6 cựu nhân viên HTC tiết lộ bí mật và tham ô 1,1 triệu USD
Với tội danh tiết lộ bí mật công ty, nhận hối lộ, nhóm cựu nhân viên của HTC có thể đối diện với án phạt tù lên đến 10 năm và phạt tiền lên đến 1,6 triệu USD.
Theo Wall Street Journal, Thomas Chien, nguyên Phó chủ tịch thiết kế của HTC bị cáo buộc về tội tiết lộ thiết kế giao diện sắp ra mắt trên smartphone. Các công tố viên tại Đài Bắc (Đài Loan) cho biết, ông Chien và một số cá nhân chưa xác định danh tính tại Bắc Kinh (Trung Quốc) đã lên kế hoạch thành lập công ty riêng.
Ông Chien và năm nhân viên khác của HTC cũng bị cáo buộc đã kiếm được 1,1 triệu USD thông qua việc làm sai lệch chi phí và nhận hối lộ từ các đối tác. Các công tố viên cho biết, ba đối tác (chưa thông báo danh tính) bắt tay với nhân viên của HTC sẽ bị truy tố cùng tội danh.
Video đang HOT
Theo luật sửa đổi của Đài Loan, với tội danh vi phạm bí mật thương mại, nhóm nhân viên của HTC có thể đối diện với án phạt tù lên đến 10 năm và bị phạt tiền từ 100.000 đến 1,6 triệu USD. Tuy nhiên, với số tiền 1,1 triệu USD bất chính kiếm được, mức phạt có thể tăng gấp 10 lần.
Theo VNE
Mỹ chỉ trích Trung Quốc về nạn gián điệp thương mại
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) hôm 1.5 lên tiếng chỉ trích chính phủ Trung Quốc là đã không ngăn được sự gia tăng về số vụ ăn cắp bí mật thương mại của Mỹ.
"Không chỉ liên tục xảy ra những vụ đánh cắp trong lòng Trung Quốc, mà còn xảy ra tràn lan bên ngoài Trung Quốc với mục tiêu làm lợi cho chính nước này", Reuters trích dẫn báo cáo thường niên của USTR, đánh giá về các quốc gia mà bản quyền sáng chế của Mỹ bị xâm phạm nhiều nhất.
Mỹ nói chính phủ Trung Quốc thất bại trong việc ngăn chặn nạn đánh cắp bí mật thương mại - Ảnh minh họa Reuters
"Mỹ kêu gọi chính phủ Trung Quốc nên có những biện pháp nghiêm ngặt để ngưng vấn nạn này và ngăn không để xảy ra những vụ việc tương tự tiếp tục xảy ra trong tương lai bằng cách điều tra và khởi tố các vụ đánh cắp bí mật thương mại", USTR cho hay.
Trong số các tập đoàn Mỹ từng là nạn nhân của nạn gián điệp thương mại, có các tên tuổi lớn như General Motors, Ford, DuPont, Dow Chemical, Motorola, Boeing và Cargill, theo Reuters.
Công ty bị rò rỉ bí mật thương mại sẽ thấy các khoản đầu tư dành cho nghiên cứu phát triển không đem lại kết quả gì, mất thị phần và lợi thế cạnh tranh vì gián điệp thương mại, USTR cho biết.
Các vụ đánh cắp bí mật thương mại có thể được tiến hành thông qua các cuộc tấn công mạng hay theo cách thức "cổ điển" là một nhân viên phản phúc trộm bí mật của công ty mình đang đầu quân, rồi bán cho công ty đối thủ.
Chính quyền Obama hồi tháng 2 đã đưa ra một chiến lược để vạch trần vấn nạn này, chẳng hạn như việc để cho USTR công bố báo cáo nói trên và liên kết với các quốc gia có cùng quyết tâm xóa bỏ nạn đánh cắp bí mật thương mại.
Mặc dù các quan chức chính phủ Mỹ khẳng định chiến lược kể trên không nhằm vào quốc gia cụ thể nào, nhưng một báo cáo của Nhà Trắng đã liệt kê 17 vụ trộm bí mật thương mại được cho là do các công ty và cá nhân Trung Quốc tiến hành kể từ năm 2010.
Con số này vượt xa số lượng các vụ của các công ty tại các quốc gia khác, theo Reuters.
Theo vietbao
Trung Quốc đổ tiền vào hàng không, vũ trụ Các quỹ đầu tư của Trung Quốc đang tung tiền mua cổ phần hoặc mua đứt các hãng công nghệ cao khắp thế giới, khiến người Mỹ và châu Âu thấy tiến thoái lưỡng nan trước nguồn tài chính kếch xù từ ông khách giàu có này. Khi giám đốc điều hành của hãng Airbus tìm kiếm vị trí để xây dựng một...