8 điểm show thực tế Squid Game khác với phim gốc: 1 game biến mất hoàn toàn, trò tách kẹo đường có gì lạ lẫm?
Squid Game: The Challenge – bản show thực tế của Trò chơi con mực được sản xuất bám sát những tình tiết trong phim.
Cách đây 2 năm, Squid Game trở thành “bom tấn” toàn cầu khi vừa lên sóng. Lượng người theo dõi các diễn viên trên mạng xã hội tăng theo cấp số nhân. Các trò chơi trong phim cũng trở thành trào lưu. Sức hút của phim Hàn đình đám còn lan rộng đến hiện tại khi phiên bản show thực tế của Squid Game ra đời.
Với tên gọi Squid Game: The Challenge, chương trình đang thu hút sự quan tâm của khán giả. Mặc dù “mượn ý tưởng” từ Trò chơi con mực, 5 tập phát sóng đầu tiên của show thực tế vẫn cho thấy “bản remake đặc biệt” này vẫn có nhiều điểm khác so với phim truyền hình.
Giải thưởng thấp hơn 8 lần nhưng vẫn là con số khủng
456 “thí sinh” của Squid Game: The Challenge cũng được treo thưởng khủng với số tiền 4,56 triệu USD (hơn 110 tỷ đồng). Dù ít hơn bản phim truyền hình (45,6 tỷ won tương đương khoảng 900 tỷ đồng) nhưng đây đã giải thưởng cao kỷ lục trong một show truyền hình thực tế. Ngoài những cá nhân thừa nhận đến chương trình trải nghiệm, rất nhiều người chơi cho biết đang sống trong nghèo khó, công việc bấp bênh. 110 tỷ đồng cũng đủ giúp thí sinh chiến thắng đổi đời.
Mỗi người chơi bị loại, 10 nghìn USD (hơn 242 triệu đồng) sẽ được bỏ vào quỹ
Không ai bị sát hại trong Squid Game: The Challenge
Tất nhiên, bản show thực tế sẽ được nhà sản xuất thực hiện lại một cách nhân văn hơn. Người giám sát không mang theo súng như trong phim. Người chơi cũng không phải trả giá bằng cả tính mạng. Thí sinh dừng chân bị bắn mực đen vào áo, nằm ngã ra sàn cứ như thật, hoặc đơn giản chỉ được đưa ra ngoài. Mặc dù vậy, những người tham gia show vẫn hết sức căng thẳng khi biết “sai một ly” có thể “đi luôn 110 tỷ đồng”, mất luôn cơ hội thành tỷ phú.
Người chơi phạm lỗi chỉ bị bắn mực đen, nhân văn hơn câu chuyện trên phim
Đập giấy không còn là “nút thắt” mở ra cuộc chiến sinh tồn Squid Game
Trong tập 1 Squid Game, “ông hoàng phòng vé” Lee Jung Jae đóng vai Ki Hoon – một con nợ bế tắc, xui xẻo đang trong tình trạng túng quẫn. Bất ngờ, Ki Hoon được tiếp cận bởi một người đàn ông lạ mặt (Gong Yoo) và thử thách chơi trò… đập giấy với mình. Mỗi lần Ki Hoon chiến thắng, người đàn ông lạ này sẽ đưa luôn cho anh 100.000 won (gần 2 triệu đồng). Tuy nhiên nếu thua, Ki Hoon sẽ bị ăn tát. Sau kha khá lần may rủi, người đàn ông này đưa cho Ki Hoon một số tiền, tặng kèm thêm danh thiếp, rủ rê Ki Hoon tham gia Squid Game – trò chơi sinh tử kinh hoàng với giải thưởng 45,6 tỷ won.
Trò đập giấy mở ra hành trình ở Squid Game
Tuy nhiên, ở Squid Game: The Challenge, trò đập giấy mãi đến tập 4 mới xuất hiện nhưng lại đóng vai trò ít quan trọng hơn. 2 người chơi trong “hội gganbu” (người đồng minh – PV) tình cờ vào bếp phát hiện 2 tấm thẻ đập giấy. Tưởng chừng kẻ thua phải ăn tát hay bị loại, luật chơi khiến cả hai thở phào khi người bại trận không hề hấn gì còn đối thủ chiến thắng nhận được phần thưởng là thanh socola.
Ở bản show thực tế, người chiến thắng nhận được thanh socola, kẻ thua cuộc cũng không hề hấn gì
Người chơi vẫn bỏ phiếu bầu nhưng mục đích khác hẳn phim
Sau trò Đèn đỏ, đèn xanh ở bản phim truyền hình, những người giám sát đã tổ chức một cuộc bỏ phiếu cho người chơi xem họ có muốn tiếp tục ở lại mạo hiểm với mạng sống của mình hay không.
Đến bản show thực tế, phần bỏ phiếu bầu này vẫn được nhà sản xuất giữ lại nhưng mục đích khác hẳn. Theo luật ở Squid Game: The Challenge, người chơi phải tiến hành bình chọn người bị loại. 3 người xui xẻo nhận số phiếu bầu nhiều nhất sẽ lập tức ra về.
Dàn người chơi bấm số bình chọn cho người phải ra về
Trò tách kẹo đường thêm luật mới
Ở Squid Game, có 4 biểu tượng hình tam giác, hình tròn, hình ngôi sao và hình chiếc ô. Người chơi sẽ phải chọn 1 trong 4 hình. Sau đó họ sẽ được nhận 1 hộp kẹo được nấu chảy bằng đường, bên trong có hình biểu tượng mà họ chọn.
Người chơi tham gia Squid Game: The Challenge đã học được mánh khóe vượt ải tách kẹo đường từ phim là phải né hình dáng khó nhất – chiếc ô. Đây cũng là lý do nhà sản xuất show thực tế thêm luật mới vào game lần này.
Đầu tiên, người giám sát yêu cầu thí sinh chia thành 4 nhóm. 4 người đứng đầu hàng phải bước vào căn phòng chọn hình dáng kẹo đường cho cả đội: hình tròn, tam giác, ngôi sao hoặc chiếc ô. Tất nhiên, người đại diện phải né chiếc ô bằng mọi giá nếu không muốn trở thành “tội đồ” của các thành viên trong nhóm. Họ có 2 phút để thống nhất với nhau, nếu không quyết định được, cả 4 sẽ bị loại và cứ thế 4 người đầu hàng tiếp theo sẽ vào thay thế. Quá trình này được lặp lại cho đến khi tất cả đều thống nhất ý kiến.
Luật mới khiến trận đấu thêm căng thẳng
Chàng trai bị nhiều người xem là kẻ thù khi chọn kẹo đường hình chiếc ô. Anh bất chấp chọn hình dáng khó vì không muốn bản thân bị loại
Trò kéo co được thay thế bằng tàu chiến
Ở Squid Game, trò kéo co trên một tòa tháp với độ cao đủ để chết người khiến khán giả vô cùng hồi hộp. Tuy nhiên, đến bản show thực tế, thử thách này lại bị đổi và thay vào đó là game tàu chiến.
Theo đó, mỗi đội cử ra đội trưởng và đội phó có quyền quyết định vị trí đứng của các thành viên, sắp xếp thành con tàu 2 – 5 người. Nếu bị nhóm đối thủ “bắn hạ” cả 2 tàu, đội trưởng – đội phó và những người bị nhắm trúng sẽ lập tức thua cuộc.
Trò kéo co ở bản phim…
… được thay thế bằng trò tàu chiến thú vị trên show thực tế
Nhiều bài kiểm tra phụ xuất hiện
Ngoài những thử thách chính như trong phim, giữa các phần thi bản show thực tế cũng xuất hiện nhiều “bài kiểm tra” phụ, cho người chơi quyền lợi hay quyền loại đối thủ. Đây là một cách để nhẹ nhàng “tiễn” đối thủ ra về, đồng thời nâng cao tính giải trí của chương trình.
Điển hình, trong Squid Game: The Challenge, ekip đặt một chiếc điện thoại giữa trường quay. Người nghe điện thoại lần đầu được thưởng một bữa ăn hoành tráng. Tuy nhiên, người nghe điện thoại lần 2 lại bị loại nếu không dụ dỗ được thí sinh khác đến nhấc máy “thế mạng”.
Người chơi nghe điện thoại đón nhận những đề bài khác nhau
Không có “trùm cuối” đằng sau Squid Game: The Challenge
Tại Squid Game, dàn khách V.I.P là các tỷ phú đeo mặt nạ động vật mạ vàng, tới đảo để hưởng lạc và chứng kiến nhóm nhân vật chính cạnh tranh sinh tồn. Ở cuối phim, người chơi 001 – Oh II Nam đã lộ thân phận là “trùm cuối”. Ông thực chất là một đại gia giàu có, đứng sau tổ chức để tìm người hưởng 45,6 tỷ won. Tuy nhiên, ở bản show thực tế lại không có bất kỳ kẻ chủ mưu nào, mọi thí sinh đều dựa vào may rủi, có đồng đều cơ hội giành tiền thưởng khủng khi vượt qua các vòng thi và các bài kiểm tra phụ.
Squid Game bản show thực tế không có “trùm cuối” hay các V.I.P như trong phim
Phát hiện 2 người chơi gốc Việt tham gia Squid Game bản gameshow thực tế: 1 nhân tố có profile cực khủng
Nhiều nhân tố nổi bật xuất hiện trong Squid Game: The Challenge thu hút sự chú ý của khán giả, trong đó có 2 người chơi gốc Việt.
Squid Game: The Challenge - chương trình thực tế mượn format của Trò Chơi Con Mực đang "gây sốt" trên MXH sau khi phát sóng vào 22/11 vừa qua. Trong 5 tập đầu tiên, dàn người chơi nổi bật, có nhiều thời lượng lên hình bắt đầu nhận được sự chú ý của khán giả. Theo dõi show sinh tồn mới toanh, netizen còn phát hiện ra 2 thí sinh gốc Việt trong cuộc chiến giành giải thưởng 4,56 triệu USD (hơn 110 tỷ đồng).
Trailer Squid Game: The Challenge
Người chơi 330 - Kien Vuu là bác sĩ gốc Việt, đến Mỹ từ khi còn bé. Trong chương trình, anh đã tận dụng kiến thức y học của mình để tạo sự kết nối, giúp những người chơi còn lại có thể thư giãn trong môi trường cực căng thẳng. Ở một thử thách buộc thí sinh phải chọn 3 người bị loại, anh đứng ra vận động mọi người tìm giải pháp, hợp tác cùng nhau. Tuy nhiên, dàn đối thủ còn lại không thích ý kiến này. Cũng từ đây, Kien Vuu thành mục tiêu bị người chơi khác nhắm đến và bị loại ngay sau đó.
Bác sĩ Kien Vuu - người chơi 330
Ngoài đời, Kien Vuu lại là chuyên gia, diễn giả y tế vô cùng tài giỏi. Bác sĩ mang số 330 đã lấy bằng Tiến sĩ Y khoa từ năm 2006. Người đàn ông 44 tuổi này từng có khoảng thời gian làm việc tại Viện Y khoa Howard Hughes - nơi có 298 nhà khoa học xuất sắc được tuyển chọn từ khắp nước Mỹ.
Bác sĩ Kien Vuu sở hữu profile khủng, ngoài đời anh là diễn giả - chuyên gia y tế
Một người chơi đang được cho là nhân tố gốc Việt khác là người chơi số 287 tên Mai - thẩm phán 55 tuổi có sở thích du lịch. Chiến lược của bà trong chương trình chính là chọn các liên minh có lợi, dễ dàng hợp tác và trụ lại đến cuối cùng. Bà cho biết nếu giành giải thưởng khủng sẽ tìm ngay một ngôi nhà để nghỉ hưu.
Trong 5 tập đầu tiên của Squid Game: The Challenge, Mai chưa lên sóng nhiều như những người chơi khác. Ở tập 5, bà là một trong 5 người xung phong nhận nhiệm vụ làm việc vặt để thí sinh được thết đãi một bữa ăn hoành tráng. Vị thẩm phán 55 tuổi vô cùng niềm nở, nhận được sự yêu mến của những người chơi khác.
Mai chưa được lên sóng nhiều như người chơi khác. Tuy nhiên, bà vẫn đang trụ lại ở tập 5
Mai nhận được sự yêu quý của dàn thí sinh khác
'Trò chơi con mực' bản đời thực có đảm bảo an toàn cho thí sinh? Chương trình truyền hình thực tế dựa trên bộ phim đình đám Trò chơi con mực chính thức được Netflix khởi động với cái tên Squid Game: The Challenge. Thông tin về việc nhiều thí sinh bị thương nặng tại buổi ghi hình gần đây khiến nhiều người quan ngại. Sau thành công mang tính toàn cầu của phim Trò chơi con mực,...