5 sai lầm phổ biến của mẹ khi dùng bỉm cho con
Bỉm là đồ dùng sơ sinh rất thông thường mà tưởng như không ai không biết dùng, tuy nhiên chưa chắc đã dùng đúng.
Thời tiết trở lạnh là lúc các mẹ thi nhau đi mua bỉm, tã về cho con dùng. Đóng bỉm mùa lạnh một phần giúp con ấm hơn và tránh không để con làm bẩn giường chiếu. Tưởng chừng như đây là một công việc đơn giản, nhưng không ít các bà mẹ đã vi phạm một số điều cấm khi dùng bỉm cho con. Chính vì sự chủ quan, thiếu hiểu biết cộng thêm việc tiết kiệm mù quáng của mẹ đã vô tình khiến con chịu bệnh.
Dưới đây là một số sai lầm khi dùng bỉm cho trẻ mà các mẹ thường mắc và tự hỏi xem liệu mình đang có phải là người mẹ thiếu hiểu biết hay không.
1. Mua bỉm trần cho con dùng
Trong mùa lạnh, đóng bỉm cho con là sự lựa chọn được nhiều bà mẹ tin dùng. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một nhiều của các bà mẹ, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bỉm, tã giấy với nhiều loại sản phẩm trong nước và nhập khẩu. Bên cạnh đó, ngoài những sản phẩm chính hãng thì còn có sự hiện diện của nhiều loại không rõ nguồn gốc xuất xứ, không hạn sử dụng, nhập nhèm về chất lượng.
Trong đó các sản phẩm bỉm “vô danh” thì bỉm trần được nhiều mẹ tin tưởng và lựa chọn. Với tâm lý ham rẻ, nhiều chị em đã đổ xô đi tìm mua ở các đại lý, các gian hàng online mà không cần biết xuất xứ, nguồn gốc cũng như chất lượng của sản phẩm. Việc các mẹ lựa chọn các sản phẩm bỉm trần với hi vọng tiết kiệm một khoản cho gia đình nhưng lại vô tình làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của trẻ, hay nói cách khác là các mẹ đang bán sức khỏe của con cho những miếng bỉm vô danh.
Việc các mẹ lựa chọn các sản phẩm bỉm trần với hi vọng tiết kiệm một khoản cho gia đình nhưng lại vô tình làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của trẻ (Ảnh minh họa)
Các mẹ ham rẻ cần biết rằng việc sử dụng những sản phẩm kém chất lượng có thể khiến con mắc nhiều loại bệnh. Nhẹ thì nổi mẩn, ngứa ngáy, kích ứng da. Nặng thì viêm loét mãn tính, truyền bệnh ngược từ bên ngoài vào trong cơ thể, gây vô sinh, bệnh lâu ngày phát triển thành ung thư da, viêm nhiễm nặng cơ quan sinh dục.
2. Cho con mặc bỉm cả ngày
Nhiều bà mẹ vẫn sẵn sàng cho con mặc 24/24, vì nghĩ rằng việc đó sẽ tiện lợi và giúp trẻ có thể thoải mái hoạt động cả ngày. Điều này rất nguy hiểm vì bỉm để lâu có thể gây tổn hại đến sức khỏe và làn da của bé. Mặc bỉm quá lâu không những khiến trẻ cảm thấy bức bối, dễ bị hăm. Trẻ đóng bỉm suốt ngày bị dính nước tiểu dễ bị lở loét, ảnh hưởng xấu tới da và sức khỏe.
Cho trẻ dùng bỉm cả ngày hoặc trong thời gian dài sẽ gây cho trẻ một thói quen xấu là nếu buồn thì cứ bài tiết tự động trong bỉm. Nếu vấn đề này kéo dài dần dần trẻ sẽ mất phản xạ gọi để báo cho cha mẹ lúc cần đi khi đã biết nói. Kết quả là trẻ có thể đi tiểu không kiểm soát được hoặc hay bị tè dầm khi lớn.
Đặc biệt, việc dùng bỉm thường xuyên kéo dài ở bé trai còn gây hại cho tinh hoàn. Đeo bỉm thường bị kín hơi, lại bó sát vào cơ thể trẻ, dễ làm cho nhiệt độ tăng lên, trong khi đó nhiệt độ thích hợp nhất cho tinh hoàn bé trai là vào khoảng 34 độ C. Khi nhiệt độ tăng lên tới 37 độ C và nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến tinh hoàn trong việc sản xuất tinh trùng sau này.
3. Chọn bỉm không đúng kích cỡ
Sản phẩm bỉm vô cùng đa dạng từ chủng loại, màu sắc, họa tiết… Tiêu chuẩn chọn bỉm cho bé dựa vào: lứa tuổi, kích cỡ, cơ địa. Do đó, khi đi mua bỉm các bà mẹ nên nhớ, trên bao bì của mỗi bịch bỉm đều có ghi size bỉm tương ứng với mức cân nặng của trẻ. Có nhiều bà mẹ suy nghĩ cho con mặc bỉm size rộng thì trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Hoặc cho con mặc bỉm quá chặt để nước tiểu không chảy ra ngoài. Tuy nhiên việc mặc bỉm quá rộng hoặc quá chật là một sai lầm khi dùng bỉm cho trẻ.
Video đang HOT
Khi đi mua bỉm các bà mẹ nên nhớ, trên bao bì của mỗi bịch bỉm đều có ghi size bỉm tương ứng với mức cân nặng của trẻ (Ảnh minh họa)
Khi mặc bỉm size lớn, bỉm sẽ không ôm khít được háng bé khiến cho nước tiểu có thể tràn ra ngoài. Còn nếu mặc bỉm size nhỏ, điều này sẽ khiến trẻ không thoải mái và khó chịu. Vì vậy, để tiện lợi và an toàn nhất cho trẻ, mẹ nên chọn loại theo đúng lứa tuổi, cân nặng của trẻ. Tuyệt đối không mua size to để tái sử dụng. Cùng một thời điểm không mua quá nhiều bỉm, vì trẻ con thường lớn rất nhanh.
4. Đóng bỉm sai cách
Với các mẹ thiếu kinh nghiệm, lần đầu đóng bỉm cho con vẫn còn lóng ngóng và chưa thành thạo nên không tránh khỏi việc đóng bỉm sai cách cho con. Các mẹ cần biết, với bé trai và gái thì cần có cách đóng bỉm khác nhau.
Đóng bỉm cho bé trai: Các mẹ nhớ chú ý vùng kín của con khi đóng bỉm. Với các bé trai, khi đóng bỉm mẹ hãy để bộ phận sinh dục của con chúi xuống để khi đi tiểu, nước tiểu sẽ không bị trào ra ngoài. Ngoài ra, các bé trai thường bị ướt ở phần trước của tã nên khi mua, mẹ nên lựa chọn loại bỉm có lớp lót phụ thêm ở phía trước.
Đóng bỉm cho bé gái: Đặc điểm của các bé gái khi đi tiểu thường ướt ở giữa hoặc phía sau của tã nên mẹ cần chọn loại bỉm có độ dày tập trung ở vị trí con có thể tiểu nhiều nhất.
5. Không chịu thay bỉm thường xuyên cho con
Có nhiều mẹ thiếu kinh nghiệm, chờ tã giấy đã thấm sũng rồi mới thay cho bé, nó vô tình tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn phát sinh, gây hại cho làn da của bé. Nếu bé mới sinh, mẹ có thể thay tã cho bé sau 2 tới 3 giờ đồng hồ. Còn nếu dùng tã quấn thì có thể để từ 3 tới 4 tiếng.
Trên đây là một số sai lầm khi dùng bỉm cho trẻ mà các mẹ hay mắc phải. Các thiên thần nhỏ của chúng ta còn quá bé để có thể tự lên tiếng tự lựa chọn sản phẩm ưa thích của bản thân mình. Trong hoàn cảnh đó, sức khỏe và sự thoải mái của các bé hoàn toàn phụ thuộc vào sở thích, niềm tin, sự lựa chọn, kinh nghiệm và vốn hiểu biết của bố mẹ. Chính vì vậy, các mẹ trước khi đưa ra một quyết định gì hãy chú ý và quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và độ an toàn của trẻ.
Theo Khampha
Thực phẩm CẤM kết hợp khi nấu cháo cho bé
Nhiều thực phẩm nếu mẹ kết hợp với nhau khi nấu cháo sẽ khiến bé ăn hoài không lớn.
Khi nấu cháo cho bé, không phải tất cả loại thực phẩm nào cũng có thể chế biến cùng nhau. Chỉ cần sơ suất một chút cũng cũng có thể gay ra những vấn đề cho sức khỏe. Dưới đây là những cặp thực phẩm không nên nấu cháo cùng nhau:
1. Óc lợn với lòng đỏ trứng gà
Hàm lượng cholesterol sẽ tăng cao nếu nấu chung óc lợn với lòng đỏ trứng gà. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
2. Thịt lợn nấu chung với thịt bò
Theo Đông y, thịt bò có tính ôn còn thịt lợn có tình hàn. Vì vậy, hai loại thịt này kị nhau. Các giá trị dinh dưỡng cần thiết của cả hai loại thịt sẽ không còn nếu các mẹ dùng cả thịt lợn và thịt bò nấu chung trong một bát cháo của con.
Theo Đông y, thịt bò có tính ôn còn thịt lợn có tình hàn, vì vậy, hai loại thịt này kị nhau (Ảnh minh họa)
3. Thịt cùng đậu nành
Trong thịt và đậu nành đều chứa rất nhiều đạm, hàm lượng đạm sẽ tăng lên nên nếu nấu chung trong một bát cháo. Nếu mẹ không muốn bé bị ảnh hưởng đến tiêu hóa thì không nên cho bé ăn cháo thịt đậu nành.
4. Cà rốt với củ cải
Hàm lượng lượng vitamin C có trong củ cải sẽ bị các enzyme trong carrot phá hủy. Bởi thế, bé sẽ không thể hấp thụ hết lượng vitamin C, gây ảnh hửng xấu đến làn da của bé.
Khi kết hợp 2 loại thực phẩm này sẽ gây ảnh hửng xấu đến làn da của bé (Ảnh minh họa)
5. Thịt bò với lươn
Nếu mẹ nấu cháo lươn cho thêm cả thịt bò, sẽ dễ khiên cho bé bị rối loạn tiêu hóa bởi hai loại thực phẩm này khắc nhau.
6. Thịt gà với cá chép
Cũng là hai loại thực phẩm kị nhau, nếu nấu chung chúng trong một bát cháo, bé sẽ bị nổi mụn nhọt, đầy bụng.
7. Đỗ đen với thịt bò
Khi nấu cùng đỗ đen, chất sắt có trong thịt bò sẽ bị mất đi. Vì vậy, bé sẽ khó mà hấp thu được lượng sắt có trong thịt bò. Bên cạnh đó, ngay sau khi ăn thịt bò, mẹ cũng nên để khoảng 2 tiếng rồi mới cho bé ăn thêm chè đỗ đen nếu bé muốn.
8. Thịt bò cùng hải sản
Do chất phôt pho có trong thịt bò sẽ bị kết tủa với canxi có trong hải sản. Vì vậy mẹ không nên nấu cháo chung thịt bò và hải sản nếu không muốn cơ thể bé bị chậm hấp thu canxi.
Ngoài ra còn một số thực phẩm kị nhau không tốt cho sức khỏe của bé như:
- Chocolate với sữa
Chocolate chứa axit oxalic còn sữa lại chứa nhiều protein và canxi còn. Khi cho trẻ ăn hai thứ này trộn với nhau, axit oxalic sẽ kết hợp với canxi và tạo ra canxi oxalate không tan trong nước. Trẻ ăn phải có thể gây bệnh tiêu chảy, khô tóc hoặc các triệu chúng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
- Nước hoa quả chua kị sữa bò
Trong sữa bò chứa nhiều protein, trong đó 80% là các chất cazeine. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Nếu trẻ uống lâu dài sẽ rất mắc bệnh khó thở, tím tái và có nguy cơ khiến bé tử vong. Chính vì thế, các mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ uống hoa quả cùng với sữa bò.
Uống hoa quả cùng với sữa bò làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ (Ảnh minh họa)
- Cải bó xôi và tôm
Trong cải bó xôi là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit Phytic. Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quả là canxi chẳng được hấp thụ vào cơ thể bé mà thậm chí vì lý do sức khỏe, cơ thể trẻ sẽ còn "trục xuất" các hợp chất muối mới này dưới hình thức chất thải.
- Mật ong kị nước đun sôi
Mật ong là một trong những loại thưc phẩm tự nhiên rất tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ và còn điều trị được nhiều căn bệnh khác. Mật ong có hàm lượng vitamin, enzyme, và khoáng chất phong phú. Khi uống mật ông chung với nước ấm có thể tăng cường sức đề kháng cho trẻ rất tốt. Nhưng các mẹ nên nhớ nếu pha mật ong với nước đun sôi lại không hề tốt cho sức khỏe của trẻ.
- Khoai tây/ khoai lang kị cà chua
Trong cà chua có chứa nhiều chất toan, khoai lang và khoai tây là những thực phẩm no lâu, khi ăn các thực phẩm này cùng với nhau sẽ khiến dạ dày của trẻ khó tiêu hóa. Cà chua xào nấu cùng khoai lang hoặc khoai tây rất nguy hại cho sức khỏe của trẻ, chính vì vậy các bà mẹ nên lưu ý không nên cho trẻ ăn khoai tây/khoai lang cùng với cà chua.
- Gan động vật với cà rốt, rau cần
Tuyệt đối không dùng cà rốt, rau cần xào nấu chung với gan động vật hoặc ăn loại rau, củ này sau khi đã ăn gan động vật. Lý do là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt trong cơ thể của trẻ.
Khi chọn nguyên liệu nấu cháo cho bé, các mẹ cần lưu ý và tránh chọn phải những cặp thực phẩm khiến con ăn hoài không lớn.
Theo Khám Phá
Điều mẹ phải biết khi cho con bú Ngay cả khi bé trớ một chút sữa sau khi bú, bạn vẫn nên để bé tiếp tục bú cho đến khi nào tự bản thân bé muốn dừng lại. Điều mẹ phải biết khi cho con bú. Cho bé bú đúng cách Cho bú không đúng cách là một trong những vấn đề phổ biến nhất khi cho bé bú. Điều bạn...