6 điểm dừng chân khi đến Cam Túc, Trung Quốc
Là tỉnh ở phía Tây Bắc của Trung Quốc, Cam Túc là một trong những điểm đến hút khách tại quốc gia này. Ở Cam Túc, du khách có thể khám phá sa mạc hoang vu, ngắm thảo nguyên và cả những hồ nước xanh biếc.
Từng nằm trên trục đường “Con đường tơ lụa” ngày xưa, cùng các thành quách, ốc đảo, sa mạc… Cam Túc là địa danh nổi tiếng không chỉ với người Trung Quốc, mà còn cả với những ai đam mê tìm hiểu văn hóa, lịch sử. Dưới đây là những điểm tham quan mà du khách có thể ghé thăm khi đến vùng đất này.
Ảnh: Nguyễn Quốc Thái
Hang Mạc Cao là điểm nổi tiếng bậc nhất huyện Đôn Hoàng – nằm ở phía Tây tỉnh Cam Túc, mà du khách nên dành thời gian ghé thăm. Người ta cho xây nhiều hang trong thời Đường để thờ cúng Phật, gia hộ độ trì cho các đoàn thương nhân trên “Con đường tơ lụa”. Các hang bây giờ được chính quyền Trung Quốc bảo vệ nghiêm ngặt và là di sản văn hóa được UNESCO công nhận.
Ảnh: Nguyễn Quốc Thái
Khu bảo tồn Hang Mạc Cao chia thành hai khu. Một khu bảo tàng, lưu niệm và một khu di tích chính với hơn 700 hang. Hiện tại, chỉ có khoảng 80 hang được mở cửa tham quan. Số lượng hang và số hang được mở cửa sẽ thay đổi tùy thuộc vào ban quản lý di tích.
Nguyệt Nha Tuyền – “ốc đảo” giữa sa mạc
Ảnh: Nguyễn Quốc Thái
Nguyệt Nha Tuyền là một hồ nước tự nhiên hình bán nguyệt – được bao bọc bởi sa mạc Gobi khoảng 2000 năm nay, cách thành phố Đôn Hoàng khoảng 5km về phía Tây nam.
Ảnh: Nguyễn Quốc Thái
Video đang HOT
Trong khu vực này có rất rất nhiều hoạt động cho du khách tham gia, từ trượt cát, đi trực thăng trên sa mạc, dù lượn cho tới cưỡi lạc đà.
Ảnh: Nguyễn Quốc Thái
Ảnh: Nguyễn Quốc Thái
Du khách nên tới đây vào buổi chiều thay vì sáng. Tầm 17:00 đến 18:00 là hợp lý vì lúc này trời đã bớt nóng hơn, có thể đón hoàng hôn và chụp ảnh Nguyệt Nha Tuyền đẹp lung linh vào buổi tối.
Ảnh: Nguyễn Quốc Thái
Phim trường Đôn Hoàng
Ảnh: Nguyễn Quốc Thái
Bên trong phim trường các cảnh nhân tạo để chụp ảnh và quay phim với khung cảnh ấn tượng, đậm nét cổ trang. Phim trường Đôn Hoàng có rất nhiều khu, như khu thành cổ Đôn Hoàng, khu tượng Phật, khu Tử Cấm Thành…
Ảnh: Nguyễn Quốc Thái
Với cảnh quan độc đáo, nơi đây cũng là phim trường của hơn 20 bộ phim điện ảnh truyền hình trong ngoài nước, bao gồm cả những bộ phim bom tấn của Hollywood như Chiến hạm, Kiếm rồng, Vua Kungfu…
Gia Dục Quan – điểm khởi đầu của Vạn Lý Trường Thành
Ảnh: Nguyễn Quốc Thái
Với lịch sử hơn 600 năm, đây là điểm khởi đầu phía Tây của công trình Vạn Lý Trường Thành đời nhà Minh. Ngoài tác dụng phòng thủ, cửa ải này còn là một trạm dừng quan trọng của “Con đường tơ lụa” huyền thoại, kết nối Trung Quốc với các nước Tây và Trung Á.
Ảnh: Nguyễn Quốc Thái
Đặc điểm nổi bật của Trường Thành nơi đây là gần như được xây dựng bằng đất nhưng vẫn rất kiên cố.
Địa mạo Đan Hà
Ảnh: Nguyễn Quốc Thái
Địa mạo Đan Hà nằm ở thành phố Trương Dịch, cách Gia Dục Quan khoảng 250km về phía Nam. Nhờ địa hình độc đáo, nơi đây luôn trong top thắng cảnh Trung Quốc đáng đến và được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Ảnh: Nguyễn Quốc Thái
Những dãy núi trùng điệp tại Đan Hà có nhiều màu sắc, từ màu lục, đỏ, cam, xanh… kéo dài hàng chục km, gây ấn tượng với du khách tham quan.
Ảnh: Nguyễn Quốc Thái
Một trong các hoạt động mà du khách có thể trải nghiệm khi đến Đôn Hoàng là đi chợ đêm Sa Châu. Chợ không quá to nhưng bán đủ các loại vật phẩm, quà lưu niệm, túi xách, hoa quả khô, hạt khô, nước ép đào và những thứ đặc sản của Đôn Hoàng.
Đổi 'rùa vàng' lấy 1 triệu đồng, ngư dân khóc ròng khi biết giá trị thực 660 tỷ
'Con rùa vàng' mà ngư dân nhặt được hóa ra lại có giá trị vô cùng lớn.
Vào những năm 1980, Lưu Định Toàn, ngư dân sống ở xã Quan Âm Kiều, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc ra bờ Bắc sông Gia Lăng bắt cá. Thấy có ánh sáng lấp lánh dưới sông, sau một lúc mò tìm, anh ta tìm ra đồ vật phát ra ánh sáng.
Sau khi rửa sạch, anh nhận ra đó là "con rùa nhỏ". Nó là cục vàng hình vuông với con rùa bên trên. Lưu Định Toàn đem vật này về nhà.
Ngư dân vô tình tìm thấy "con rùa" bằng vàng. (Ảnh: Sohu)
Câu chuyện nhặt được vàng dưới sông của Lưu Định Toàn lan truyền khắp xã. Nhiều người cũng tìm đến bờ sông để mò vàng, khiến bờ sông vốn yên tĩnh ngày nào nay vô cùng huyên náo. Cuối cùng, chính quyền địa phương phải vào cuộc để giải tán nhóm người.
Các nhà quản lý đã mời chuyên gia ở Cục Di tích Văn hóa địa phương xuống để xác minh thông tin. Chuyên gia khảo cổ đến nhà Lưu Định Toàn và bày tỏ ý định muốn kiểm tra thứ anh ta nhặt được. Lưu Định Toàn không hề giấu giếm mà rất nhanh chóng đem thứ đó ra. Vừa nhìn thấy cục vàng nọ, các chuyên gia thốt lên "đây là một món bảo vật quý hiếm".
Hóa ra, đây là chiếc ấn bằng vàng có giá trị hơn 660 tỷ đồng. (Ảnh: Sohu)
Các chuyên gia thuyết phục Lưu Định Toàn rằng nếu nhặt được di vật văn hóa mà không giao nộp là bất hợp pháp. Lưu Định Toàn đồng ý bàn giao món cổ vật này cho các chuyên gia. Sau đó, họ trao cho người ngư dân này món tiền thưởng 350 NDT (gần 1,2 triệu đồng) cùng một bằng khen cho người dân có công trong việc bảo vệ các di tích văn hóa.
Căn cứ vào năm ký tự "Thiên tướng quân ấn chương" được khắc ở dưới đáy của ấn, chuyên gia cho rằng di tích văn hóa này là ấn tướng thời Tây Hán. Các món cổ vật, đặc biệt là ấn vàng thời Tây Hán có giá trị rất cao trên thị trường đồ cổ.
Với một món đồ giá trị lịch sử cao như vậy, ấn rùa vàng này ước tính giá khoảng 200 triệu NDT (khoảng 660 tỷ đồng).
Vừa hay tin này, Lưu Định Toàn khóc ròng vì không ngờ mình tìm thấy món bảo vật giá trị như vậy nhưng đáng tiếc không thể bán.
Phát hiện kho chứa 'bom sấm sét' thời Minh ở Vạn Lý Trường Thành 59 hiện vật vừa được tìm thấy bên Vạn Lý Trường Thành là phiên bản đá của bom sấm sét thời nhà Minh, là loại vũ khí chứa thuốc súng nguy hiểm được binh sĩ dùng như lựu đạn. 59 khối cầu bằng đá chứa thuốc súng bên trong có hình dạng y hệt những quả "bom sấm sét" nổi tiếng có vỏ...