon đã vượt qua mốc 1 triệu lượt theo dõi và có gần 40 triệu lượt thích.
Ngay khi được nhiều người biết đến, Vĩnh quyết định thực hiện các dự án cộng đồng như một cách “cám ơn” TP.HCM, quê hương thứ 2 của mình. Một trong số này là dự án Sài Gòn ăn sáng chưa?. Dự án được Vĩnh thực hiện vào tháng 10/2022.
Với Sài Gòn ăn sáng chưa?, mỗi sáng, Vĩnh đi mua các món ăn từ những người bán đồ ăn vặt, thức ăn đường phố. Sau đó, Vĩnh đem tặng cho lao động nghèo như: người nhặt ve chai, bán vé số dạo…
Vĩnh chia sẻ: “Tôi tìm hiểu và biết rằng những người lao động nghèo thường không ăn bữa sáng. Bởi, bữa sáng tại TP.HCM thấp nhất cũng 20.000 đồng.
Như vậy nếu không ăn sáng, mỗi tháng họ sẽ tiết kiệm được khoảng 600.000 đồng. Đôi khi số tiền ấy sẽ là tiền phòng trọ, tiền thuốc của họ… Vì thế, tôi gửi tặng các cô chú bữa sáng như một cách hỗ trợ cô chú trong cuộc mưu sinh”.
Khắc Vĩnh trong lần mua ủng hộ thức ăn nhanh của một người bán dạo để tặng cho lao động nghèo.
Video đang HOT
Dù chỉ hoạt động trong hơn 3 tháng nhưng Sài Gòn ăn sáng chưa? đã đem đến bữa sáng dinh dưỡng, ngon miệng cho nhiều người lao động nghèo. Dự án cũng hỗ trợ được không ít người bán thức ăn nhanh, thức ăn đường phố.
Vĩnh nhớ lần mình mua ủng hộ hết xôi của một người phụ nữ bán dạo. Hình ảnh người bán xôi lúng túng, tay run run trong lúc gói xôi cho mình khiến Vĩnh tò mò.
Sau này, nam thanh niên mới biết, người bán xôi run lên vì hạnh phúc. Bởi, hôm đó là hạn cuối cùng để bà đóng tiền thuê trọ. Đang lo lắng bán ế sẽ không đủ tiền thì được Vĩnh đến mua ủng hộ nên bà vui đến nỗi tay chân run lẩy bẩy.
Sài Gòn ăn sáng chưa? kết thúc vào thời điểm TP.HCM chuẩn bị đón Giáng sinh. Nhận thấy khí hậu thành phố khá lạnh, Vĩnh thực hiện dự án Sài Gòn cũ người mới ta.
Trong dự án này, Vĩnh quyên góp, xin quần áo cũ, đặc biệt là áo khoác về phân loại, giặt sạch để gửi đến người lao động nghèo, vô gia cư tại TP.HCM.
Hoạt động của Vĩnh trong dự án Sài Gòn ăn sáng chưa?
Các dự án của Vĩnh đều được thực hiện từ kinh phí của bản thân. Nam thanh niên quyết không nhận sự hỗ trợ bằng tiền của mạnh thường quân.
Theo Vĩnh, nếu nhận tiền hỗ trợ, việc làm của mình sẽ mất tính tự nhiên, bản thân cũng sẽ chịu nhiều áp lực không mong muốn.
Trao niềm tin khởi nghiệp
Hiện nay, Vĩnh tiếp tục thực hiện dự án thứ 3 với tên gọi Khởi nghiệp niềm tin. Dự án nhằm hỗ trợ những bạn trẻ đang gặp khó khăn trong việc khởi nghiệp.
Chủ yếu sáng tạo nội dung trên lĩnh vực ẩm thực nên Vĩnh quyết định sử dụng kênh TikTok với hơn 1 triệu lượt theo dõi của mình để giới thiệu, truyền thông cho các quán ăn mới mở, vắng khách…
Đây là dự án dài hơi nên Vĩnh chú trọng việc giới thiệu, hỗ trợ các quán ăn, bạn trẻ kinh doanh thực phẩm chất lượng nhưng chưa biết cách truyền thông.
Khắc Vĩnh trong lần đến trải nghiệm và giới thiệu giúp một quán ăn mới mở còn vắng khách.
Để làm việc này, Vĩnh cùng ê kíp của mình đến tận nơi khảo sát, kiểm tra chất lượng sản phẩm quán ăn.
Vĩnh nói: “Trước khi giới thiệu một quán ăn, sản phẩm nào đó của các bạn trẻ, chúng tôi thường bí mật đến khảo sát vào các khung giờ cao điểm xem quán có thực sự vắng khách, không được chú ý hay không.
Sau đó, chúng tôi sẽ kiểm tra, thử xem sản phẩm tại đây có thực sự đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không, có chất lượng hay không. Cuối cùng, chúng tôi yêu cầu người kinh doanh cung cấp một số giấy tờ, giấy phép cần thiết…”.
Sau khi quán ăn thỏa mãn các điều kiện trên, Vĩnh cùng ê kíp quay, dựng các đoạn clip ngắn về quán ăn, sản phẩm… với nội dung chân thực nhất.
Các clip này sẽ được Vĩnh đăng tải trên kênh TikTok của mình với mục đích giúp người xem biết đến quán, sản phẩm đang được kinh doanh.
Hiện, Vĩnh chú trọng đến các dự án cộng đồng hỗ trợ trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.
Với lượng người theo dõi lớn, các clip giới thiệu sản phẩm, quán ăn vắng khách của Vĩnh đều đem lại hiệu quả cao. Đa số các quán được kênh TikTok của Vĩnh giới thiệu đều có một lượng khách cố định.
Một trong những quán ăn như vậy là quán lẩu do Nguyễn Đức Mạnh (24 tuổi, quận Tân Phú, TP.HCM) và bạn mở bán cách đây không lâu. Do nằm trong hẻm, lại mở vào mùa hè và chủ yếu phục vụ sinh viên nên những ngày đầu, quán lẩu của Mạnh không có khách.
Biết tin, Vinh đến, ngỏ lời hỗ trợ giới thiệu quán của Mạnh trên Vĩnh thích ăn ngon. Đức Mạnh kể: “Trước khi đến quán, anh Vĩnh yêu cầu tôi cung cấp một số giấy tờ cần thiết. Sau đó, anh và ê kíp đến tận nơi kiểm tra thực phẩm, món ăn. Sau khi được kênh TikTok của anh giới thiệu, quán bắt đầu có khách. Đến nay, chúng tôi đã có một lượng khách cố định và hoạt động tốt”.
Vừa qua, nam TikToker tổ chức hoạt động bữa ăn có thịt, đem món bún bò đến cho trẻ em vùng khó khăn.
Khắc Vĩnh cho biết, khi quyết định thực hiện dự án, bản thân cũng không tự tin việc sẽ giúp quán ăn, người khởi nghiệp ngay lập tức có khách, thành công. Tuy nhiên, Vĩnh nhận thấy, việc làm của mình sẽ đem lại niềm tin cho người khởi nghiệp.
Đó là lý do Vĩnh đặt tên cho dự án của mình là Khởi nghiệp niềm tin. Hiện nay, các quán ăn từng được Vĩnh giới thiệu đều đang hoạt động, kinh doanh tốt.
Vĩnh tâm sự: “Các quán ăn, người kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực khi có khách, có lợi nhuận thường cám ơn tôi bằng những phần quà. Các phần quà trên sẽ được tôi gửi đến những mái ấm tại TP.HCM.
Sắp tới, tôi sẽ chú trọng vào việc hỗ trợ trẻ em gặp khó khăn, trẻ em nghèo… Vừa qua, tôi tổ chức thực hiện điều ước của các bệnh nhi tại Bệnh viện Ung bướu có sinh nhật vào tháng 8. Nghĩa là, các bé ước điều gì vào ngày sinh nhật của mình, tôi sẽ cố gắng thực hiện cho bằng được”.
Cô gái trẻ khởi nghiệp với những người bạn 4 chân
Khởi nghiệp với số vốn nhỏ cùng sự giúp đỡ của gia đình, Tuyết Nhi tận dụng không gian nhà ở thành khách sạn thú cưng, đem lại thu nhập gần 20 triệu đồng/tháng.
Tốt nghiệp chuyên ngành Thú y Đại học Cần Thơ, ngay khi vừa ra trường, Nguyễn Thị Tuyết Nhi (SN 2000, ngụ phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, TP Cần Thơ) quyết định mở cơ sở chăm sóc và lưu trú dành cho thú cưng ngay tại nhà riêng.
"Mình có nuôi một con chó hơn 10 năm. Từ ngày lên thành phố nhập học, em nó luôn theo mình cho tới ngày mình về nhà chồng. Trước đây, mỗi lần đi du lịch, mình rất vất vả tìm kiếm chỗ trông nom, chăm sóc hộ. Từ chính nhu cầu của bản thân, mình đã có ý tưởng làm khách sạn cho chó mèo", Tuyết Nhi chia sẻ.
Với số vốn ít ỏi cùng sự trợ giúp của gia đình, Yến Nhi quyết định mở cơ sở khách sạn lưu trú cho thú cưng. Ảnh: Trần Tuyên
Với số vốn gần 80 triệu đồng, căn phòng tầng 2 được cô gái trẻ sửa sang, mua 15 ô chuồng và những vật dụng cơ bản đủ để hoạt động.
Thay vì lựa chọn vật liệu làm chuồng bằng sắt hay inox lạnh lẽo, Tuyết Nhi đầu tư chuồng gỗ, cửa kính bởi theo cô, chất liệu gỗ có công năng vô cùng tuyệt vời, các chi tiết đều được gia công đẹp, nhiều mẫu mã, kích thước, dễ vệ sinh; quan trọng nhất là hạn chế được bệnh và tránh lây nhiễm chéo.
Chuồng gỗ, cửa kính tuy tốn chi phí hơn nhưng đảm bảo an toàn cho thú cưng. Ảnh: Trần Tuyên
Đến nay, cơ sở lưu trú thú cưng của Tuyết Nhi đã hoạt động ổn định gần 1 năm, lượng khách ngày càng đông với nguồn chủ yếu từ khách quen giới thiệu.
Yến Nhi cùng chồng chăm sóc, chải lông cho mèo. Ảnh: Trần Tuyên
"Chúng tôi nhận nhiều thú cưng nhất vào cuối tuần. Riêng dịp lễ, Tết, nhiều người có nhu cầu gửi thú cưng để tiện về quê, đi du lịch.
Dịch vụ này thường bao gồm việc lưu trú, chăm sóc, vệ sinh, tắm rửa và phục vụ ăn uống. Giá dao động từ vài chục cho đến vài trăm nghìn, tùy thuộc vào kích thước của thú cưng và nhu cầu của gia chủ", Nhi cho hay.
Cô gái trẻ Cần Thơ kể, trừ chi phí, mỗi tháng cơ sở cho thu nhập khoảng 20 triệu đồng. Số tiền kiếm được, Nhi tiếp tục đầu tư mua thiết bị như quạt thông gió, máy hút mùi, điều hoà, máy sưởi ấm... để hoàn thiện dịch vụ hơn.
Quá trình tiếp xúc ban đầu với thú cưng, nếu không có kinh nghiệm, rất dễ bị cắn, tấn công. Ảnh: Trần Tuyên
Nhìn vào những vết cào xước trên bàn tay, chủ cơ sở này chia sẻ thêm, cho thu nhập cao nhưng nghề này cũng đòi hỏi phải có năng khiếu, sự kiên trì cùng tình yêu thương động vật.
Cạnh đó là kỹ năng tiếp xúc, làm quen ban đầu với con vật cũng không kém phần quan trọng. Chó, mèo đến đây nhiều con rất dữ, người chăm sóc phải đối mặt với rủi ro như bị cắn, tấn công, nguy cơ mắc bệnh dại.
Cô gái trẻ dự kiến tăng số chuồng, mở thêm cơ sở trong năm tới. Ảnh: Trần Tuyên
Khi được hỏi về kinh nghiệm cho người mới khởi nghiệp, Tuyết Nhi hào hứng tâm sự: "Thu nhập là một động lực nhưng khi có sự kiên trì mới có thể gắn bó lâu dài với nghề. Tình yêu thương với động vật mới là điều tiên quyết mang lại uy tín, thành công cho những ai theo nghề".
Lượng khách ngày càng tăng, cô gái trẻ này dự tính sẽ tăng ô chuồng ở cơ sở hiện tại và trong năm tới sẽ mở thêm cơ sở mới.
Cô gái Tuyên Quang bỏ việc ngân hàng, đam mê làm điều chưa ai dám Từng là nhân viên ngân hàng, Thùy Dương bỏ nghề để khởi nghiệp với đam mê từ thời sinh viên: sáng tạo những chiếc bánh độc lạ, trong đó có bánh trung thu nhìn giống tượng gỗ. Cộng đồng người yêu bánh Trung thu 2 năm nay được chiêm ngưỡng bộ ảnh chụp những chiếc bánh nướng nhân đậu xanh có hình thù...